fbpx
Me-bau-nam-sap-co-bi-say-thai-khong

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huyền Trâm

✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng

Mang thai là một điều thiêng liêng mà biết bao nhiêu phụ nữ ao ước sau sinh đã lập gia đình. Tuy nhiên nếu không kiêng cữ đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của em bé. Vậy mẹ bầu nằm sấp có bị sảy thai không? Tư thế tránh sảy thai là gì? Cùng TIANYIAI tìm hiểu nhé!

Mẹ bầu nằm sấp có bị sảy thai không?

Thực tế, nằm sấp là một tư thế được nhắc đến dành cho người ngủ ngày, tuy nhiên nó có thể gây đau cổ do tư thế không phù hợp. Đối với phụ nữ mang thai thì càng không phải là một tư thế được khuyến khích. Nếu nằm sấp quá lâu, nhất là đối với thai đã lớn thì vì có thể gây đau nhức cơ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hô hấp của người mẹ, cũng gián tiếp gây nên một số ảnh hưởng đến đứa trẻ trong bụng.

Vậy mẹ bầu nằm sấp có bị sảy thai không? – Câu trả lời là hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định rằng nằm sấp có khả năng sảy thai. Tốt nhất là tùy vào tuổi thai mà chọn tư thế nằm phù hợp.

Đọc thêm: Nguyên nhân gây sảy thai ở 3 tháng đầu mà bạn cần phải biết

Me-bau-nam-sap-co-bi-say-thai-khong
Mẹ bầu nằm sấp có bị sảy thai không?

Những lý do mẹ bầu không nên nằm sấp khi mang thai 

Đối với phụ nữ mang thai, nằm sấp có thể ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trong ba tháng đầu, tư thế này ít gây biến chứng do thai còn nhỏ và nằm trọn trong khung chậu. Ở tam cá nguyệt thứ hai, tử cung lớn dần, gây áp lực lên các cơ quan tiêu hóa và làm tình trạng trào ngược dạ dày gây triệu chứng ợ hơi, ợ chua trở nên trầm trọng. 

Theo một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí BMC Pregnancy and Childbirth, việc nằm sấp trong thời gian ngắn khi mang thai là an toàn. Nghiên cứu này đặc biệt tập trung vào các phụ nữ mang thai có nguy cơ cao do bị tiền sản giật, và kết quả cho thấy nằm sấp không gây ra nguy hiểm trong thai kỳ.

Tuy nhiên, khi thai lớn dần vào giai đoạn sau, nằm sấp có thể trở nên khó chịu. Lúc này, mẹ có thể chuyển sang các tư thế thoải mái và an toàn hơn như nằm nghiêng bên trái hoặc sử dụng gối hỗ trợ để giúp cơ thể dễ chịu hơn.

Tổng hợp tư thế tránh sảy thai cho mẹ bầu tham khảo

Tư thế nằm, đứng và ngồi rất quan trọng đối với mẹ bầu vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Dưới đây là 1 số lời khuyên về tư thế tránh sảy thai cho các mẹ cùng tham khảo:

  • Tư thế đứng: Để tránh mỏi, thai phụ nên đứng thẳng, hai bàn chân hơi mở để trọng tâm rơi vào giữa. Nếu phải đứng lâu, hãy đổi tư thế trước sau vài phút một lần để giảm mệt mỏi.
  • Tư thế ngồi tránh sảy thai: Không bắt chéo chân và gập gối để không gây áp lực lên lưng và hạn chế lưu thông máu. Ngồi sâu vào ghế với lưng thẳng và đầu gối vuông góc. 
Tu-the-ngoi-tranh-say-thai
Tư thế ngồi tránh sảy thai
  • Lên xuống cầu thang: Giữ lưng thẳng khi lên xuống cầu thang, bước chậm rãi và chắc chắn, dùng tay vịn khi cần.
  • Tư thế tắm rửa: Hãy cẩn thận khi bước vào bồn tắm, giữ tay vịn chắc và đảm bảo sàn tắm không trơn trượt để tránh ngã.
  • Khi nhặt đồ vật: Tránh cúi người, hãy khuỵu gối và hạ thấp eo trước khi nhặt đồ để giảm áp lực lên cột sống.
  • Tư thế đi lại: Giữ lưng thẳng, đầu ngẩng cao, bước vững chắc để duy trì thăng bằng và tránh ngã.
  • Tư thế nằm tránh sảy thai: Mẹ bầu nằm sấp có bị sảy thai không? Trong ba tháng đầu, có thể nằm ngửa thoải mái. Những tháng sau nên nằm nghiêng bên trái và sử dụng gối hỗ trợ để có giấc ngủ tốt hơn.
  • Khi tỉnh giấc: Khi ngủ dậy, đưa hai chân xuống trước rồi dùng tay đẩy người lên từ từ để tránh chóng mặt.
  • Quan hệ tình dục: Không gây nguy hiểm cho thai nhi, nhưng cần chọn tư thế tránh sảy thai và phù hợp giúp cho cuộc yêu thoải mái và an toàn.
  • Độ cao của bàn, bệ: Đảm bảo bàn làm việc hoặc bồn rửa ở vị trí vừa tầm để tránh phải khom hoặc rướn người.
  • Những động tác khác: Dùng máy hút bụi, quỳ gối lau nhà, mang vác nặng, ngồi xổm, đứng quá lâu hoặc đứng trên ghế để kiễng hay với vì đây là những tư thế dễ sảy thai không tốt cho bà bầu.

Đọc thêm: Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất? 10 bí kíp bảo vệ thai nhi

Những tư thế nằm dễ sảy thai không tốt cho mẹ bầu

Hiện nay có rất nhiều thai phụ có thói quen nằm ngửa hoặc nằm sấp trong thai kỳ. Từ tam cá nguyệt thứ 3, nằm ngửa cũng là tư thế không được khuyến khích vì những lý do sau:

  • Đè nặng lên cột sống và mạch máu: Gây đau lưng, áp lực lên hệ thống mạch máu thân dưới, gây ra tình trạng trĩ, suy giãn tĩnh mạch, làm giảm tuần hoàn máu đến thai nhi.
  • Nguy cơ ngừng thở và tụt huyết áp: Gây tụt huyết áp, chóng mặt và ngừng thở khi ngủ.

Ngoài ra, tư thế nằm ngửa còn có thể gây đau lưng, vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, huyết áp thấp, trĩ và tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ.

Đọc thêm: Uống nước dừa có gây sảy thai không? 9 lợi ích tuyệt vời

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Gợi ý tư thế nằm để dưỡng thai cho bà bầu 3 tháng đầu

Theo nhiều nghiên cứu, tư thế nằm nghiêng, đặc biệt là nghiêng bên trái, là tư thế tránh sảy thai lý tưởng nhất cho các bà bầu trong suốt thai kỳ. Tư thế này mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Tu-the-nam-tranh-say-thai-tu-the-nam-nghieng
Tư thế nằm tránh sảy thai: Tư thế nằm nghiêng bên trái

Lợi ích của tư thế nằm nghiêng bên trái:

  1. Cải thiện tuần hoàn máu: Nằm nghiêng bên trái giúp tăng cường lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến nhau thai, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
  2. Giảm áp lực lên gan: Tử cung không đè lên gan khi nằm nghiêng trái, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn và không bị ảnh hưởng bởi áp lực từ thai nhi.
  3. Giảm áp lực lên lưng và chân: Tư thế này giảm thiểu căng thẳng và áp lực lên cột sống và các cơ, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.
  4. Giảm phù chân: Nằm nghiêng trái giúp giảm tình trạng phù nề ở chân, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ do tử cung không chèn ép vào các tĩnh mạch lớn.
  5. Giảm nguy cơ hạ huyết áp: Tránh tư thế tử cung chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, giúp duy trì lượng máu ổn định về tim và ngăn ngừa hạ huyết áp.

Thay đổi tư thế khi ngủ:

Mặc dù nằm nghiêng trái là tư thế ngủ khi mang thai 3 tháng đầu tốt nhất, tuy nhiên việc nằm ở một tư thế duy nhất suốt đêm có thể khiến cho mẹ cảm thấy không thoải mái. Do đó, mẹ bầu nên thay đổi tư thế nằm (ưu tiên nghiêng trái). Điều này giúp cơ thể thích nghi và đảm bảo giấc ngủ không bị gián đoạn.

Đọc thêm: Tổng hợp những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Ngủ gác chân cao và nằm cao đầu:

Từ tháng thứ tư của thai kỳ, các mẹ bầu có thể gặp các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch và chuột rút. Gác chân cao khi ngủ giúp giảm áp lực lên chân và hạn chế các vấn đề về tĩnh mạch. 

Bên cạnh đó, nằm cao đầu cũng là tư thế nằm tránh sảy thai 3 tháng đầu giúp giảm trào ngược dạ dày và hạn chế tình trạng ngáy ngủ do thai nhi gây áp lực lên đường hô hấp.

Sử dụng gối dành riêng cho bà bầu:

Sử dụng gối mềm dài để kê trước và sau cơ thể giúp giảm áp lực từ bụng và giữ cột sống thẳng. Gối cũng giúp giảm áp lực từ chân này lên chân kia, mang lại giấc ngủ yên bình và thoải mái hơn cho mẹ bầu.

Tu-the-nam-tranh-say-thai
Tư thế nằm tránh sảy thai

Những câu hỏi khác thường gặp

Bên cạnh câu hỏi “Mẹ bầu nằm sấp có bị sảy thai không?” và tư thế tránh sảy thai 3 tháng đầu như đã kể trên. Dưới đây là một số câu hỏi khác được nhiều mẹ bầu quan tâm:

Q1. Xoa bụng bầu nhiều khi mang thai có sao không? Tại sao lại kiêng sờ bụng bà bầu?

Nếu còn băn khoăn xoa bụng bầu nhiều có sao không thì câu trả lời là tùy vào thao tác. Việc xoa bụng nhẹ nhàng cũng giúp lưu thông máu được tốt hơn. Ngược lại, nếu tác động mạnh tay có thể kích thích tử cung co thắt, ảnh hưởng đến sự ổn định của thai nhi trong 3 tháng đầu.

Đọc thêm: 12 loại thực phẩm gây sảy thai bà bầu tuyệt đối nên tránh xa

Q2. Đấm vào bụng có sảy thai không? Dùng tay ấn mạnh vào bụng khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong thời gian mang thai, nhờ túi ối và cơ bụng bảo vệ, thai nhi thường tránh được các va chạm nhẹ. Do đó, những cử động vô thức như ấn nhẹ vào bụng từ phía mẹ thường không gây hại.

Tuy nhiên, nếu mẹ từng gặp tai nạn hoặc va chạm mạnh vào vùng bụng, việc ấn mạnh vào bụng có thể dẫn đến nguy cơ bóc tách nhau thai và gây ra những cơn đau kéo dài. Trong trường hợp này, mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra kịp thời.

Q3. Có bầu bị té có sao không?

Theo số liệu từ Vinmec, có khoảng 27% phụ nữ mang thai bị ngã trong thai kỳ. Nếu chỉ ngả nhẹ thì không có gì đáng lo ngại. Phôi thai lúc này được bảo vệ bởi túi nước ối và khung xương chậu của mẹ, nên những cú ngã nhẹ thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nếu ngã nặng hoặc bị va chạm mạnh, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như động thai, bong nhau thai, gãy xương, thay đổi trạng thái tinh thần, hoặc tổn thương thai nhi.

Lưu ý: Nếu ngã trong 3 tháng cuối hoặc có các dấu hiệu như vỡ ối, xuất huyết âm đạo, đau quặn bụng dữ dội hoặc không cảm nhận được chuyển động của thai nhi, mẹ nên tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Đọc thêm: Gợi ý thực đơn tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu giàu dinh dưỡng

Như vậy quý độc giả đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về tư thế tránh sảy thai và những tư thế nằm để dưỡng thai cho bà bầu 3 tháng đầu. Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho những mẹ mới mang thai muốn phòng tránh những tư thế dễ sảy thai nhé!

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

93497764

Liên hệ Zalo ngay để được chuyên gia tư vấn miễn phí và nhận ngay mã ưu đãi cực lớn