fbpx
Sau-sinh-nen-an-trai-cay-gi
Nguyen-ngoc-huyen-tram

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huyền Trâm

✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng

Sau sinh nên ăn trái cây gì? Có phải cứ ăn trái cây là tốt cho sức khoẻ? Thực đơn cho phụ nữ sau sinh nên chọn lựa như thế nào cho phù hợp và đầy đủ chất dinh dưỡng? Trong bài viết này TIANYIAI sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc cho bạn.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

Sau khi sinh, cần hồi phục sức khoẻ càng sớm càng tốt, đồng thời phải cho con bú và chăm sóc em bé, vậy cần phải chú ý điều gì?

Chế độ ăn trong thời gian ở cữ không phức tạp, quan trọng nhất là dinh dưỡng trong ba bữa ăn, mỗi bữa đều phải có “món chính + chất đạm + rau”, có thể tùy khẩu vị mỗi người mà điều chỉnh. Sau khi sinh, cơ thể bị tổn thương nghiêm trọng, tiêu hóa kém, thường kém ăn, dễ bị đầy hơi hoặc táo bón, phù nề, cần bổ sung những thực phẩm tươi và thanh đạm là tốt nhất.

Đối với món chính, bạn có thể chọn gạo ngũ cốc, gạo lứt, gạo tím,…để trộn với cơm trắng, tất nhiên các loại mỳ cũng đều được. Chất đạm phải đủ, dù là thịt hay rau thì mới tốt cho việc phục hồi cơ thể và cho con bú.

Lượng rau xanh vừa đủ có thể cung cấp vitamin và cải thiện tình trạng táo bón, các bà mẹ bị thiếu máu phải ăn nhiều rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, rau dền đỏ, mồng tơi củ, súp lơ xanh, rau muống, rau có tính lạnh, nên xào với gừng và tỏi, tránh ăn sống hoặc lạnh.

rau củ quả, thực phẩm bổ máu sau sinh

Nếu thực sự không biết đổi món như thế nào, có thể dùng ngũ sắc “xanh đỏ vàng trắng đen” phối hợp, trong bữa ăn càng nhiều màu sắc sặc sỡ thì dinh dưỡng càng đa dạng. Đây là phương pháp đơn giản nhất và bạn không cần phải mỗi một món ăn đều lên mạng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của nó.

Cũng có một số bà mẹ sợ ăn nhiều sẽ béo lên vì vậy sẽ tính toán lượng calo nạp vào, ăn theo tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của bản thân. Bác sĩ muốn nhắc nhở bạn rằng chế độ ăn như vậy là chưa đủ! Đối với các bà mẹ đang cho con bú, hãy nhớ ăn nhiều hơn 500 calo so với tỷ lệ trao đổi chất cơ bản mỗi ngày. Vì vậy mẹ nên nạp từ 2.000 đến 2.500 calo mỗi ngày để có thể tiết sữa và nuôi con. Các bà mẹ không cho con bú cũng nên bổ sung thêm 200 calo, vì nuôi con nhỏ thực sự cần đến thể lực!

Đọc thêm: Nguyên nhân, triệu chứng thiếu hụt progesterone và cách bổ sung

Bổ sung khí huyết, các loại canh bổ và thảo dược Đông y khuyên dùng

Mang thai mười tháng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, trong quá trình sinh nở sẽ không thể tránh khỏi việc tiêu hao khí huyết của cơ thể, theo y học cổ truyền, điều cần thiết nhất trong thời gian ở cữ là “bổ khí dưỡng huyết”, điểm mấu chốt của điều tiết cơ thể là bài tiết sản dịch trước rồi mới bồi bổ cơ thể.

Theo nhu cầu của mỗi người là khác nhau mà có các món canh hầm khác nhau: bổ khí, dưỡng huyết, giảm phù nề và trừ đàm thấp. Bác sĩ đã liệt kê một số món canh hầm phổ biến như sau, chỉ cần bạn có trong tay 8-10 công thức nấu ăn khác nhau, mặn ngọt luân phiên, thì tôi tin rằng bạn sẽ ăn mãi không chán!

Nếu bạn ngại phiền phức, hoặc không giỏi nấu nướng, chỉ biết nấu những món ăn bình thường hàng ngày, thì bạn cũng có thể cân nhắc đến các sản phẩm thảo dược Đông y có bán trên thị trường, có thể bổ sung sau bữa ăn cũng là một sự lựa chọn tốt.

Nên ăn gì trong thời gian ở cữ? 4 thực đơn canh bổ dành cho bạn

  • Bổ khí: Canh khoai nấu sườn heo, canh đậu phộng chân giò, canh bát trân, canh thập toàn đại bổ, trà đậu nành đen, canh dưỡng nhan (táo đỏ, kỷ tử),…
  • Bổ huyết: Canh tứ vật, canh đương quy, canh cá hầm hoàng kỳ, mỳ đương quy, cháo gạo tím long nhãn, chè gạo tím đậu đỏ,…
  • Tiêu phù nề, trừ đàm thấp: Sườn heo hầm đỗ trọng, canh gà hầm ý dĩ hoàng kỳ, canh tứ thần, trà xương sườn, canh bí đao sườn heo, trà đậu nành đen đỗ trọng, chè khoai hầm ý dĩ,…

Gợi ý món canh giàu dinh dưỡng sau sinh: Canh táo đỏ đậu phộng

Canh táo đỏ đậu phộng là một món canh bổ dưỡng trong y học cổ truyền, với nguyên liệu rất dễ tìm, có tác dụng bổ tỳ vị (hệ tiêu hóa), bổ máu, cầm máu, thích hợp cho phụ nữ bồi bổ cơ thể, nhất là sau khi tổn thương khí huyết như sau sinh, sau nạo phá thai hoặc sẩy thai.

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Sau sinh nên ăn trái cây gì?

Sau khi sinh con, bạn có thể ăn các loại trái cây có tính ấm, nhiều chất xơ, vitamin C,…Dưới đây là một số gợi ý về trái cây thai phụ nên ăn sau khi sinh con:

  1. Trái cây có tính ấm: Táo đỏ, nhãn, vải, sầu riêng, anh đào,… Cơ thể suy nhược sau khi sinh con nên ăn trái cây có tính ấm giúp ngăn ngừa tình trạng lạnh bụng và có ích cho việc phục hồi cơ thể.
  2. Trái cây giàu chất xơ: Ví dụ như táo, chuối, chà là, lê,…có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp đại tiện và ngăn ngừa táo bón sau sinh.
  3. Các loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao: Cam, bưởi, kiwi, thanh long,…Ăn những loại trái cây này sau khi sinh một cách hợp lý có thể bổ sung vitamin C, bồi bổ cơ thể và có những lợi ích nhất định cho làn da của mẹ. 

Sau khi cơ thể yếu thì không nên ăn các loại trái cây có tính lạnh như dưa hấu, dưa lưới…hoặc trái cây đã để trong tủ lạnh để tránh gây khó chịu ở đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy,…

Đọc thêm: Sau sinh nên ở cữ trong bao lâu? Đông y khuyến cáo 3 kiểu mẹ bầu cần chú ý

Sau-sinh-nen-an-trai-cay-gi
 Sau sinh nên ăn trái cây gì? là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm quan tâm

Chọn đúng các thực phẩm lợi sữa

Nếu các bà mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước sẽ có lợi cho việc tiết sữa. Nhiều người vẫn muốn tìm hiểu thêm các thực phẩm lợi sữa, thực tế cơ địa của mỗi người là khác nhau, các bà mẹ đang cho con bú nên thử các loại thực phẩm sau, đồng thời thường xuyên xoa bóp bầu ngực để tránh bị tắc tuyến vú, giúp ích cho việc tiết sữa!

Nên ăn gì trong thời gian ở cữ? Dưới đây là danh sách thực phẩm lợi sữa dành cho bạn:

  • Thực phẩm: hành tây, súp lơ xanh, đậu phộng, đậu tương, đu đủ xanh, móng giò heo, khoai, vừng,…
  • Đồ uống: trà tiểu hồi, nước trà lúa mạch đen, sữa đậu nành, sữa bò, nước đậu tương đen, nước táo đỏ,… 
  • Thảo dược: đương quy, hoàng kỳ, kỷ tử, táo đỏ, long nhãn, cây sau sau,…
  • Các món canh hầm: canh đậu phộng chân giò, canh đậu tương móng giò, canh khoai nấu sườn heo, canh cá nấu với đu đủ xanh, canh tứ thần,… 

canh móng giò heo

Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm sau sinh

Một số bác sĩ sẽ hướng dẫn các bà mẹ tiếp tục bổ sung các loại vitamin, ngoài ra, sản phụ bị thiếu máu cũng nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ uống bổ sung chất sắt, không nên chỉ bổ sung qua chế độ ăn uống. Ngoài thiếu máu, phụ nữ sau sinh cũng rất dễ bị thiếu canxi, do vậy hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Một số bà mẹ cũng sử dụng lecithin hoặc dầu cá để ngăn ngừa tắc nghẽn bầu sữa. Các thực phẩm tốt cho sức khỏe khác như nước cốt gà có thể bổ sung điều độ, nhưng nếu bạn đang ăn các loại canh hầm, thì nên chọn một trong hai loại mỗi ngày, không nên quá lạm dụng.

thực phẩm chức năng

Trong thời gian ở cữ, thực đơn mỗi bữa ăn sẽ khác nhau tùy theo thể trạng từng người nhưng đều tuân theo những nguyên tắc trên. Bác sĩ cũng thường khuyến khích các bà mẹ thay đổi tâm trạng bằng cách ăn burger, bít tết hoặc mì ý vào cuối tuần, bởi vì cả ngày chỉ ăn mấy loại canh hầm bồi bổ cũng rất chán.

Tới đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi sau sinh nên ăn trái cây gì?Việc lựa chọn trái cây phù hợp sau sinh là rất quan trọng. Việc kiêng khen quá mức là không tốt vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của sản phụ. Vì vậy các mẹ nên nghỉ ngơi và phục hồi tốt để chăm sóc con yêu khỏe mạnh nhé! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *