Sảy thai tự nhiên có bị sót nhau không là câu hỏi thường gặp của các chị em không may mất bé. Việc sảy thai tự nhiên thường để lại một vài hệ quả, và một trong số đó là sót rau sau sảy. Vậy làm sao để nhận biết tình trạng này? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Sót rau sau sảy thai là gì? Sảy thai tự nhiên có bị sót nhau không?
Sảy thai tự nhiên có bị sót nhau không? Việc sót nhau sau sảy thai là hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy, tình trạng sót rau là gì?
- Theo kiến thức y khoa, sót rau sau sảy thai là tình trạng một phần hoặc toàn bộ nhau thai không được loại bỏ hoàn toàn khỏi tử cung sau khi sảy thai. Đây là một biến chứng nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng, xuất huyết và các vấn đề sức khỏe khác.
- Hiện nay, số liệu đã thống kê được rằng, tình trạng sót rau sau sảy thai sẽ chiếm khoảng 1% – 3% phụ nữ không may sảy thai tự nhiên. Tuy tỷ lệ thấp nhưng nhìn chung, chị em cần phải phòng ngừa ngay để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Có thể thấy sót rau do sảy thai, nạo hút thai hay sinh nở nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh sản, dẫn đến tắc ống dẫn trứng, viêm cổ tử cung, và trong trường hợp nặng hơn có thể gây băng huyết,…
Đọc thêm: Sảy thai tự nhiên có cần hút không?6 điều lưu ý sau sảy thai
Sót nhau sau sảy thai tự nhiên có tự hết không?
Theo nguồn tin từ Birth Injury Help Center, nhau thai không tự ra ngoài được nếu bị sót lại sau sinh hoặc sảy thai. Vì vậy cần có sự can thiệp y tế để loại bỏ nhau thai bị sót nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Khi điều này xảy ra, các bác sĩ phải can thiệp bằng cách thao tác thủ công để lấy nhau thai ra khỏi tử cung. Nếu nhau thai bị sót lại trong tử cung lâu ngày mà không được điều trị sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng rất nghiêm trọng và gây tử vong.
Nguyên nhân dẫn tới sót rau sau sảy thai là gì?
Khi bị sảy thai, bào thai trong bụng mẹ có thể tự đẩy ra ngoài, nhưng trong một số trường hợp, thai chỉ ra ngoài một phần mà không nhận ra. Khi đó, bác sĩ phải thực hiện các thủ thuật nhỏ để loại bỏ hoàn toàn rau thai khỏi cơ thể mẹ.
Vậy, sảy thai tự nhiên có bị sót nhau không? Nguyên nhân như thế nào? Theo đó, sót rau thai có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Rau thai bám sâu vào tử cung nên khi lấy ra có thể bị đứt và không lấy hết được.
- Nhân viên y tế sẽ tiến hành thủ thuật không loại bỏ hoàn toàn rau thai ra ngoài.
- Phần rau thai này bị dính vào cổ tử cung đã bị nhiễm trùng sau lần phẫu thuật trước.
Chính vì thế, nếu muốn biết bản thân sảy thai tự nhiên có bị sót nhau không thì tốt nhất nên lưu ý các dấu hiệu lạ của cơ thể, hãy đến ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được phát hiện và điều trị sớm.
Nhận biết dấu hiệu sót nhau bằng cách nào?
Có dấu hiệu nào để biết được sảy thai tự nhiên có bị sót nhau không? Trên thực tế, việc sót nhau sau sảy thai khá dễ nhận biết, nó thường biểu hiện thông qua một số dấu hiệu như sau:
- Sốt cao sau khi sảy thai
- Đau bụng
- Mệt mỏi, uể oải vì mất máu
Nhiều chị em lầm tưởng việc ra máu do sót nhau thai có thể bị nhầm lẫn với sản dịch. Tuy nhiên, chị em có thể phân biệt sản dịch và ra máu bất thường sau sinh bằng cách quan sát màu sắc và trạng thái của máu.
Nếu bị sót nhau thai, máu sẽ ra nhiều, có màu đỏ tươi và có lẫn các cục máu đông. Đi kèm theo các triệu chứng kể trên thì bạn cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.
Đọc thêm: 4 dấu hiệu sảy thai: Sảy thai tự nhiên có đau bụng không?
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Theo trang Cleveland Clinic, khi bị sót rau sau sảy thai chị em nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu gặp những triệu chứng sau đây:
- Khó thở
- Ra máu âm đạo nhiều
- Sốt cao
- Buồn nôn và nôn mửa liên tục
- Đau vùng chậu dữ dội
Quy trình thực hiện nạo sót rau diễn ra thế nào?
Sau khi biết được cơ thể sảy thai tự nhiên có bị sót nhau không, chị em sẽ được bác sĩ thực hiện quy trình nạo sót thai tại bệnh viện. Trước khi tiến hành nạo sót nhau, sót thai, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám toàn thân, đo huyết áp, kiểm tra nhiệt độ, lấy thông tin tiền sử bệnh lý và thăm khám phụ khoa.
Đối với trường hợp sót thai, bác sĩ phụ khoa sẽ xác định tuổi thai, tình trạng xảy, tình trạng tử cung. Nếu không có vấn đề gì bất ổn, bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ về tình trạng hiện tại và quá trình thực hiện thủ thuật để bệnh nhân yên tâm điều trị.
Quy trình nạo sót nhau, sót thai được tiến hành cụ thể như sau:
- Vệ sinh tầng sinh môn sau khi đã sát khuẩn sạch sẽ.
- Tiếp đến, sát khuẩn âm đạo cùng cổ tử cung.
- Đối với một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ thông tiểu cho bệnh nhân.
- Bác sĩ tiến hành đặt van bộc lộ âm đạo và cổ tử cung.
- Bác sĩ dùng kẹp Pozzi để cặp cổ tử cung ở phần mép trước hoặc mép sau.
- Tại chỗ cổ tử cung sẽ được chích thuốc gây tê để dễ tiến hành.
- Bác sĩ xác định tư thế, đo chiều cao tử cung, và nong cổ tử cung nếu cần.
- Dùng kẹp để gắp thai hoặc nhau thai ra ngoài.
- Dùng thìa cùn để nạo kiểm tra tử cung.
- Nếu tử cung chảy máu hoặc co kém, bệnh nhân sẽ được tiêm Oxytocin.
- Sau khi nạo, bác sĩ đo lại buồng tử cung và sát khuẩn cổ tử cung, âm đạo. Tổ chức nạo sẽ được lấy mẫu để giải phẫu bệnh.
Bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ sau khi phẫu thuật xong. Người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe và đến bệnh viện để kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Đọc thêm: Nạo và hút thai khác nhau thế nào? Sau hút thai bao lâu thì tử cung hồi phục?
Những điều cần làm sau khi sót nhau sau sảy thai tự nhiên
Khi bị sót nhau hậu sảy thai, việc đến bệnh viện là hoàn toàn cần thiết, càng sớm càng tốt. Các chuyên gia y tế tại bệnh viện có thể giúp mẹ kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra người bệnh cũng cần đảm bảo những mặt sau:
Về mặt y tế mẹ nên làm gì?
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ dẫn cụ thể về việc theo dõi sức khỏe, sử dụng thuốc và tái khám. Chị em cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn này để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ.
- Uống thuốc theo chỉ định: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng, thuốc giảm đau và các loại thuốc khác tùy theo tình trạng của bạn.
- Theo dõi sức khỏe thường xuyên: Chú ý đến các dấu hiệu bất thường như sốt, ra nhiều máu âm đạo, đau bụng dữ dội. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức.
- Tái khám theo quy định: Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra sức khỏe sau khi biết và điều trị sảy thai tự nhiên có bị sót nhau không. Từ đó, giúp đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt đẹp.
Đọc thêm: 10 bí kíp kiêng cữ sau sảy thai tự nhiên cực kỳ quan trọng
Về mặt thể chất và tinh thần mẹ nên làm gì?
- Nghỉ ngơi điều độ: Sau khi điều trị sót nhau, cơ thể cần thời gian để hồi phục. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh hoặc làm việc quá sức.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sau khi biết và điều trị việc sảy thai tự nhiên có bị sót nhau không sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, thịt nạc, cá và uống nhiều nước.
- Tìm liệu pháp giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Tìm cách thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo.
- Mở lòng nhiều hơn: Chia sẻ tâm sự với người thân, bạn bè hoặc tham gia các nhóm hỗ trợ dành cho phụ nữ sau sảy thai sẽ giúp thai phụ cảm thấy bớt cô đơn và vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Những lưu ý quan trọng khác
- Tránh quan hệ tình dục: Nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 tuần sau khi nạo sót nhau để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Vệ sinh cá nhân: Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín, để phòng ngừa nhiễm trùng.
- Tránh sử dụng tampon: Nên sử dụng băng vệ sinh thay vì tampon trong thời gian đầu sau khi nạo sót nhau.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và làm tăng nguy cơ biến chứng.
Sót nhau sau sảy thai là một trải nghiệm khó khăn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần được chăm sóc y tế đầy đủ và có sự hỗ trợ tinh thần từ những người xung quanh.
Sót nhau sau sảy thai và phá thai có ngăn ngừa được không?
Câu trả lời là không. Hiện tại vẫn chưa có cách nào để phòng ngừa hoàn toàn tình trạng sót rau, nhưng chị em có thể hạn chế hết mức bằng cách trao đổi thông tin về sức khoẻ và tình trạng bệnh lý của bạn đến bác sĩ.
Trong trường hợp này, các chuyên gia y tế sẽ theo dõi chặt chẽ sức khỏe và đưa ra lời khuyên hữu ích khi gặp vấn đề trong thai kỳ nào trong tương lai, chẳng hạn như “sảy thai tự nhiên có bị sót nhau không?”
Chăm sóc sau khi nạo sót rau sau sảy thai
Có nên lưu ý gì khi điều trị vấn đề sảy thai tự nhiên có bị sót nhau không? Về cơ bản, người bệnh sau khi nạo sót rau sảy thai cần lưu ý một số điểm quan trọng như sau:
Vận động nhẹ nhàng nhất có thể
Trong 1-2 ngày đầu sau khi nạo sót nhau thai, chị em nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục tại chỗ để giúp cơ thể hồi phục. Hạn chế các hoạt động nặng như mang vác vật nặng, tập gym cho đến khi bác sĩ cho phép.
Tuân thủ chế độ ăn khoa học
- Hãy ăn đủ ba bữa chính mỗi ngày, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể thanh lọc và bù lại lượng nước đã mất.
- Sữa là nguồn cung cấp protein, canxi và các dưỡng chất thiết yếu khác. Bạn có thể uống sữa tươi, sữa chua hoặc các loại sữa khác theo sở thích.
- Uống nước rau ngót: Rau ngót có tác dụng làm mát cơ thể, thanh lọc máu và giúp co bóp tử cung, hỗ trợ quá trình hồi phục sau nạo sót nhau thai. Nên uống nước rau ngót trong khoảng 3-5 ngày sau khi nạo sót nhau thai.
- Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây khó chịu.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của cơ thể.
Đọc thêm: TOP 6 thuốc bổ máu sau sảy thai mà chị em cần phải biết
Đọc thêm: 5 thực đơn cho người sảy thai, phụ nữ sảy thai nên ăn gì?
Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Để phòng ngừa nhiễm trùng, hãy giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín. Chú trọng giấc ngủ và nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như sốt, ra nhiều máu âm đạo, đau bụng dữ dội và báo cho bác sĩ ngay lập tức.
Tới đây chắc hẳn quý độc giả đã hiểu rõ về sảy thai tự nhiên có bị sót nhau không và cách điều trị cho tình trạng này. TIANYIAI hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho những mẹ bị sót rau sau sảy thai nhé!