fbpx
Benh-hau-san-la-gi
Nguyen-ngoc-huyen-tram

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huyền Trâm

✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, cơ thể người phụ nữ phải đối mặt với nhiều thay đổi lớn, nhất là trong khoảng thời gian 6 tuần đầu sau sinh. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì sức khỏe của người mẹ có thể gặp phải nhiều vấn đề sau sinh nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy bệnh hậu sản là gì? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay nhé!

Bệnh hậu sản là gì?

Hậu sản là giai đoạn phụ nữ trải qua sau khi sinh, thường kéo dài khoảng 6 tuần. Trong thời gian này, các cơ quan sinh dục dần trở lại trạng thái bình thường như trước khi mang thai, trừ tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để sản xuất sữa. Nếu trong giai đoạn này họ không được chăm sóc đúng cách có thể gặp phải một số bệnh lý, gọi là bệnh hậu sản.

Các bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến thể chất như suy nhược, sụt cân, làm suy giảm sức đề kháng và gây kiệt sức, suy dinh dưỡng,…mà còn ảnh hưởng đến tâm lý. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn sữa mẹ và sự phát triển của bé.

Do đó, thời kỳ hậu sản không chỉ là khoảng thời gian phục hồi của sản phụ mà còn là giai đoạn quan trọng cần được chăm sóc đặc biệt, để đảm bảo người mẹ khỏe mạnh và có thể chăm sóc con một cách tốt nhất.

Benh-hau-san-la-gi
Bệnh hậu sản là gì?

Do đó, thời kỳ hậu sản không chỉ là khoảng thời gian phục hồi của sản phụ mà còn là giai đoạn quan trọng cần được chăm sóc đặc biệt, để đảm bảo người mẹ khỏe mạnh và có thể chăm sóc con một cách tốt nhất.

Đọc thêm: Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết? Cách tống sản dịch sau sinh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản là gì?

Rất nhiều phụ nữ sau sinh thường không hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng hậu sản là gì. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hậu sản phổ biến:

  • Chăm sóc sức khỏe kém trước sinh: Thai phụ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và không có chế độ chăm sóc sức khỏe tốt, dẫn đến suy nhược và thể lực yếu.
  • Căng thẳng và mệt mỏi trước sinh: Căng thẳng kéo dài và không hấp thu đủ dinh dưỡng khiến cơ thể kiệt sức, suy nhược, gia tăng nguy cơ mắc bệnh hậu sản.
  • Áp lực sau sinh: Việc chăm sóc con nhỏ gây ra nhiều căng thẳng và mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người mẹ.
  • Không kiêng cữ sau sinh: Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ cần thời gian hồi phục (thường khoảng 6 tuần). Việc không kiêng cữ đúng cách hoặc gần gũi chồng quá sớm có thể gây tổn thương cho cơ quan sinh dục, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đọc thêm: Mẹ sau sinh còn sản dịch có xông vùng kín được không?

Các bệnh lý thường gặp trong thời kỳ hậu sản

Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến trong giai đoạn hậu sản mà các bà mẹ cần lưu ý để nhận biết và điều trị kịp thời:

1. Cơn đau tử cung: 

Sau sinh, tử cung của phụ nữ có thể co bóp mạnh để tống sản dịch ra ngoài, gây ra cơn đau tử cung. Với những người đã sinh nhiều lần, các cơ tử cung thường yếu hơn, cần co bóp nhiều hơn để đẩy sản dịch ra ngoài, nên thường sẽ làm cho các mẹ cảm thấy đau và mệt mỏi nhiều hơn.

2. Băng huyết sau sinh: 

Băng huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm và phổ biến nhất trong sản khoa, xảy ra nhiều nhất trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Nguyên nhân có thể bao gồm tử cung không co hồi sau khi sinh (đờ tử cung), sót nhau thai, hoặc tổn thương đường sinh dục (vỡ tử cung, rách cổ tử cung). 

Băng huyết có biểu hiện chảy máu ồ ạt sau sinh, dẫn đến tình trạng sốc mất máu, xanh xao, mạch nhanh, huyết áp tụt, chân tay lạnh và vã mồ hôi. Nếu không được cấp cứu kịp thời, sản phụ có nguy cơ tử vong rất cao. Việc kiểm tra và xử lý nhau thai, cũng như theo dõi tình trạng co hồi tử cung ngay sau sinh rất quan trọng. 

3. Nhiễm khuẩn hậu sản: 

Nhiễm khuẩn có thể bắt nguồn từ âm đạo, cổ tử cung, tử cung, do vi khuẩn xâm nhập từ dụng cụ đỡ đẻ, người xung quanh, hoặc chính cơ thể sản phụ. Các triệu chứng thường gặp là sốt cao, sản dịch hôi, đau sưng tại vùng viêm. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm khuẩn có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng toàn thân, đe dọa tính mạng của sản phụ.

4. Sản dịch bất thường: 

Sản dịch là dịch chảy ra từ tử cung và đường sinh dục trong vài tuần đầu sau sinh. Nếu sản dịch có mùi hôi hoặc kéo dài bất thường, có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Việc không chăm sóc vệ sinh tốt hoặc để sót nhau thai có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

5. Tiền sản giật sau sinh: 

Mặc dù tiền sản giật thường xuất hiện trong thời kỳ mang thai, nhưng có những trường hợp tiền sản giật phát sinh ngay sau khi sinh trong 48-72h, hoặc kể cả muộn hơn sau đó – gọi là tiền sản giật muộn. Đây là tình trạng tăng huyết áp kết hợp với protein niệu (có đạm trong nước tiểu) và phù nề. 

Các triệu chứng bao gồm nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau thượng vị, tiểu ít, và sưng phù tay chân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể dẫn đến sản giật – tình trạng co giật gây tổn thương đến não, gan và thận. 

Ngoài ra, nó còn có thể gây phù phổi và hội chứng HELLP (suy gan, giảm tiểu cầu). Điều trị tiền sản giật sau sinh thường bao gồm việc kiểm soát huyết áp, theo dõi chặt chẽ sức khỏe và dùng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu:

Phụ nữ sau sinh dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu do thay băng vệ sinh không đúng cách (thời kỳ hậu sản phụ nữ thường ra nhiều sản dịch, kèm với cơ thể yếu ớt nên vô tình “lười” thay băng vệ sinh thường xuyên) và sức đề kháng yếu. Niệu đạo ngắn và gần hậu môn khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào đường tiết niệu. Các triệu chứng bao gồm buồn tiểu liên tục nhưng tiểu ít, cảm giác đau buốt khi tiểu, nước tiểu đục hoặc kèm sốt.

Trong trường hợp nặng, sản phụ có thể sốt, ớn lạnh và đau bụng dưới. Nhiễm trùng tiết niệu cần được điều trị bằng kháng sinh và cải thiện vệ sinh cá nhân, đặc biệt cần uống nhiều nước để giúp thải vi khuẩn qua đường tiểu.

7. Tắc tia sữa:

Tắc tia sữa là hiện tượng rất phổ biến, khi các ống dẫn sữa bị tắc khiến sữa không thể thoát ra ngoài. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến viêm vú, áp xe vú hoặc nhiễm trùng. Biểu hiện thường thấy gồm ngực căng cứng, đau đớn, sờ thấy cục cứng trong bầu ngực, sữa tiết ra ít hoặc không có sữa.

8. Áp xe vú:

Áp xe vú xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập vào ống dẫn sữa, gây viêm nhiễm sâu bên trong tuyến vú. Các triệu chứng bao gồm: Sốt cao, rét run, ngực sưng đỏ, đau nhức, xuất hiện hạch ở nách, mủ lẫn vào trong sữa mẹ làm sữa có mùi tanh.

Ap-xe-vu-la-mot-benh-hau-san-thuong-gap
Áp xe vú là một bệnh hậu sản thường gặp

9. Đi vệ sinh không tự chủ:

Tình trạng này xảy ra do sự tổn thương của các cơ quan vùng chậu, đáy chậu, và cơ vòng hậu môn trong quá trình sinh nở. Phụ nữ thường khó kiểm soát việc đại tiện và tiểu tiện, đặc biệt khi cười, ho hoặc căng thẳng. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ dần cải thiện.

10. Trầm cảm sau sinh:

Trầm cảm là một biến chứng tâm lý nghiêm trọng, thường phát sinh do sự mệt mỏi, căng thẳng và áp lực sau sinh. Triệu chứng bao gồm: Suy nhược cơ thể, lo lắng không rõ nguyên nhân, cảm giác vô vọng, hoảng hốt, ám ảnh, rối loạn giấc ngủ và mất hứng thú trong đời sống tình dục. Nếu không được hỗ trợ can thiệp kịp thời có thể dẫn tới những suy nghĩ và hành động tiêu cực nghiêm trọng như ý định tự sát.

Đọc thêm: Chưa hết sản dịch lại ra máu tươi có sao không? Nguyên nhân là gì?

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Cách chăm sóc sức khỏe thai phụ thời kỳ hậu sản

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh hậu sản, phụ nữ cần chú ý chăm sóc sức khỏe sau khi sinh. Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh mà các mẹ có thể tham khảo:

Hướng dẫn chăm sóc vết mổ và vệ sinh cá nhân sau sinh

Vết mổ thường hồi phục sau khoảng 3 – 5 ngày. Trong thời gian này, mẹ có thể lau người hoặc tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm kín gió, sau đó cần lau khô toàn thân và khu vực vết mổ. Tránh việc băng kín hoặc tự ý sử dụng các dung dịch sát khuẩn nếu không có chỉ định của bác sĩ. 

Chú ý vệ sinh vùng kín và hậu môn để tránh viêm nhiễm. Tránh thụt rửa hoặc đặt bất cứ vật gì vào âm đạo, thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4-6h/lần. Không nên quan hệ tình dục trong 6 tuần đầu sau sinh.

Chế độ dinh dưỡng sau sinh 

Quá trình sinh con đòi hỏi sức lực lớn từ người mẹ, vì vậy một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sau sinh là rất quan trọng để mẹ hồi phục và đảm bảo nguồn sữa cho con.

Thông thường trong 6 giờ đầu sau sinh mổ, cơ thể mới dần bắt đầu hồi phục, dấu hiệu nhận biết hệ tiêu hóa bắt đầu hoạt động trở lại là các mẹ có thể xì hơi (trung tiện), lúc này có thể bắt đầu với các món ăn nhẹ, từ lỏng (như cháo) đến đặc dần (như soup, cơm). 

Thực đơn hàng ngày cần bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, và hạn chế các loại gia vị cay nóng như ớt. Mẹ cũng nên tránh trà, cà phê vì chúng có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tránh táo bón.

Đọc thêm: Sau sinh nên ăn trái cây gì? Những lưu ý về dinh dưỡng sau sinh

Chế độ sinh hoạt sau sinh

Vận động nhẹ nhàng sau sinh rất quan trọng để giúp mẹ phục hồi và giảm nguy cơ các biến chứng. Tuy nhiên, mẹ nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như đi lại trong phòng, tránh các hoạt động mạnh. 

Đối với những mẹ sinh mổ hoặc mất nhiều máu, cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và có người thân chăm sóc cẩn thận. Việc ngủ đủ từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày sẽ giúp mẹ hồi phục năng lượng, hỗ trợ tiết sữa và giảm căng thẳng sau sinh.

Bệnh hậu sản phòng ngừa như thế nào?

Cơ thể phụ nữ sau sinh thường rất yếu, các cơ quan cần thời gian để hồi phục và loại bỏ các chất cặn bã tích tụ trong quá trình mang thai. Việc kết hợp giữa các phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho người mẹ và đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh hậu sản. 

  • Sau sinh, phụ nữ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, nhận sự chăm sóc đặc biệt với chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất để hỗ trợ hồi phục sức khỏe.
  • Tránh những kiêng cữ khắt khe và không hợp lý, vì điều này có thể khiến người mẹ căng thẳng, mệt mỏi, và thậm chí có thể dẫn đến mất vệ sinh, gây nguy cơ mắc bệnh hậu sản.
  • Xông hơi và tắm gội bằng thảo dược một cách khoa học để giúp cơ thể thư giãn, kích thích lưu thông máu và tăng cường quá trình hồi phục.
  • Chăm sóc vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh vùng kín, cần thực hiện kỹ lưỡng và đúng cách để ngăn ngừa viêm nhiễm sau sinh.
  • Ngâm chân trong nước ấm không chỉ giúp giảm mệt mỏi mà còn kích thích tuần hoàn máu và hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể.
  • Duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan để hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm thiểu các nguy cơ về tâm lý như trầm cảm sau sinh.

Việc chăm sóc đúng cách không chỉ giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe mà còn giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý hậu sản.

Phong-ngua-benh-hau-san-bang-cach-nao
Phòng ngừa bệnh hậu sản như thế nào?

Chế độ bảo hiểm xã hội cho phụ nữ sau sinh

Theo Luật Việt Nam, pháp luật chưa có quy định cụ thể về chế độ BHXH dành riêng cho người bị bệnh hậu sản. Tuy nhiên, để phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, pháp luật có quy định về việc nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe cho lao động nữ trong vòng 30 ngày đầu kể từ khi quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản.

Theo Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nếu trong 30 ngày đầu đi làm lại mà sức khỏe của người lao động chưa hồi phục, họ sẽ được nghỉ dưỡng sức và phục hồi từ 5 đến 10 ngày, tùy vào từng trường hợp cụ thể.

  • Lao động nữ sinh đôi hoặc nhiều con cùng lúc có thể nghỉ tối đa 10 ngày.
  • Trường hợp sinh con phải phẫu thuật được nghỉ tối đa 7 ngày.
  • Với các trường hợp khác, thời gian nghỉ dưỡng sức là tối đa 5 ngày.

Lưu ý: Thời gian nghỉ dưỡng sức này đã bao gồm các ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng tạo điều kiện cho phụ nữ sau sinh có thêm thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Người lao động có thể làm đơn xin nghỉ dưỡng sức, gửi cho công ty hoặc đơn vị làm việc. Sau đó, doanh nghiệp sẽ lập danh sách và gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ theo mẫu quy định.

Mức hưởng dưỡng sức sau sinh được tính bằng 30% mức lương cơ sở. Kể từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng, do đó mỗi ngày nghỉ dưỡng sức lao động nữ sẽ được nhận 540.000 đồng (tương đương 30% của 1.800.000 đồng).

Chế độ này giúp đảm bảo người lao động có thêm thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến sức khỏe hậu sản.

Đọc thêm: Bà đẻ ăn gì để nhiều sữa, uống gì để nhiều sữa?

Có thể thấy hậu sản là một tình trạng phức tạp và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ hậu sản là gì và các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hậu sản sẽ giúp phụ nữ sau sinh duy trì sức khỏe tốt và hạnh phúc trong cuộc sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *