fbpx
Kinh-nguyet-khong-deu-co-sao-khong
Nguyen-ngoc-huyen-tram

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huyền Trâm

✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng

Theo một nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ) công bố trên tạp chí khoa học BMJ, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc dài quá 32 ngày thường có tuổi thọ thấp, thông thường thấp hơn 70 tuổi.

Nhưng bạn có thực sự biết chu kỳ kinh nguyệt của mình không? Biết lượng kinh nguyệt như thế nào, tần suất kinh nguyệt bao nhiêu thì được coi là bình thường? Kinh nguyệt không đều có sao không? 1 tháng có kinh 2 lần có phải là bị bệnh không? Hay khi gặp những tình huống nào, bạn cần phải đi khám và điều trị càng sớm càng tốt?

Bài viết này TIANYIAI sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc về kinh nguyệt để chị em không còn phải lo lắng khi kinh nguyệt đến sớm, chậm kinh hay vô kinh, tắc kinh thì phải làm như thế nào?

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Rất nhiều chị em đều quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt của mình, không biết nếu kinh nguyệt không đều có sao không? Vậy muốn biết chu kỳ kinh nguyệt có bình thường hay không thì trước tiên bạn phải nắm được cách tính chu kỳ kinh nguyệt.

Cach-tinh-chu-ky-kinh

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian tính từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt cho đến ngày đầu tiên của lần thấy kinh tiếp theo, thông thường chu kỳ kinh nguyệt trung bình 28-30 ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 4-7 ngày.

Nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt không đều, cách nhau quá ít hoặc quá nhiều ngày thì cần đến chuyên khoa sản phụ khoa để kiểm tra, vì mặc dù trên thực tế có những người 2-3 tháng mới có kinh 1 lần, hoặc thậm chí 6 tháng đến 1 năm mới có kinh nguyệt 1 lần nhưng chu kỳ kinh nguyệt bất thường thường liên quan đến các bệnh phụ khoa khác, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để chẩn đoán chính xác hơn.

Đông y quan niệm thế nào về chu kỳ kinh?

Đông y quan niệm rằng kinh nguyệt của phụ nữ đến đi theo chu kỳ mặt trăng, sự thịnh và suy tương ứng với mặt trăng. Chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất là tháng âm lịch, còn được gọi là tháng giao hội. Thời gian trung bình là khoảng 29,53 ngày, gần với chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày của phụ nữ khỏe mạnh. 

Giai đoạn của mặt trăng thay đổi từ ngày đầu tiên của tháng đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng, cũng chứa đựng sự tăng trưởng và suy giảm của âm dương. Các tuần trăng là do sự thay đổi vị trí tương đối của mặt trời, trái đất và mặt trăng, bản thân mặt trăng không phát ra ánh sáng mà con người nhìn thấy trên trái đất thực chất là ánh sáng được phản chiếu bởi mặt trời. Vì vậy, trong quá trình thăng trầm của các tuần trăng và sự tăng giảm của âm dương, năng lượng dương luôn ở vị trí chủ đạo, gọi là “dương chủ âm tòng” (dương thống trị, âm theo sau). 

Thiên tượng ứng với máu kinh trong cơ thể con người. Máu kinh là nước, thuộc về âm. Trời và người tương ứng với nhau, âm dương của ánh trăng trên bầu trời tương ứng với âm dương của can thận nữ giới. Vào đầu tháng, dương sinh, âm trưởng. Vào ngày trăng tròn, âm dương đều thịnh, khí huyết đều vượng, sẽ gây ra hiện tượng trứng chín và rụng; Cuối tháng âm dương đều suy, khí huyết suy yếu, kinh nguyệt tiết ra.

Kinh nguyệt không đều có sao không?

Kinh nguyệt là dấu hiệu phản ánh sức khoẻ sinh sản của một người phụ nữ, vậy kinh nguyệt không đều có sao không? cùng tìm hiểu những vấn đề thường gặp về kinh nguyệt dưới đây nhé:

1. Kinh nguyệt đến sớm phải làm sao?

Như đã giải thích ở trên, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ bình thường là 21-35 ngày, nếu số ngày giữa hai kỳ kinh ít hơn 21 ngày được coi là bất thường (*). Có thể do áp lực quá lớn kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ dẫn đến rối loạn nội tiết, khiến progesterone tiết ra không đủ, khiến nội mạc tử cung không ngừng dày lên và bắt đầu bong ra, từ đó hình thành kinh nguyệt. Cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý như chức năng buồng trứng bất thường, suy hoàng thể, xuất huyết không phóng noãn.

Khi nhận thấy tần suất kinh nguyệt ra quá thường xuyên và kéo dài trong một khoảng thời gian thì nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán làm rõ nguyên nhân và phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn.

(*) Một số phụ nữ mãn kinh có những thay đổi nhỏ về chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh nguyệt trước khi mãn kinh là điều bình thường, nếu bạn không chắc mình có đang trong thời kỳ mãn kinh hay không, bạn có thể đến bệnh viện kiểm tra nồng độ hormone trong máu để xác nhận.

Dieu-hoa-kinh-nguyet
Điều hoà kinh nguyệt toàn diện – Thảo mộc Thư Tiêm + Mỹ Nghiên

Đọc thêm: Đau bụng kinh uống gì? Có được uống cà phê không? 5 cách hết đau bụng kinh cực kỳ hiệu quả

2. Chậm kinh có làm sao không?

Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là một chỉ số quan trọng để đánh giá “sức khỏe phụ khoa”. Thông thường, kinh trễ quá 35 ngày được xem là trễ kinh – Chu kỳ quá ngắn hoặc quá dài đều không tốt. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chậm kinh, có thể do căng thẳng, cũng có thể liên quan đến các loại bệnh phụ khoa. Sau đây là các nguyên nhân chủ yếu:

  1. Do ảnh hưởng của tinh thần, áp lực căng thẳng
  2. Suy buồng trứng sớm
  3. Hội chứng buồng trứng đa nang
  4. U nang sô-cô-la
  5. Lạc nội mạc tử cung
  6. Rối loạn chức năng tuyến giáp
  7. Bệnh tiểu đường
Kinh-nguyet-khong-deu-co-sao-khong
Chậm kinh, kinh nguyệt không đều có sao không?

Chậm kinh, kinh nguyệt không đều có sao không? Ngoài việc ảnh hưởng đến việc mang thai sau này, còn có thể xuất hiện rối loạn nội tiết và các triệu chứng khác, đây là một vấn đề không nên coi  thường.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên hình thành thói quen ghi lại chu kỳ kinh nguyệt để dễ dàng phát hiện ra hiện tượng chậm kinh. Khi phát hiện chậm kinh, trước tiên bạn có thể nghĩ đến chế độ ăn uống gần đây của mình có bình thường không, có khả năng mang thai hay không, khi đi khám sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân dễ dàng hơn!

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

3. Không có kinh nguyệt trong thời gian dài có cần đi khám không?

Kinh nguyệt không đều có sao không? Kinh nguyệt không đều có liên quan trực tiếp nhất đến việc “mang thai”, sau khi phát hiện ra kinh nguyệt không đúng kỳ, bạn có thể tự mình thử thai để xác định xem có phải do mang thai hay không. Nếu kết quả xét nghiệm là có thai, bạn có thể đến khoa sản để xác nhận lại và bắt đầu khám thai định kỳ.

Tuy nhiên, nếu sau 3 tháng (đối với phụ nữ có kinh nguyệt đều) hoặc sau 6 tháng (đối với phụ nữ có kinh nguyệt không đều) vẫn chưa có thai, mà kinh nguyệt vẫn mãi không chịu đến thì bạn cần đi khám, thông qua siêu âm ổ bụng, siêu âm âm đạo hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể biết được mình có bị u xơ tử cung hay không, tăng sản nội mạc tử cung bất thường không.

Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra do estrogen quá mức nhưng thiếu progesterone. Nếu nội mạc tử cung tiếp tục tăng sinh nhưng không rụng đi thì rất dễ gây tổn thương và trở thành ung thư nội mạc tử cung, bạn hãy cẩn thận nhé!

4. 1 tháng có kinh 2 lần có bình thường không?

Thông thường, kinh nguyệt sẽ đến mỗi tháng một lần, nhưng khi bạn thấy kinh nguyệt vừa mới hết, không lâu sau lại có, tức là 1 tháng có kinh 2 lần thì bạn cần chú ý nhé! Có thể do rối loạn nội tiết dẫn đến “chu kỳ kinh nguyệt ngắn”, cũng có thể là “nhầm lẫn giữa ra máu bất thường và kinh nguyệt”, hoặc thực chất là do các tình trạng bất thường như thai ngoài tử cung, sảy thai tự nhiên dẫn đến tử cung ra máu bất thường.

Khi phát hiện thấy lượng kinh nguyệt bất thường thì nên thử thai để loại trừ tình trạng ra máu có phải do mang thai hay không. Nếu chắc chắn là không có thai, lượng máu nâu nhỏ ít hoặc nhỏ giọt thường là do rối loạn nội tiết, nhưng nếu ra máu nhiều hơn, kèm theo đau bụng dưới, thậm chí kéo dài hơn một tuần thì phải đi khám và chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Thông thường, tốt nhất bạn nên hình thành thói quen ghi lại chu kỳ kinh nguyệt để dễ dàng phát hiện ra hiện tượng chậm kinh.

1-thang-co-kinh-hai-lan
1 tháng có kinh 2 lần có thể là do chu kỳ kinh nguyệt ngắn

5. Làm thế nào để xác định lượng máu mất trong kỳ kinh nguyệt?

Lượng kinh nguyệt của một người phụ nữ bình thường mỗi lần khoảng 50ml, ít hơn 5-10ml là lượng kinh quá ít, còn trên 80ml là lượng kinh quá nhiều, dễ bị ra máu ồ ạt và gây choáng.

Cách dễ nhất để phán đoán là đo tần suất thay băng vệ sinh và lượng máu kinh nguyệt trên đó, nếu bạn cần thay băng vệ sinh vài lần mỗi giờ hoặc băng vệ sinh ướt nhẹp chỉ trong một giờ, điều đó có thể có nghĩa là kinh nguyệt ra quá nhiều và cần đi khám bác sĩ. Máu kinh ra nhiều, xuất hiện máu đông vón cục và đau bụng kinh dữ dội có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung và các bệnh phụ khoa khác.

Nên làm gì khi kinh nguyệt không đều?

Nói một cách đơn giản, chỉ cần chu kỳ kinh nguyệt không đều, đến sớm hay muộn, tần suất và lượng kinh nguyệt không bình thường, thì bạn nên tranh thủ giành thời gian đến bệnh viện kiểm tra. Bởi kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến “chức năng sinh sản” mà còn liên quan đến hoạt động của nhiều cơ chế sinh lý, cần được quan tâm và chăm sóc một cách đặc biệt.

Qua đánh giá và kiểm tra y khoa, bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân của tình trạng này, kiểm tra tiền sử gia đình, ảnh hưởng của thuốc lên hormone, và phát hiện sớm các bệnh phụ khoa tiềm ẩn để có thể điều trị kịp thời. Đừng coi thường kinh nguyệt, bởi đó không chỉ là hiện tượng sinh lý mà còn là chỉ báo quan trọng về sức khỏe của bạn.

Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống và hoạt động bình thường, cần thư giãn kịp thời để giải tỏa căng thẳng về thể chất và tinh thần, bạn cũng nên ghi chép lại tình trạng kinh nguyệt của mình, hỗ trợ việc điều hòa và duy trì kinh nguyệt. Một khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt bất thường, đừng chần chờ mà hãy đi khám ngay, vì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm chứ không phải chỉ là kinh nguyệt không đều đơn thuần.

Đọc thêm: Kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh vón cục có nguy hiểm không? 5 dấu hiệu kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới

Như vậy chị em đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về “Kinh nguyệt không đều có sao không? 1 tháng có kinh 2 lần có cần đi khám bác sĩ không?. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ bổ ích cho những chị em đang gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *