fbpx
Thai-nhi-bi-phu-toan-than-co-giu-duoc-khong
Nguyen-dao-ngoc-thuyet

Bác sĩ Nguyễn Đào Ngọc Thuyết

Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành y học cổ truyền 

Sức khỏe thai nhi luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ trong suốt thai kỳ. Phù toàn thân ở thai nhi là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng của bé và gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Vậy thai nhi bị phù toàn thân có giữ được không? Cùng TIANYIAI giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Phù toàn thân ở thai nhi là gì?

Phù toàn thân ở thai nhi, hay còn gọi là Hydrops Fetalis, là một tình trạng y khoa nghiêm trọng đặc trưng bởi sự tích tụ quá mức của dịch trong các khoang cơ thể và dưới da của thai nhi.

Tình trạng này thường được phát hiện thông qua siêu âm thai kỳ, khi bác sĩ nhận thấy có sự phù nề ở nhiều vùng của cơ thể thai nhi, bao gồm vùng bụng, lồng ngực hoặc da. Đây là một dấu hiệu cảnh báo cho các mẹ bầu về một loạt các vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Thai-nhi-bi-phu-toan-than
Phù toàn thân ở thai nhi là gì?

Thai nhi bị phù toàn thân có mấy loại?

Theo Boston Children’s Hospital, có hai dạng phù toàn thân ở thai nhi gồm:

Phù thai do miễn dịch

Phù thai do miễn dịch xảy ra do sự không tương thích giữa nhóm máu Rh hoặc ABO của mẹ và thai nhi. Trong trường hợp mẹ có Rh âm tính cùng thai nhi có Rh dương tính, cơ thể mẹ có thể sản xuất kháng thể chống lại các tế bào máu của thai nhi. Các kháng thể này có thể đi qua nhau thai và tấn công các tế bào máu của thai nhi, dẫn đến sự phá hủy tế bào máu, gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Tình trạng này sẽ càng trầm trọng hơn ở lần mang thai thứ 2, thứ 3,…do lượng kháng thể ngày càng nhiều. Cơ chế không tương thích của nhóm máu ABO cũng tương tự.

Phản ứng miễn dịch này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi bao gồm thiếu máu, vàng da, phù thai, vàng da nhân,…

Phù thai không do miễn dịch

Ngược lại tình trạng này có thể do một loạt các nguyên nhân khác nhau, bao gồm bệnh lý tim mạch, bất thường về nhiễm sắc thể hoặc huyết học, nhiễm trùng,…

Ví dụ, các bệnh lý di truyền như hội chứng Turner, Down và Edward hoặc các bất thường về tim mạch như dị tật tim bẩm sinh, có thể gây ra phù thai. Ngoài ra, nhiễm các virus như Parvovirus B19 hoặc Cytomegalovirus cũng có thể là nguyên nhân.

Thật ra phù thai chỉ là một biểu hiện lâm sàng trong một bệnh cảnh liên quan đến khả năng điều hòa dịch kẽ của thai nhi. Vì vậy ngoài những nguyên nhân kể trên, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này.

Đọc thêm: Nguyên nhân gây sảy thai ở 3 tháng đầu mà bạn cần phải biết

Các triệu chứng của thai nhi bị phù toàn thân

Phù thai là sự bất thường trong quá trình điều hòa dịch kẽ của các mô. Sự tích tự dịch này không chỉ giới hạn ở da mà còn ở các khoang, màng của cơ thể. Trong đó bao gồm:

Tràn dịch màng bụng

Tràn dịch màng bụng là tình trạng dịch tích tụ trong khoang bụng, khiến bụng của thai nhi to lên bất thường. Tràn dịch màng bụng có thể gây ra áp lực lên các cơ quan nội tạng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và tuần hoàn của thai nhi.

Tràn dịch màng phổi

Tràn dịch màng phổi  là sự tích tụ dịch trong khoang màng phổi. Dịch này gây ra áp lực lên phổi và tim của thai nhi, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, tuần hoàn. Tràn dịch màng phổi có thể làm giảm không gian cho phổi phát triển và hoạt động, dẫn đến khó thở cùng các vấn đề hô hấp sau khi sinh.

Tràn dịch màng ngoài tim

Màng ngoài tim bình thường có 2 lớp, gồm lá tạng và lá thành, tạo thành một khoang ảo. Cấu trúc này duy trì sự ổn định của tim và như một hàng rào ngăn cản nhiễm trùng. Tràn dịch màng tim là sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong lớp khoang ảo này, làm giảm chức năng tim.

Đọc thêm: Ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu có sao không?

Thai nhi bị phù toàn thân có giữ được không?

Theo các thống kê, tỷ lệ sống sót của thai nhi bị phù toàn thân thường khá thấp, đặc biệt là đối với những trường hợp nặng. Nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ sống sót tổng thể cho thai nhi bị phù toàn thân dao động từ 10% đến 50%, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Từ năm 1968, sau sự xuất hiện và sử dụng rộng rãi globulin miễn dịch kháng D, tỉ lệ sống sót của các trường hợp phù thai do miễn dịch tăng đáng kể. Do đó, hiện tại các trường hợp phù thai không do miễn dịch chiếm gần 90% trường hợp phù thai. 

Thai-nhi-bi-phu-toan-than-co-giu-duoc-khong
Thai nhi bị phù toàn thân có giữ được không?

Tiên lượng của chứng phù thai chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, tuổi thai lúc chẩn đoán, thời gian sinh, mức độ phù nề của thai nhi và các can thiệp trong tử cung. Trẻ có nguyên nhân ở ngực và dị tật phế quản phổi thường có tiên lượng tốt hơn, trong khi những trẻ có bất thường về nhiễm sắc thể, khiếm khuyết cấu trúc hoặc rối loạn chuyển hóa di truyền thường có tiên lượng xấu hơn.

Khả năng sống sót của thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó mức độ nghiêm trọng của tình trạng phù là yếu tố quan trọng nhất. Tình trạng này có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng, mức độ phù toàn thân càng nặng thì khả năng điều trị và cứu sống thai nhi càng khó khăn. 

Yếu tố 1: Mức độ nghiêm trọng của tình trạng phù

Phù toàn thân nặng, với sự tích tụ dịch ở nhiều khu vực trong cơ thể thai nhi, như da, màng bụng, màng phổi, thậm chí màng ngoài tim, có thể gây ra áp lực lớn lên các cơ quan quan trọng, làm gián đoạn chức năng của tim và phổi. Điều này dẫn đến nguy cơ cao về suy tim, suy hô hấp cùng các biến chứng nghiêm trọng khác, làm giảm khả năng sống sót của thai nhi.

Yếu tố 2: Nguyên nhân gây phù toàn thân ở thai nhi

Phù toàn thân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các rối loạn di truyền, bệnh lý tim mạch, nhiễm trùng và các vấn đề miễn dịch. Nếu nguyên nhân gây ra phù toàn thân là do các rối loạn có thể điều trị được, chẳng hạn như một số bệnh lý nhiễm trùng có thể được kiểm soát bằng thuốc hoặc các vấn đề tim mạch có thể được can thiệp bằng phẫu thuật, thì cơ hội sống sót của thai nhi sẽ cao hơn.

Ngược lại, nếu nguyên nhân là do các rối loạn di truyền nghiêm trọng hoặc các bệnh lý không thể điều trị, khả năng sống sót sẽ thấp hơn.

Đọc thêm: Mẹ bầu nằm sấp có bị sảy thai không? Gợi ý 10+ tư thế tránh sảy thai

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Các phương pháp chẩn đoán phù toàn thân ở thai nhi

Siêu âm  

Siêu âm là phương pháp chính được sử dụng để chẩn đoán phù toàn thân. Qua siêu âm, bác sĩ có thể quan sát sự tích tụ dịch trong các khoang cơ thể của thai nhi, như tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim và phù tổ chức dưới da. Ngoài ra, siêu âm tim thai nhi có thể dùng để xác định các bất thường cấu trúc về tim của trẻ.

Xét nghiệm máu

Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây phù toàn thân. Xét nghiệm này có thể kiểm tra sự hiện diện của các kháng thể Rh trong trường hợp phù toàn thân miễn dịch hoặc tìm kiếm dấu hiệu của nhiễm trùng và các rối loạn chuyển hóa có thể gây ra tình trạng này.

Phân tích nhiễm sắc thể đồ

Thông qua phương pháp chọc ối hoặc lấy mẫu máu thai nhi, các chuyên gia có thể xác định các nguyên nhân do rối loạn di truyền.

Cần làm gì khi thai nhi bị phù toàn thân?

Thai nhi bị phù toàn thân là một trong các bất thường ở thai nhi chiếm tỉ lệ khá thấp, tuy nhiên nó vẫn xảy ra nếu không thăm khám thai định kỳ sẽ không kịp can thiệp giúp đỡ bé và mẹ vượt qua. Vì thế điều quan trọng để phòng ngừa cũng như tăng khả năng sống sót cho thai nhi là bạn nên đi khám thai định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ.

Ngoài ra, khi phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên hành động ngay lập tức bằng cách liên hệ với bác sĩ. Việc này giúp đảm bảo chẩn đoán, điều trị sớm, từ đó cải thiện cơ hội sống sót và sức khỏe của thai nhi. Mẹ bầu cũng nên tuân thủ các lịch trình kiểm tra thai kỳ định kỳ, thảo luận với bác sĩ về bất kỳ lo lắng nào liên quan đến sức khỏe thai nhi.

Me-nen-di-kham-ngay-neu-phat-hien-nhung-dau-hieu-bat-thuong

Đọc thêm: Sảy thai có cần kiêng như đẻ không? Sảy thai nên kiêng gì?

Các biện pháp điều trị phù toàn thân ở thai nhi

Bên cạnh lo lắng liệu “Thai nhi bị phù toàn thân có giữ được không?” thì nhiều mẹ cũng muốn biết liệu phụ toàn thân ở thai nhi có trị được không? Đâu là cách điều trị thai nhi bị phù toàn thân tốt nhất hiện nay? Hiện nay có hai hướng điều trị tình trạng này, cụ thể như sau:

Điều trị miễn dịch

Điều trị phù thai do miễn dịch tập trung vào việc quản lý tình trạng không tương thích nhóm máu giữa mẹ cũng như thai nhi. Hai phương pháp chính bao gồm truyền máu trong tử cung và điều trị bằng globulin miễn dịch.

  • Truyền máu trong tử cung: Đây là một thủ thuật can thiệp phức tạp, trong đó máu được truyền trực tiếp vào tuần hoàn của thai nhi qua dây rốn. Phương pháp này giúp tăng cường số lượng hồng cầu khỏe mạnh, giảm tình trạng thiếu máu, cải thiện chức năng tim của thai nhi. Truyền máu trong tử cung cần được thực hiện nhiều lần trong suốt thai kỳ để duy trì mức hồng cầu ổn định và giảm nguy cơ phù nề.
  • Điều trị bằng globulin miễn dịch (IVIG): IVIG là một loại kháng thể được truyền vào máu của mẹ để giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể mẹ đối với các tế bào máu của thai nhi. Điều trị này có thể làm giảm sự phá hủy tế bào máu của thai nhi do kháng thể Rh hoặc ABO của mẹ, từ đó giảm mức độ phù toàn thân. IVIG thường được sử dụng kết hợp với truyền máu trong tử cung để tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

Điều trị không miễn dịch

Điều trị phù thai không do miễn dịch phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Dưới đây là 2 phương pháp chính dùng để điều trị phù toàn thân không miễn dịch:

  • Quản lý các nguyên nhân cơ bản: Điều này bao gồm điều trị nhiễm trùng, can thiệp tim mạch, và quản lý các rối loạn chuyển hóa. Ví dụ, nếu phù toàn thân do nhiễm trùng virus như Parvovirus B19, mẹ có thể được điều trị bằng các thuốc kháng virus để kiểm soát nhiễm trùng để giảm nguy cơ phù nề. Trong trường hợp có các dị tật tim bẩm sinh, các thủ thuật can thiệp tim mạch có thể được thực hiện để cải thiện chức năng tim của thai nhi và giảm tích tụ dịch.
  • Sử dụng thuốc để giảm phù: Các thuốc lợi tiểu có thể được sử dụng để giảm sự tích tụ dịch trong cơ thể thai nhi, giúp cải thiện tình trạng phù toàn thân. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được cân nhắc kỹ lưỡng và theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa, vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Đọc thêm: Tổng hợp 20+ món ăn giúp an thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu cần biết

Như vậy quý độc giả đã cùng TIANYIAI tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “Thai nhi bị phù toàn thân có giữ được không?” và cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa tình trạng này. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho những mẹ đang nghi ngờ hoặc có thai nhi bị phù toàn thân nhé!

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *