✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
Rất nhiều chị em hiện nay đang coi đặt vòng tránh thai như 1 biện pháp ngăn ngừa mang thai hiệu quả và tốt nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đặt vòng tránh thai. Vậy đặt vòng tránh thai có an toàn không? Khi nào mới được đặt vòng? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
ToggleĐặt vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ, thường có hình chữ T được đặt vào tử cung với tác dụng ngăn không cho trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, đồng thời cũng cản trở quá trình thụ tinh. Biện pháp này được sử dụng rộng rãi vì hiệu quả tránh thai có thể đạt tới 98%.
Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê 2020-2021, 72,8% phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản đều có sử dụng biện pháp tránh thai, và hơn 1 nửa số đó sử dụng các biện pháp hiện đại. Trong đó, đặt vòng tránh thai vẫn là biện pháp tránh thai hiện đại chiếm ưu thế với 23,7%.
Đặt vòng tránh thai là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản, hiệu quả cao, hơn nữa lại an toàn và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em.
Tại sao cần đặt vòng tránh thai? Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai
Vòng tránh thai có tác dụng gây viêm cho niêm mạc tử cung, làm thay đổi về sinh hoá tế bào nội mạc, ngăn chặn trứng thụ tinh và làm tổ.
Vòng tránh thai chứa đồng:
- Đồng được giải phóng liên tục vào buồng tử cung, tăng cường quá trình viêm và có thể gây co tử cung, ngăn chặn sự làm tổ của trứng.
- Ion đồng cũng làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung, giảm khả năng di chuyển và sống sót của tinh trùng.
- Không chứa hormone, có thể sử dụng trong 1 thời gian dài (vòng Tcu 380 hiệu quả tránh thai là 8 – 10 năm, vòng Multiload hiệu quả là 5 – 6 năm).
Vòng tránh thai chứa nội tiết:
- Nội tiết progesterone ngăn chặn sự phát triển của niêm mạc tử cung do tỷ lệ progesterone cao hơn estrogen, tạo điều kiện không thuận lợi cho trứng thụ tinh phát triển.
- Đồng thời ức chế quá trình rụng trứng.
- Có thể sử dụng trong khoảng 3-7 năm.
Đặt vòng tránh thai có an toàn không?
Trong các biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay, liệu đặt vòng tránh thai có an toàn không? Chị em cần tham khảo những ưu nhược điểm của biện pháp đặt vòng tránh thai dưới đây để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình.
Ưu điểm của vòng tránh thai
- Chi phí rẻ, hiệu quả cao, thủ thuật nhanh gọn và có thể duy trì trong thời gian dài.
- Là phương pháp tối ưu cho những cặp vợ chồng chưa muốn có con trong một thời gian dài hoặc muốn thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Thao tác nhanh gọn, dễ dàng khi lấy ra nếu muốn có nhu cầu sinh con.
- Không bất tiện và không hề ảnh hưởng đến chuyện chăn gối của chị em.
- Phụ nữ đang cho bú vẫn có thể đặt vòng mà không lo lắng đến việc điều tiết lượng sữa và chăm con.
- Không ảnh hưởng đến cơ chế đông máu, huyết áp, chuyển hóa, hay không gây u nội mạc tử cung.
Nhược điểm của vòng tránh thai
- Đặt vòng tránh thai không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Để đảm bảo tình dục an toàn, chị em nên cân nhắc sử dụng bao cao su hay các biện pháp bảo vệ khác.
- Có thể có rong huyết trong vài chu kỳ đầu sau đặt vòng.
- Một số triệu chứng có thể xảy ra như đau lưng, đau thắt bụng do có cơn co tử cung, cơn đau có thể khỏi tự nhiên hoặc uống thuốc giảm đau.
- Vòng tránh thai có thể gây ra tình trạng tăng dịch tiết âm đạo, gây khó chịu khi vùng kín không được khô thoáng.
- Đặt vòng có thể gây ra các tác dụng phụ khi vòng không hợp với cơ thể hoặc do tụt vòng.
- Tỉ lệ không cao nhưng vẫn có khả năng mang thai.
Đọc thêm: 15 nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều ở nữ giới
Quy trình đặt vòng tránh thai
Quá trình đặt vòng tránh thai diễn ra khá nhanh chóng và dễ dàng, chỉ mất khoảng 5 phút, tuy nhiên trước khi thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai, chị em sẽ được bác sĩ sản khoa khám phụ khoa kỹ càng để đảm bảo đủ điều kiện và sức khỏe để làm thủ thuật này.
Để đặt vòng tránh thai một cách an toàn và hiệu quả, chị em nên lựa chọn thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, tuyệt đối không tự ý thực hiện. Các bước đặt vòng được tiến hành như sau:
- Đầu tiên, bác sĩ chèn 2 ngón tay vào âm đạo, tay còn lại được đặt trên bụng của bệnh nhân để cảm nhận các cơ quan tại vùng chậu, xác định vị trí đặt vòng và kích thước tử cung, để từ đó lựa chọn vòng tránh thai phù hợp.
- Mở âm đạo bằng mỏ vịt và tiến hành khử trùng làm sạch âm đạo, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Đo chiều dài buồng tử cung bằng thước đo chuyên dụng.
- Vòng tránh thai được đưa vào vị trí đã xác định trước đó. Khi tới tử cung, vòng mở rộng và có hình chữ T.
Sau khi đặt vòng, chị em sẽ không cảm thấy đau đớn gì mà chỉ cảm thấy chút tức tức ở vùng bụng, nên đeo băng vệ sinh để tránh trường hợp xuất huyết một chút sau khi thao tác. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng chảy máu ồ ạt và kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và chẩn đoán xem liệu vòng tránh thai có vấn đề gì không.
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Lưu ý khi đặt vòng tránh thai
Chị em cần phải làm gì khi đặt vòng tránh thai? Dưới đây là một vài lưu ý mà chị em cần đặc biệt quan tâm sau khi đặt vòng tránh thai:
- Không phải đối tượng nào cũng thích hợp để đặt vòng tránh thai. Do đó, chị em cần được bác sĩ thăm khám và kiểm tra trước sử dụng phương pháp tránh thai này.
- Sau khi đặt vòng, chị em cần hạn chế vận động mạnh, không thụt rửa âm đạo nhiều lần, không quan hệ tình dục ít nhất 1-2 tuần sau khi đặt,…để tránh trường hợp tụt, lệch vòng.
- Không đặt vòng trong thời gian bị viêm nhiễm và các bệnh lý truyền nhiễm đường sinh dục.
- Nếu có các triệu chứng viêm nhiễm như dịch âm đạo có màu bất thường, mùi hôi, ngứa ngáy, ra máu nhiều,…chị em cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
- Duy trì khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra vị trí, thời hạn của vòng cũng như tình trạng sức khoẻ phụ khoa.
- Lựa chọn cơ sở uy tín chất lượng để đặt vòng tránh thai.
Biến chứng khi đặt vòng tránh thai
Mặc dù đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả cao và được đa phần các chị em phụ nữ tin dùng, tuy nhiên biện pháp này cũng có những biến chứng nhất định, chị em cần hết sức lưu ý:
- Đau thắt ở bụng dưới: Cảm giác đau và chuột rút ở bụng dưới có thể xảy ra sau khi đặt vòng, thường kéo dài vài ngày.
- Kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng kinh: Đối với vòng tránh thai chứa đồng, một số phụ nữ có thể trải qua chu kỳ kinh nguyệt nặng hơn và đau bụng kinh nhiều hơn trong vài tháng đầu tiên.
- Lệch vòng hoặc tụt vòng: Vòng có thể bị trượt ra khỏi tử cung hoặc bị trượt ra khỏi vị trí, gây ra đau và không còn hiệu quả trong việc ngăn ngừa thai.
- Nhiễm trùng: Có nguy cơ nhiễm trùng sau khi đặt vòng, thường xảy ra trong vòng vài tuần sau khi đặt.
- Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: Mặc dù vòng tránh thai không gây ra viêm phụ khoa, nhưng nếu bạn đã nhiễm vi khuẩn gây viêm khi đặt vòng, nguy cơ bị viêm sẽ tăng lên.
- Mang thai ngoài ý muốn (dù rất thấp), hoặc sảy thai
- Biến chứng liên quan đến hormone: Đối với vòng tránh thai chứa hormone, một số phụ nữ có thể trải qua biến đổi về tâm trạng, giảm ham muốn tình dục, đau ngực hoặc nổi mụn.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi đặt vòng tránh thai, chị em nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và kiểm tra kịp thời
Đọc thêm: U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Đối tượng nào không nên đặt vòng tránh thai?
Đa phần chị em đều có thể đặt vòng tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn, tuy nhiên cũng có một số trường hợp không nên đặt vòng tránh thai, cụ thể:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai
- Phụ nữ đang mắc viêm nhiễm phụ khoa như: Viêm vòi trứng, ung thư phụ khoa, u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung
- Chị em bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết nặng, mắc các bệnh viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài hoặc gặp các tình trạng rối loạn về máu khác
- Chị em đang gặp một số bệnh lý liên quan đến đông máu và van tim.
- Người có sa sinh dục độ II, III, trường hợp này cần được thăm khám và điều trị, tránh để khối sa nặng hơn
- Chị em sau khi nạo phá thai
Thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai
Thời điểm đặt vòng tránh thai thích hợp nhất cho chị em là ngay sau khi sạch kinh,…hoặc bất kỳ thời điểm nào nhưng phải chắc chắn rằng bản thân không đang mang thai.
- Đối với phụ nữ sau sinh thường: Nên đặt vòng tránh thai sau 6 tuần
- Đối với phụ nữ sinh mổ: Thời gian đặt vòng sẽ muộn hơn, thường là sau 3-6 tháng trở lên, vì tử cung cần nhiều thời gian hơn để lành lại.
- Đối với phụ nữ sau khi nạo hút thai: Nên để kinh nguyệt trở lại đều đặn mới được đặt vòng tránh thai.
Câu hỏi khác liên quan đến đặt vòng tránh thai
1. Đặt vòng tránh thai có đau không?
Đa phần những chị em đã đặt vòng rồi cho rằng khi đặt vòng tránh thai chỉ có một chút nhói diễn ra trong lúc đặt vòng, cơn đau sẽ ít hơn và chấm dứt ngay sau khi kết thúc quá trình.
Đặt vòng tránh thai chỉ diễn ra trong vài phút, rất nhẹ nhàng và không quá đau đớn. Tháo vòng tránh thai cũng chỉ gây cảm giác hơi đau nhẹ như lúc đặt vòng và diễn ra vô cùng nhanh chóng.
Để an toàn và không bị quá đau khi thực hiện, chị em cần đặt vòng tại các cơ sở y tế uy tín và chất lượng.
Đọc thêm: Đau bụng kinh uống gì? Có được uống cà phê không?
2. Chi phí đặt vòng tránh thai là bao nhiêu?
Thông thường chi phí đặt vòng tránh thai tuỳ thuộc vào từng cơ sở y tế và các loại vòng tránh thai, dao động từ 400.000 đến 1.000.000 VNĐ.
Mặc dù đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai hữu hiệu và được đa phần chị em phụ nữ tin dùng, tuy nhiên chị em vẫn cần sử dụng thêm bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nhé!