fbpx
Thoi-gian-nao-de-bi-say-thai-nhat

Bác sĩ Nguyễn Đào Ngọc Thuyết

Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành y học cổ truyền 

Một trong những lo lắng lớn nhất của các bà mẹ mang thai là khả năng sảy thai. Để giảm thiểu tối đa rủi ro và bảo vệ thai nhi một cách an toàn, việc hiểu rõ khi mang thai thời gian nào dễ bị sảy thai nhất là vô cùng quan trọng. Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay nhé!

Sảy thai là gì? Có những kiểu sảy thai nào?

Sảy thai là hiện tượng mất thai tự nhiên trước tuần thứ 20 của giai đoạn mang thai. Theo báo cáo của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỷ lệ sảy thai chiếm khoảng từ 10% đến 15% trong tổng số các ca mang thai. 

Có rất nhiều kiểu sảy thai khác nhau, tuỳ từng triệu chứng và giai đoạn khác nhau mà sảy thai được chia ra những loại sau đây:

  • Sảy thai hoàn toàn: Tất cả phôi thai bị đẩy ra khỏi tử cung chỉ trong một lần.
  • Sảy thai không hoàn toàn: Một phần phôi thai bị đào thải ra khỏi tử cung.
  • Sảy thai liên tiếp: Sảy thai xảy ra ít nhất 2 lần liên tiếp.
  • Trứng trống: Phôi thai không phát triển trong tử cung.
  • Dọa sảy thai: Có triệu chứng xuất huyết âm đạo trong nửa đầu thai kỳ, tuy nhiên phôi thai vẫn còn sống.
  • Sảy thai khó tránh: Vỡ ối, rỉ ối, cổ tử cung hở ngoài sẽ dẫn đến sảy thai, vì vậy thai phụ nên chủ động lấy thai ra trước.

Vậy trong giai đoạn 9 tháng 10 ngày của thai kỳ, thời gian nào dễ bị sảy thai nhất? Tỉ lệ sảy thai ở từng giai đoạn là bao nhiêu? 

Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất?

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ sảy thai ở mỗi giai đoạn thai kỳ đều không giống nhau. Vậy khi mang thai thời gian nào dễ bị sảy thai nhất?

Khoảng 80% trường hợp sảy thai diễn ra trong tam cá nguyệt thứ nhất (từ tuần 0 – 12) và giảm xuống từ 1% – 5% trong tam cá nguyệt thứ hai. Nhưng nếu sảy thai trong kỳ tam nguyệt cá thứ hai (từ tuần 13 trở đi) người mẹ sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bản thân.

 
Tuần tuổiTỉ lệ sảy thai
0-6 tuầnTỉ lệ sảy thai cao nhất lên đến 85%. Nhiều phụ nữ còn không biết mình đã mang thai bởi không có những dấu hiệu đặc trưng. Đây chính là khoảng thời gian dễ bị sảy thai nhất.
7-12 tuầnTuổi thai càng lớn, tỷ lệ sảy thai càng giảm. Lúc này, tim thai đã xuất hiện. Tỷ lệ sảy thai khoảng 10%.
13-20 tuầnTỷ lệ sảy thai khoảng 5%. Lúc này thai đã phát triển khá lớn, nếu sảy thai sẽ rất nguy hiểm cho người mẹ (nhiễm trùng tử cung, băng huyết, …)

Vậy câu trả lời cho câu hỏi thời gian nào dễ bị sảy thai nhất là vào 3 tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là 6 tuần đầu với tỉ lệ sảy thai lên đến 85%. Trong thời gian này, mẹ bầu tuyệt đối nên cẩn thận và chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất để tránh những nguy cơ đáng tiếc về sức khoẻ, tránh tình trạng sảy thai không mong muốn.

Đọc thêm: Sảy thai uống gì cho sạch tử cung? 4 vấn đề thường gặp sau sảy thai, phá thai

Dấu hiệu sảy thai theo từng giai đoạn thai kỳ

Tỉ lệ sảy thai trong từng giai đoạn của thai kỳ là không giống nhau, vậy trong mỗi thời kỳ mang thai này, những dấu hiệu nào cho thấy mẹ bầu đang có nguy cơ sảy thai rất cao?

 
Tuần tuổiDấu hiệu sảy thai
0-6 tuần

Giai đoạn thai nhi đang hình thành phôi thai và là thời gian dễ bị sảy thai nhất.

Các dấu hiệu sảy thai thường gặp: 

  • Mất các triệu chứng mang thai như ốm nghén, ngực căng đau, thèm ăn,…
  • Đau bụng, chảy máu âm đạo, mệt mỏi (giống chu kỳ kinh nguyệt)
  • Đôi khi không có dấu hiệu sảy thai nào 
7-12 tuần

Thai nhi phát triển tương đối đầy đủ các bộ phận.

Các dấu hiệu sảy thai thường gặp:  

  • Đau bụng dưới, chảy máu âm đạo kèm cục máu đông
  • Đau lưng dưới, cơn co tử cung, vùng chậu
  • Lượng máu tăng lên nhiều hơn chu kỳ kinh nguyệt
  • Mất triệu chứng mang thai
13-20 tuần

Thai nhi hoàn thiện và mẹ có thể cảm nhận rõ hơn cú đạp chân của thai nhi.

Các dấu hiệu sảy thai thường gặp:

  • Đau bụng dữ dội, có các cơn gò tử cung, khó thở
  • Dịch âm đạo bất thường
  • Chảy máu âm đạo kèm cục máu đông
  • Chuột rút vùng bụng, vùng chậu

Đọc thêm: Sảy thai bao lâu thì có thai lại được? Bổ sung axit folic sau sảy thai có tốt không?

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Nguyên nhân dẫn đến sảy thai là gì?

Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sảy thai ở phụ nữ bao gồm:

  • Yếu tố di truyền và nhiễm sắc thể
  • Điều kiện và thói quen sinh hoạt: Thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi. Ví dụ như tiếp xúc với hóa chất hoặc bức xạ có hại trong môi trường làm việc.
  • Các yếu tố khác: Chế độ ăn uống không đảm bảo, sử dụng ma túy hoặc rượu, tuổi tác, bệnh tuyến giáp không được điều trị, rối loạn hormone, bệnh tiểu đường không kiểm soát, nhiễm trùng, chấn thương, béo phì, các vấn đề về cổ tử cung (như tử cung có hình dạng bất thường), huyết áp cao, ngộ độc thực phẩm,…

    Lưu ý: Sảy thai cũng có thể do cơ địa hoặc thể trạng của người mẹ không phù hợp để mang thai. Do đó, các mẹ cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của mình và thường xuyên kiểm tra y tế để đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ!

Đọc thêm: 4 dấu hiệu sảy thai trong thời kỳ đầu, nguyên nhân và cách phòng tránh? Có bầu quan hệ được không?

Mang-thai-o-do-tuoi-cao-se-co-nguy-co-say-thai-cao-hon
Mang thai ở độ tuổi cao sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn

Phòng ngừa sảy thai: 10 bí quyết bảo vệ thai nhi thời kỳ đầu

Để giảm thiểu tỷ lệ sảy thai trong 3 tháng đầu, đặc biệt là 6 tuần đầu thai kỳ –  thời gian dễ bị sảy thai nhất, mẹ bầu nên tham khảo những bí quyết sau đây:

  1. Dinh dưỡng cân đối: Ăn một chế độ ăn uống cân đối với đủ loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất. Hạn chế caffeine và tránh rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác. Bên cạnh đó mẹ nên uống vitamin dành cho bà bầu và bổ sung axit folic để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  2. Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai: Thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát và tư vấn với bác sĩ trước khi quyết định mang thai.
  3. Giữ cân nặng ổn định: Cân nặng quá cao hoặc quá thấp có thể tăng nguy cơ sảy thai.
  4. Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại: Hạn chế tiếp xúc với hóa chất và tạp chất trong môi trường.
  5. Tập thể dục đều đặn: Vận động cơ thể giúp tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng.
  6. Hạn chế du lịch xa: Tránh di chuyển xa trong thời gian đầu thai kỳ.
  7. Tránh căng thẳng: Tìm cách thư giãn, tham gia các lớp học yoga hoặc thiền.
  8. Khám thai định kỳ: Thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ – thời gian dễ bị sảy thai nhất.
  9. Hạn chế dùng thuốc: Tránh dùng thuốc không cần thiết và luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
  10. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình mang thai, cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đọc thêm: 12 loại thực phẩm gây sảy thai bà bầu tuyệt đối nên tránh xa

Như vậy các bạn đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về thời gian nào dễ bị sảy thai nhất và những dấu hiệu sảy thai theo từng giai đoạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho mẹ bầu hiểu rõ hơn về cách chăm sóc cơ thể khi mang thai để có thể hạn chế tối đa những tình đáng tiếc không nên có trong thai kỳ.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

93497764

Liên hệ Zalo ngay để được chuyên gia tư vấn miễn phí và nhận ngay mã ưu đãi cực lớn