✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành y học cổ truyền
Mang thai là một hành trình kỳ diệu mà mọi người phụ nữ đều mong chờ. Tuy nhiên, nỗi lo sảy thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, luôn thường trực. Vậy đâu là nguyên nhân gây sảy thai? Dấu hiệu nhận biết sảy thai là gì? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
ToggleHiện tượng sảy thai
Sảy thai tự nhiên là hiện tượng mô thai nhi bị tống xuất ra khỏi tử cung trước tuần 20 của thai kỳ hoặc khi thai có trọng lượng nhỏ hơn 500g, chấm dứt thai kỳ trước khi thai có thể sống độc lập bên ngoài tử cung. Khác với việc can thiệp để chấm dứt thai kỳ, sảy thai là một quá trình tự nhiên mà người mẹ không hề mong muốn.
Theo nghiên cứu cho thấy khoảng 10-20% phụ nữ trải qua sảy thai tự nhiên trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến cả sức khỏe và trạng thái tâm lý của người mẹ.
Đọc thêm: Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất? 10 bí kíp bảo vệ thai nhi
Nguyên nhân gây sảy thai
Sảy thai là một biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra nếu thai phụ không được theo dõi sức khoẻ thường xuyên và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những nguyên nhân gây sảy thai phổ biến nhất:
- Bất thường nhiễm sắc thể:
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai, đặc biệt ở phụ nữ trên 35 tuổi. Đa số các thai mang bất thường nhiễm sắc thể nghiêm trọng sẽ không thể phát triển bình thường và thường dẫn đến sảy thai trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
- Bệnh tuyến giáp:
Rối loạn chức năng tuyến giáp (cả cường giáp và suy giáp) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Bệnh liên quan đến tình dục:
Nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như lậu, giang mai, chlamydia, rubella, hoặc các bệnh nhiễm trùng khác,…trong thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng đầu, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Các vi khuẩn và virus gây bệnh có thể xâm nhập vào tử cung, gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân gây sảy thai phổ biến.
- Bệnh về tử cung cà phần phụ:
Các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, hay các bất thường về cấu trúc tử cung và buồng trứng cũng có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy việc khám sàng lọc trước khi mang thai là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những rủi ro không mong muốn.
- Thai phụ vận động quá sức:
Nếu thường xuyên vận động mạnh như chơi thể thao, chạy, bê đồ nặng,…có thể làm tăng nguy cơ sảy thai trong giai đoạn đầu thai kỳ khi thai nhi vẫn còn yếu và chưa bám chắc vào thành tử cung.
- Tiểu đường thai kỳ:
Đái tháo đường trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ đều có thể tăng nguy cơ sảy thai. Nếu người mẹ không được xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đái tháo đường và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
- Trạng thái tinh thần không ổn định:
Tâm lý lo lắng khi làm mẹ, căng thẳng khi mang thai, mất ngủ nhiều ngày,…có thể làm mất cân bằng hormone và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng này kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ gây sảy thai.
Đọc thêm: Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất? Dấu hiệu sảy thai theo từng giai đoạn thai kỳ
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị sảy thai
Ngoài những nguyên nhân gây sảy thai sớm như đã kể trên thì cũng có những yếu tố có thể tác động đến sức khỏe sinh sản của người mẹ và làm tăng khả năng bị sảy thai, cụ thể:
Tuổi của thai phụ:
Theo số liệu từ Verywell Health, mang thai ở độ tuổi cao là yếu tố gây sảy thai cao nhất với tỷ lệ được sắp xếp như sau:
- Dưới 35 tuổi: 11-15%
- Từ 35 đến 39 tuổi: 25%
- Từ 40 đến 44 tuổi: 51%
- Trên 45 tuổi: 75-93%
Yếu tố cân nặng
Béo phì, thừa cân, thiếu cân khi mang thai sẽ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Thừa cân, béo phì có thể gây rối loạn nội tiết, kháng insulin, tình trạng viêm mạn tính, trong khi thiếu cân có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi.
Môi trường sống độc hại:
Nếu mẹ tiếp xúc với các yếu tố môi trường có hại như chì, thuốc trừ sâu, khói bụi từ nhà máy,…có thể dẫn đến những tổn thương không thể phục hồi cho thai nhi, thậm chí gây ra sảy thai.
Sử dụng các chất kích thích:
Việc hút thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc lá thụ động), uống rượu bia và sử dụng các chất gây nghiện đều là các chất độc ảnh hưởng quá trình phát triển của thai nhi, và nguy cơ cao là sảy thai.
Tự ý sử dụng thuốc:
Tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là loại như misoprost0l (gây co bóp tử cung), methotrexate (gây độc tế bào), retinoids (gây dị tật thai nhi) và NSAIDs (tăng nguy cơ xuất huyết), có thể tăng nguy cơ sảy thai.
Đã từng sảy thai:
Phụ nữ từng bị sảy thai hoặc đã sảy thai nhiều lần sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn so với những người chưa từng sảy thai bao giờ.
Tiêu thụ quá nhiều caffeine:
Việc dùng caffeine với lượng vừa phải thường không gây hại. Tuy nhiên, việc vượt quá ngưỡng 300 miligam mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, mẹ bầu nên thận trọng và hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm chứa caffeine.
Thiếu hụt vi chất khi mang thai
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt vitamin D và vitamin B khi mang thai cũng có thể dẫn đến sảy thai sớm.
Đọc thêm: 12 loại thực phẩm gây sảy thai bà bầu tuyệt đối nên tránh xa
Mẹ cần làm gì khi xuất hiện những dấu hiệu sảy thai?
Khi phát hiện những dấu hiệu sảy thai sớm, như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, hoặc các triệu chứng khác,…điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng đến bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu đang trong trường hợp khẩn cấp không thể đến bệnh viện ngay được, mẹ hãy gọi ngay số cấp cứu hoặc liên hệ với bác sĩ chăm sóc thai kỳ của mình để được hướng dẫn cụ thể.
Tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định, bạn có thể được sử dụng thuốc để hỗ trợ quá trình hoặc ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn. Đối với những trường hợp nguy hiểm, các chuyên gia y tế có thể đề xuất tiêm oxytocin hoặc tiến hành phẫu thuật để đưa thai nhi ra ngoài và ngăn chặn những rủi ro về mặt sức khoẻ cho thai phụ.
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Bị sảy thai nên làm gì?
1. Trường hợp sảy thai tự nhiên:
Sau khi thai nhi ngừng phát triển, cơ thể mẹ sẽ tự động sản sinh các hormone để co bóp tử cung, giúp đẩy thai ra ngoài. Nếu không có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ bầu không cần can thiệp y tế mà có thể để mô thai tự đào thải một cách tự nhiên.
Quá trình này thường kéo dài khoảng 2 tuần, nhưng đôi khi có thể lâu hơn. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê thuốc để giúp đẩy nhanh quá trình đào thải mô thai.
2. Trường hợp bọc thai nằm trong âm đạo hoặc ống cổ tử cung:
Nếu thai đã di chuyển xuống âm đạo hoặc nằm ở cổ tử cung, các bác sĩ sẽ sử dụng kìm quả tim để gắp bọc thai ra ngoài. Sau đó sẽ tiến hành nạo buồng tử cung để đảm bảo không còn sót nhau.
Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các biến chứng khác, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu.
3. Trường hợp sảy thai nhiễm khuẩn:
Sảy thai nhiễm khuẩn là một biến chứng nguy hiểm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm sốt cao, đau bụng dữ dội, chảy máu nhiều và có mùi hôi. Khi phát hiện các dấu hiệu này, người mẹ cần đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị kháng sinh trước khi tiến hành nạo buồng tử cung. Việc điều trị kháng sinh giúp kiểm soát nhiễm trùng, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng và bảo vệ sức khỏe của mẹ.
Sau khi kiểm soát được nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành nạo buồng tử cung để loại bỏ các mô còn sót lại.
Chăm sóc sau sảy thai: Sảy thai kiêng gì?
Người xưa thường nói “Một lần sảy bằng bảy lần sinh”, điều này có nghĩa là sau mỗi lần sảy thai thì sức khoẻ thể chất và tinh thần của người phụ nữ đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy làm sao để chăm sóc sức khoẻ sau sảy thai?
1. Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi vận động nhẹ nhàng và hạn chế căng thẳng để nhanh chóng lấy lại sức khoẻ.
2. Vệ sinh cá nhân hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa và khử mùi hiệu quả. Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo vì có thể đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong.
Nếu gặp tình trạng chảy máu âm đạo, mẹ nên sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon và nên thay băng thường xuyên sau mỗi 4 tiếng.
3. Sử dụng túi chườm nóng hoặc chai nước nóng chườm lên vùng bụng, lưng và hai bên bẹn để giảm đau và mỏi cơ. Tuy nhiên, khi chườm cũng nên chú ý đến nhiệt độ của túi hoặc chai nước để tránh gây bỏng.
4. Theo dõi các dấu hiệu bất thường: Bạn cần chú ý các dấu hiệu như sốt, đau bụng dữ dội, chảy máu quá nhiều, máu hoặc khí hư có mùi hôi… Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
5. Tắm gội: Sau sảy thai, mẹ không nên tắm ngay mà chỉ lau người bằng khăn ấm. Sau 1-2 ngày, mẹ có thể tắm nhưng không nên tắm quá lâu hoặc tắm bồn để tránh vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo vào tử cung gây viêm nhiễm.
6. Chế độ ăn uống lành mạnh
Sau sảy thai, mẹ không nên kiêng khem quá mức mà nên bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng cường sức đề kháng. Vậy sau sảy thai nên ăn gì? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
- Thực phẩm giàu protein như thịt nạc (bò, gà, heo), cá, trứng, đậu các loại giúp xây dựng lại các tế bào, phục hồi cơ thể.
- Sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa.
- Các loại trái cây giàu vitamin như cam, quýt, bưởi, dâu tây,…giúp tăng cường hấp thu sắt và hỗ trợ hệ miễn dịch; Hạt hướng dương, hạnh nhân, dầu oliu,…giúp bảo vệ tế bào và tăng cường hệ miễn dịch.
- Ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ, tăng cường hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất.
Thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, rau xanh đậm màu (rau bina, cải xoăn), và các loại hạt (hạnh nhân, óc chó) giúp bù đắp lượng máu đã mất và ngăn ngừa thiếu máu.
7. Kiêng quan hệ tình dục sớm
Nếu bị sảy thai trong 3 tháng đầu, bạn có thể quan hệ tình dục lại sau 2-3 tuần nếu không có những dấu hiệu bất thường như đau bụng, xuất huyết hoặc âm đạo có mùi hôi bất thường.
Nếu bị sảy thai trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3, bạn nên chờ ít nhất 6 tuần sau khi cơ thể hồi đã phục hoàn toàn và được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
Sảy thai nên uống gì để sớm hồi phục?
Ái Tiểu Nguyệt là sản phẩm thảo dược thiên nhiên, được thiết kế đặc biệt để giúp phụ nữ hồi phục sức khỏe sau sảy thai, phá thai bằng thuốc hoặc phá thai ngoại khoa.
Sản phẩm này được phát triển dựa trên phương pháp điều hòa ba giai đoạn “Thanh lọc, bồi bổ và nghỉ ngơi” lấy cảm hứng từ tinh hoa y học cổ truyền và tối ưu hóa cho cuộc sống hiện đại.
Ái Tiểu Nguyệt không có vị đắng chát như thuốc Bắc truyền thống mà thay vào đó là vị chua nhẹ và ngọt ngào từ trái cây, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường thể lực và phục hồi khí sắc cho phụ nữ sau sảy thai.
Liệu trình 15 ngày của Ái Tiểu Nguyệt bao gồm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tinh chất thanh lọc (Detox Herbal Essence) – 10 gói: Giúp thanh lọc và đào thải sản dịch nhanh chóng.
- Giai đoạn 2: Tinh chất dưỡng khí (Nourish Herbal Essence) – 10 gói: Bổ sung khí huyết, hỗ trợ làm lành từ bên trong, tăng sức đề kháng
- Giai đoạn 3: Tinh chất bồi bổ (Enhance Herbal Essence) – 10 gói: Tăng cường thể lực, phục hồi tử cung, nuôi dưỡng khí sắc.
10 lưu ý quan trọng để có một thai kỳ khoẻ mạnh
Mang thai là một hành trình kỳ diệu, nhưng cũng đòi hỏi mẹ bầu phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như sắt, canxi, acid folic… thông qua chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện. Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) giúp loại bỏ độc tố, duy trì sự cân bằng điện giải và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Nói không với thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ sống, thức ăn lên men, thực phẩm chế biến sẵn,…
- Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia, chất kích thích và chất độc hại.
- Giữ cân nặng ổn định, mẹ bầu với chỉ số BMI bình thường chỉ nên tăng từ 11-13kg là tốt nhất.
- Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé.
- Khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ theo dõi thai kỳ cho mình. Đặc biệt là các loại thuốc như Misoprost0l, Methotrexate,…
- Vận động hợp lý: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga giúp tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng. Không nên tập thể dục với cường độ cao, hạn chế leo cầu thang, bê vật nặng.
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc tối thiểu 7-8 tiếng một ngày.
- Kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ.
Như vậy chị em đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về “Những nguyên nhân gây sảy thai phổ biến” và dấu hiệu sảy thai sớm. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ bổ ích cho những chị em đang có ý định mang thai hoặc vừa mới mang thai nhé!
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.