✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
Khí hư bình thường và khí hư bệnh lý khác nhau như thế nào? Làm thế nào để biết được mình bị viêm nhiễm phụ khoa hay các bệnh lý khác qua việc quan sát khí hư? Trong bài viết dưới đây TIANYIAI sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên cho chị em!
Mục lục
ToggleKhí hư là gì?
Khí hư (còn gọi là dịch tiết âm đạo hay huyết trắng) là chất lỏng trong suốt, hơi ngả trắng đục, hơi nhớt chảy ra từ âm đạo của người phụ nữ, thường xuất hiện từ tuổi dậy thì và giảm dần ở thời kỳ mãn kinh.
Lượng khí hư ở mỗi người khác nhau dựa vào nồng độ nội tiết tố nữ và giảm dần theo độ tuổi. Số lượng, mùi và màu sắc cũng có sự khác biệt ở những thời điểm khác nhau.
- Chu kỳ kinh nguyệt: Trước khi rụng trứng, khí hư ra nhiều hơn so với sau khi rụng trứng để tinh trùng dễ dàng hơn khi di chuyển đến gặp trứng.
- Dịch âm đạo sẽ ra nhiều hơn khi chị em quan hệ tình dục hoặc sử dụng biện pháp tránh thai có Estrogen.
- Cơ thể mẹ bầu cũng sẽ tiết nhiều dịch hơn so với trước khi mang thai.
- Ở độ tuổi mãn kinh dịch tiết âm đạo sẽ ra ít hơn do tình trạng sụt giảm nội tiết tố.
- Tình trạng nhiễm trùng ở âm đạo, tử cung hoặc cổ tử cung có thể khiến khí hư tiết ra nhiều hơn kèm theo màu sắc và mùi bất thường.
Vai trò của khí hư
- Làm sạch âm đạo, giúp loại bỏ các tế bào cũ, giữ cho đường sinh sản sạch sẽ và khỏe mạnh.
- Cung cấp độ ẩm cho âm đạo và âm hộ, tạo ra chất bôi trơn tự nhiên, giúp việc quan hệ tình dục trở nên thoải mái hơn.
- Dự đoán kỳ kinh nguyệt: chị em có thể xác định giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt mình đang ở qua việc quan sát lượng khí hư.
- Ngăn ngừa và chống nhiễm trùng: Khí hư có tính axit nhẹ giúp duy trì môi trường axit tự nhiên của âm đạo, bảo vệ âm đạo và đường tiết niệu khỏi các nguy cơ nhiễm trùng.
- Cảnh báo bệnh phụ khoa: Sự thay đổi về màu sắc, mùi và lượng khí hư có thể là dấu hiệu cho thấy sự mất cân bằng của hệ khuẩn trong âm đạo và có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa.
Đọc thêm: Chậm kinh có sao không? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Phân biệt khí hư bình thường và khí hư bệnh lý
Khí hư bình thường
Theo báo Sức Khoẻ & Đời Sống, ThS. BSCKII Diêm Thị Thanh Thủy – Trưởng khoa khám Sản tự nguyện, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết khí hư giữa kỳ kinh thường trong hoặc trắng đục, không có mùi, khí hư sinh lý chỉ hơi nồng nồng nhẹ.
Số lượng và tính chất của khí hư sinh lý thay đổi tùy theo từng độ tuổi, giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt cũng như những thời điểm đặc biệt của người phụ nữ.
Ở đầu kỳ kinh nguyệt, dịch thường khô hoặc rất ít. Từ giai đoạn giữa đến cuối kỳ nang noãn, dịch chuyển từ dạng trắng hơi đục sang trong dần và loãng hơn. Trước ngày rụng trứng, có màu trong suốt như màu lòng trắng trứng, ướt, dính, dai và có thể kéo dài. Sau khi rụng trứng, dịch tiết sẽ lại khô và ít dần.
Khí hư bệnh lý
Chị em thường thắc mắc khí hư bất thường biểu hiện như thế nào? Nếu có sự thay đổi về màu sắc, ra ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường, có mùi hôi tanh khó chịu kèm theo ngứa rát, đau nhức âm đạo thì cần phải thăm khám và điều trị kịp thời.
1. Khí hư ra nhiều, màu trắng hoặc đặc như phô mai, khí hư bã đậu
Có thể là do nhiễm nấm âm đạo. Các triệu chứng đi kèm bao gồm âm đạo, âm hộ bị ngứa, nóng rát, đau nhức, sưng đỏ; có thể bị đau khi quan hệ tình dục và tiểu tiện.
2. Khí hư màu trắng đục, vàng hoặc xám
Kèm theo vùng kín có mùi tanh khó chịu, ngứa và sưng thì có thể là viêm âm đạo do vi khuẩn.
3. Khí hư màu vàng hoặc xanh, có bọt và mùi tanh
Có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng roi Trichomonas.
4. Khí hư màu nâu, lẫn với máu
Là dấu hiệu của kinh nguyệt không đều hoặc các bệnh lý liên quan đến tử cung, buồng trứng, có thể kèm theo đau bụng vùng chậu, chảy máu âm đạo.
5. Khí hư có màu vàng hoặc xanh nõn chuối
Là triệu chứng của bệnh lậu, cùng với hiện tượng đau vùng xương chậu, nước tiểu có lẫn máu, mủ.
Khí hư bất thường khi nào thì cần đi khám?
Khí hư sinh lý ở mỗi người phụ nữ là không giống nhau, thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và thời điểm mang thai,…Do đó, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để khám tổng thể sức khoẻ sinh sản cũng như kiểm tra dịch tiết âm đạo có bất thường hay không.
Nếu khí hư bất thường có kèm theo triệu chứng khác như:
- Có bọt hoặc đặc hơn, vón cục.
- Khí hư có màu vàng, xanh, xám hoặc biểu hiện như có mủ.
- Có mùi hôi khó chịu như mùi men, mùi tanh nồng.
- Ngứa, rát, đau nhức hoặc sưng đỏ âm đạo.
- Khí hư có màu nâu hoặc lẫn máu nhưng không phải máu kinh nguyệt.
- Đau, ngứa, tiểu rắt, tiểu buốt,…
Chị em nên sớm tới cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tư vấn tìm nguyên nhân và điều trị.
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Khí hư ra mỗi ngày có sao không?
Cơ thể chị em tiết ra khí hư mỗi ngày là điều rất bình thường, giúp âm đạo luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu lượng tiết ra quá nhiều, vùng kín sẽ luôn ướt ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Có nên thụt rửa âm đạo để vệ sinh không?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo chị em không nên thụt rửa âm đạo bởi nó gây kích ứng và giết chết vi khuẩn thường trú có lợi khiến âm đạo dễ bị nhiễm tạp trùng khác, gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.
Âm đạo có khả năng tự kiểm soát vi khuẩn một cách tự nhiên, vì thế chị em chỉ cần vệ sinh bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ đã giúp âm đạo luôn sạch sẽ.
Nếu âm đạo có mùi hôi khó chịu, tiết dịch nhiều và có màu bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Thay vì tự thụt rửa âm đạo, chị em nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Đọc thêm: 5 nguyên nhân chính dẫn đến kinh nguyệt màu đen, cách điều trị và phòng ngừa
Cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày là điều không thể thiếu để giữ cho vùng kín luôn khô ráo, thoáng mát tránh vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm. Do đó, khi vệ sinh vùng kín, chị em cần lưu ý:
- Vệ sinh vùng kín bên ngoài bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, tuyệt đối không thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
- Không sử dụng các sản phẩm vùng kín có mùi thơm như sản phẩm thụt rửa hoặc băng vệ sinh có mùi thơm.
- Nên mặc quần lót rộng rãi, có chất liệu thoáng mát, không mặc quần lót quá chật.
- Thay quần lót tối thiểu ngày 2 lần.
- Giặt sạch quần lót và nên giặt riêng bằng nước giặt chuyên dụng.
- Sau khi đi vệ sinh, nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ trực tràng xâm nhập vào âm hộ, âm đạo.
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh để tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần đối với phụ nữ đã có quan hệ tình dục.
- Thăm khám ngay khi xuất hiện khí hư bất thường để điều trị kịp thời và hiệu quả.
Qua bài viết trên, TIANYIAI hy vọng chị em đã biết được cách phân biệt khí hư bình thường và khí hư bệnh lý để từ đó sớm phát hiện ra tình trạng sức khoẻ của cơ thể cũng như cách vệ sinh âm đạo sạch sẽ đúng cách nhé!