fbpx
Dau-hieu-ung-thu-co-tu-cung
Nguyen-dao-ngoc-thuyet

Bác sĩ Nguyễn Đào Ngọc Thuyết

Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành y học cổ truyền 

Ung thư cổ tử cung nằm trong top 3 danh sách các loại ung thư gây tử vong cao nhất ở phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Vì vậy việc chủ động tìm hiểu các dấu hiệu bệnh sẽ là “chìa khóa” giúp chị em cảnh giác, phát hiện để điều trị kịp thời và hiệu quả.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là sự phát triển bất thường của các tế bào tại cổ tử cung. Khi đó, các tế bào bất thường này sẽ nhân lên mất kiểm soát, hình thành khối u, xâm lấn khu vực xung quanh cũng như di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.

Hàng năm có hơn 600.000 trường hợp mắc mới và 350.000 phụ nữ qua đời do căn bệnh này theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2022.

Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận hơn 5.100 ca mắc ung thư cổ tử cung mới và gần 2.400 phụ nữ tử vong do căn bệnh này. Bên cạnh áp lực tài chính do chi phí điều trị đắt đỏ, hậu quả của căn bệnh này còn kéo dài và tác động không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và trạng thái hạnh phúc của phụ nữ.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

Độ tuổi Khả năng mắc bệnh
Dưới 20 tuổi Rất ít trường hợp mắc UTCTC
Từ 30-45 tuổi Độ tuổi mắc UTCTC phổ biến nhất.
Người trên 65 tuổi Thường mắc UTCTC do thiếu kiểm tra sàng lọc ở độ tuổi trước.

Giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung

Dưới đây là 4 giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung, mức độ nguy hiểm tăng dần theo thời gian:

  • Giai đoạn I: Giới hạn ở cổ tử cung (không tính phần mở rộng ra từ cung). Tỷ lệ sống sót sau 5 năm trên 80%.
  • Giai đoạn II: Tế bào ung thư đã lan ra ngoài tử cung nhưng chưa đến 1/3 dưới âm đạo hoặc vào thành chậu. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 50% – 65%.
  • Giai đoạn III: Tế bào ung thư xâm lấn đến 1/3 dưới âm đạo, khung chậu, gây ảnh hưởng đến thận, hạch bạch huyết xung quanh. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 25 – 35%.
  • Giai đoạn IV: Khối u đã lan sang vùng chậu, bàng quang, phổi, gan, xương,…Tỷ lệ sống sót sau 5 năm lúc này chỉ dưới 15%. 
Giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung:1. Ung thư chưa lan xa khỏi tử cung. 2. Khối u đã lan xa hơn, nhưng vẫn nằm trong khu vực tiết niệu. 3. Tế bào ung thư đã lan xa khỏi khu vực tiết niệu và di căn đến các bộ phận khác. 4. Khối u đã lan sang vùng chậu, bàng quang, phổi, gan, xương
Giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung

Biến chứng nguy hiểm của ung thư cổ tử cung 

Nếu bị mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, người bệnh sẽ phải đối mặt với những hệ lụy sau đây:

  • Vô sinh: Các trường hợp bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tử cung. nhưng phụ nữ lại vẫn còn trong độ tuổi sinh sản, làm mất khả năng sinh sản ở người nữ.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Gây rối loạn cảm xúc, trầm cảm, lo âu, làm giảm hạnh phúc gia đình.
  • Chảy máu: Các khối u xâm lấn âm đạo, di căn đến ruột, bàng quang gây chảy máu, gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
  • Suy thận: Các khối u có thể gây tắc nghẽn niệu quản, làm thận ứ nước, gây suy thận. 
  • Mãn kinh sớm: Nếu điều trị bằng phẫu thuật, bệnh nhân sẽ mất kinh sớm, gây rối loạn nội tiết tố tương tự như giai đoạn mãn kinh. 
Ung-thu-co-tu-cung-co-the-gay-man-kinh-som
Ung thư cổ tử cung có thể gây mãn kinh sớm

Đọc thêm: Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung 

Các dấu hiệu ban đầu của khối u ác tính vùng cổ tử cung rất khó có thể nhận biết bởi chúng phát triển một cách âm thầm, gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh.

Dưới đây là 8 dấu hiệu bệnh thường gặp:

  • Chảy máu âm đạo bất thường xảy ra giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh.
  • Dịch âm đạo tăng tiết bất thường và có mùi hôi, thay đổi về màu sắc. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa khác.
  • Liên tục mệt mỏi, suy nhược dù đã nghỉ ngơi, khối u cổ tử cung có thể nén dạ dày, làm người bệnh không có cảm giác thèm ăn.
  • Khó chịu khi đi tiểu, cảm giác đau, gắt buốt, hoặc châm chích khi đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh này.
  • Ung thư cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ như kinh nguyệt ra nhiều hơn hoặc kéo dài hơn.
  • Khối u cổ tử cung phát triển có thể gây ra cảm giác đau vùng chậu hoặc lưng dưới. Cảm giác đau có thể xuất hiện một cách liên tục và tăng dần mức độ theo thời gian.
  • Sụt cân đột ngột và không rõ nguyên nhân, dù không có thay đổi về chế độ ăn uống hoặc lối sống.
  • Chân có hiện tượng phù và đau xuất hiện khi khối u tăng kích thước, ảnh hưởng đến dây thần kinh và tuần hoàn máu.

Đọc thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Dấu hiệu 3 cấp độ, nguyên nhân và cách điều trị

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Hơn 99% các trường hợp mắc bệnh UTCTC có sự xuất hiện của virus HPV (Human Papillomavirus), theo dữ liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vì vậy, virus HPV được xem là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh lý này ở phụ nữ.

Yếu tố chủ quan dẫn đến ung thư cổ tử cung

  • Quan hệ tình dục sớm: Việc bắt đầu quan hệ tình dục ở độ tuổi càng sớm càng tăng khả năng mắc bệnh.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn tế bào ung thư, hệ miễn dịch suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV.
  • Mang thai quá sớm (trước 17 tuổi) hoặc sinh con nhiều lần (trên 5 đứa con): Việc mang thai và sinh nở khi còn quá trẻ, khi cơ quan sinh dục chưa thực sự phát triển toàn diện sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương đến cơ quan sinh sản, đặc biệt là cổ tử cung.
  • Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và tạo mất cân bằng ở các gen liên quan đến ung thư. Nguy cơ này như nhau dù hút thuốc là trực tiếp hay hút thuốc là thụ động.

Yếu tố khách quan dẫn đến ung thư cổ tử cung

  • Bệnh lây nhiễm như giang mai, HIV/AIDS, chlamydia, sùi mào gà có thể tăng khả năng nhiễm virus HPV.
  • Quan hệ tình dục với nhiều người thì khả năng bị ung thư cổ tử cung do virus HPV ở nữ giới là rất cao.
  • Uống thuốc tránh thai trong một thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên Nguyên nhân của việc này chưa được làm rõ.
  • Trong trường hợp mắc viêm cổ tử cung mạn tính, nếu quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không đúng cách và sức đề kháng kém, thì nguy cơ biến chứng thành UTCTC là rất lớn.

Đọc thêm: Đa nang buồng trứng (PCOS): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Việc chờ đến khi xuất hiện các triệu chứng rồi mới đi khám là quá muộn, vì vậy cần phòng tránh sớm hơn để đảm bảo an toàn. Chị em có thể chủ động phòng ngừa UTCTC này bằng những phương pháp sau đây:

  • Việc tiêm vắc xin HPV là yếu tố tiên quyết trong việc phòng ngừa UTCTC. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ nên tiêm trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi. Nếu sau giai đoạn này, bạn vẫn tiêm được nhưng tỉ lệ phòng ngừa bệnh sẽ thấp hơn.
Tiem-vac-xin-hpv-de-phong-ngua-ung-thu-co-tu-cung
Tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung
  • Sử dụng bao cao su, hạn chế quan hệ tình dục không an toàn để tránh lây truyền virus HPV qua đường tình dục.
  • Tránh quan hệ tình dục ở độ tuổi vị thành niên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh về tình dục và làm tổn thương cổ tử cung.
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp vì sẽ gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm và ảnh hưởng đến cổ tử cung.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày, không thụt rửa âm đạo, nên chọn dung dịch vệ sinh có độ pH từ 3.5 – 4, không mùi, không màu để giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
  • Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin A, C, E, canxi.
  • Nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và không nên ngủ sau 11 giờ. Tập thể dục và luôn giữ tinh thần khỏe mạnh cũng giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
  • Không hút thuốc (kể cả hút thuốc lá thụ động) vì nó có thể tổn thương DNA, giảm khả năng miễn dịch, tạo cơ hội cho virus HPV phát triển.

Như vậy quý độc giả đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về nguyên nhân, yếu tố tác động và cách phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào? Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, hãy chủ động tìm hiểu về các dấu hiệu ung thư cổ tử cung và tiêm phòng vắc xin ngừa virus HPV sớm để đạt được hiệu quả tốt nhất!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *