fbpx
Cach-dieu-tri-nam-am-dao-hieu-qua

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huyền Trâm

✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng

Hơn 90% chị em phụ nữ từng bị nấm vùng kín ít nhất một lần trong đời. Đây là một bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Vậy nấm vùng kín là gì? Có quan hệ được không? Cách điều trị nấm vùng kín tại nhà như thế nào? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nấm vùng kín là gì?

Vùng kín (hay âm đạo) luôn tồn tại nấm men và vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và hại. Nấm vùng kín hay nấm âm đạo là một tình trạng nhiễm trùng âm đạo do sự phát triển ngoài tầm kiểm soát của nấm Candida Albicans.

Phụ nữ và trẻ em gái ở mọi độ tuổi đều sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Phổ biến nhất là trong độ tuổi sinh sản và hiếm gặp ở trước tuổi dậy thì và sau mãn kinh.

Nam-vung-kin

Những cách điều trị nấm vùng kín tại nhà hiệu quả

Khi có những dấu hiệu bệnh, trước hết chị em đến gặp bác sĩ phụ khoa để chuẩn đoán và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời áp dụng những cách trị nấm âm đạo tại nhà sau đây để nhanh hồi phục:

1. Bổ sung sữa chua:

Sữa chua được nhiều người truyền tai nhau là có thể điều trị nhiễm nấm vùng kín, nhưng thực tế, các nghiên cứu khoa học về hiệu quả của phương pháp này còn hạn chế.

Hiện tại, chưa đủ bằng chứng để khẳng định sữa chua có thể thay thế các loại thuốc kháng nấm được kê đơn bởi bác sĩ. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận những lợi ích mà sữa chua mang lại cho sức khỏe, chứa lợi khuẩn, như lactobacillus acidophilus, giúp tạo môi trường lành mạnh cho âm đạo và ức chế sự phát triển của nấm candida.

2. Tinh dầu kinh giới:

Tinh dầu kinh giới có khả năng ức chế sự phát triển của nấm candida. Bạn có thể pha 3–5 giọt dầu chiết xuất từ kinh giới pha trong 30ml dầu nền (dầu dừa, dầu hạnh nhân,…) để mát xa vùng kín. Tuy nhiên, việc áp dụng trực tiếp tinh dầu lên vùng da nhạy cảm như vùng kín có thể gây kích ứng và làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy cần chú ý cân nhắc trước khi sử dụng.

3. Dầu dừa:

Theo WebMD, dầu dừa có tác dụng như chất chống nấm trong phòng thí nghiệm và ở người. Có thể thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng bị nhiễm nấm, giúp tiêu diệt một số loại nấm và làm dịu vùng da bị kích ứng, khô, khó chịu, giúp da mau lành.

4. Tinh dầu tràm trà:

Tea tree oil (hay còn gọi là tinh dầu tràm trà, trồng ở vùng New South Wales, Úc), theo WebMD ghi nhận một số nghiên cứu cho thấy tinh dầu tràm trà đặc biệt hiệu quả chống lại nấm mà không ảnh hưởng nhiều đến vi khuẩn thường trú trên cơ thể. Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm, nhưng tinh dầu tràm trà có thể là một phương pháp điều trị hữu ích. Nhớ pha loãng trước khi sử dụng và chỉ dùng ngoài da.

5. Giấm táo:

Theo Healthline ghi nhận một số nghiên cứu cho thấy giấm táo có hiệu quả kháng nấm. Một nghiên cứu năm 2018 của Trusted Source phát hiện ra rằng giấm táo không pha loãng (hoặc pha loãng nhẹ) có thể ngăn ngừa sự phát triển của nấm candida.

Giấm táo có thể uống trực tiếp, không pha loãng. Một số người có thể thấy khó chịu với hương vị của giấm táo, vì vậy có thể thêm mật ong, pha loãng với nước trái cây hoặc nước. Bạn có thể thêm giấm táo vào nước tắm hoặc uống giấm táo pha loãng 2-3 lần/ngày.

Cach-dieu-tri-nam-vung-kin
Cách điều trị nấm vùng kín tại nhà: Sử dụng dấm táo

6. Tỏi:

Tỏi chứa allicin có khả năng kháng nấm và kháng khuẩn. Bạn có thể ép tỏi để lấy dịch chiết sau đó pha loãng với nước và uống. Theo Healthline, nghiên cứu năm 2006 của Trusted Source thử nghiệm trên 18 chủng Candida cho thấy tỏi tác dụng kháng nấm. Tuy nhiên việc dùng tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: ợ nóng, hôi miệng, mùi hôi cơ thể,…

7. Trà xanh:

Theo Magda Jenkins, Trà xanh cung cấp các hợp chất tự nhiên, đặc biệt là polyphenols, giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi như lactobacilli, từ đó duy trì hệ vi sinh khỏe mạnh, cân bằng độ pH âm đạo, và giảm sự phát triển của các vi khuẩn và nấm có hại. Có thể sử dụng bằng cách bôi xịt hoặc để rửa vùng âm đạo.

Hãm lá chè xanh trong nước sôi khoảng 15-20 phút để nguội bớt, rồi xông vùng kín trong khoảng 10-15 phút. Khi nước nguội hoàn toàn, bạn có thể sử dụng nước này để rửa vùng kín. Thực hiện 3-4 lần/tuần sẽ giúp giảm triệu chứng viêm và nấm vùng kín

Đọc thêm: U xơ tử cung: dấu hiệu, biến chứng và cách phòng ngừa

Bị nấm vùng kín có nguy hiểm không?

Cũng như những bệnh lý phụ khoa khác, nấm âm hộ nếu không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần mà còn tác động xấu đến cả sức khỏe và đời sống tình dục của người bệnh.

Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân có thể phải đối mặt với những biến chứng sau đây:

  • Vi khuẩn ngược dòng gây viêm nhiễm đường tiết niệu, vùng chậu,… 
  • Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và tăng nguy cơ vô sinh.
  • Phụ nữ mang thai có thể tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
  • Gây ngứa, khó chịu, đau rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
  • Giảm chất lượng tình dục
  • Bệnh tái đi tái lại nhiều lần làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,

Nếu còn đang thắc mắc “Nấm vùng kín có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là không. Dù vậy việc can thiệp quá trễ có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất là đối với khả năng sinh sản của người bệnh.

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Nguyên nhân gây ra nấm vùng kín là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nấm âm đạo, trong đó nấm men Candida Albicans là chủ yếu. 

  • Rối loạn nội tiết tố gây mất cân bằng độ pH âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh phụ nữ không phù hợp gây kích ứng .
  • Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm.
  • Mặc đồ lót quá chật và không thay quần lót thường xuyên.
  • Bội nhiễm Nấm âm đạo do bệnh nhiễm Chlamydia lây qua đường tình dục không an toàn.
  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn không cân đối, hệ thống miễn dịch suy yếu,…
  • Vệ sinh vùng kín không sạch hoặc thụt rửa quá sâu.

Đọc thêm: Viêm âm đạo: Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Dấu hiệu nhận biết nấm vùng kín?

Khi bị nấm âm đạo, chị em sẽ thường có những triệu chứng sau đây:

  • Vùng kín sưng đỏ và có cảm giác nóng rát
  • Ngứa và kích ứng ở âm đạo kèm theo sưng tấy
  • Đau buốt khi đi tiểu tiện nếu gây nhiễm trùng tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục và xuất hiện chảy máu âm đạo
  • Khí hư đặc, màu trắng, dính thành từng mảng như bã đậu, mùi hôi, hơi tanh
  • Dịch âm đạo tiết nhiều

Bị nấm vùng kín có quan hệ được không?

Bên cạnh câu hỏi bị nấm vùng kín có nguy hiểm không, thì nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc “Bị nấm vùng kín có quan hệ được không?”. Để trả lời cho câu hỏi này thì trước hết chị em cần nắm rõ những rủi ro khi quan hệ tình dục:

  1. Làm tăng sự viêm nhiễm và gây đau rát, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn và nấm Candida Albicans phát triển mạnh hơn.
  2. Nấm âm đạo có thể lây truyền sang bạn tình, đặc biệt đối với nam giới chưa cắt bao quy đầu.
  3. Khiến các mô âm đạo bị tổn thương và viêm loét nhiều hơn do sự cọ xát trong quá trình quan hệ. 

Vì vậy nếu chưa biết “Bị nấm vùng kín có quan hệ được không?” – Thì câu trả lời là tốt nhất không nên quan hệ. Chị em nên tạm ngừng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị cho đến khi triệu chứng hoàn toàn giảm đi để hồi phục nhanh hơn.

Đọc thêm: Kinh nguyệt màu đen: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Cách phòng ngừa nấm vùng kín

Để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm men, nhất là nấm Candida Albicans, thì chị em nên:

  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh có tính kiềm nhẹ.
  • Lau vùng kín bằng giấy vệ sinh sau khi tiểu tiện
  • Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc nước hoa cho vùng kín
  • Không vệ sinh vùng kín bằng nước quá nóng
  • Không thụt rửa âm đạo
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên 4 tiếng/ lần trong kỳ kinh nguyệt
  • Lựa chọn quần lót thoáng mát và chất liệu thấm hút tốt
  • Không nên mặc quần bó sát hoặc chất liệu không thấm hút mồ hôi
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Kiểm tra thai kỳ và chăm sóc vùng kín cẩn thận khi mang thai
  • Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, không nên sử dụng thuốc khi không cần thiết.

Ngoài ra để phòng ngừa nấm vùng kín thì chị em cũng nên kết hợp tập luyện thể thao và ăn uống khoa học. Bổ sung nhiều rau xanh, sữa chua, các loại thực phẩm giàu vitamin C,…để âm đạo luôn khỏe mạnh.

Men vi sinh phụ khoa Ái Mỹ Môi

Ngoài ra, một trong những cách điều trị nấm vùng kín tại nhà được nhiều chị em ưa thích đó là sử dụng men vi sinh phụ khoa. Chính vì vậy, TIANYIAI đã cho ra mắt dòng sản phẩm lợi khuẩn nam việt quất Ái Mỹ Môi – Đây là sản phẩm chuyên biệt dành cho chăm sóc sức khỏe vùng kín, được phát triển dựa trên 3 bằng sáng chế độc quyền, hoàn toàn tự nhiên và không chứa bất kỳ chất phụ gia nào. 

Loi-khuan-ai-my-moi
Lợi khuẩn nam việt quất bảo vệ vùng kín – Ái Mỹ Môi

Sản phẩm này nổi bật với hàm lượng proanthocyanidin cao từ nam việt quất, giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa vi khuẩn và bảo vệ vùng kín hiệu quả. Sản phẩm này được thiết kế đặc biệt để bảo vệ và chăm sóc vùng kín trong các giai đoạn nhạy cảm như sau sinh, sau sảy thai, phá thai, hoặc trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt.

Mỗi hộp Ái Mỹ Môi sẽ bao gồm 15 gói tiện dụng, chỉ cần dùng 1-2 gói mỗi ngày, giúp vùng kín luôn thoáng mát, thoải mái. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai, ăn chay hoặc trong kỳ kinh nguyệt đều có thể sử dụng sản phẩm này để duy trì sự cân bằng và bảo vệ sức khỏe vùng kín một cách tốt nhất.

Mua men vi sinh phụ khoa tại đây!

Như vậy chị em đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về 7 cách điều trị nấm vùng kín tại nhà hiệu quả nhất. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp chị em hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và phòng ngừa bệnh nấm âm đạo hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

93497764

Liên hệ Zalo ngay để được chuyên gia tư vấn miễn phí và nhận ngay mã ưu đãi cực lớn