fbpx
Da-nang-buong-trung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri

Hội chứng buồng trứng đa nang là bệnh lý rối loạn nội tiết tố phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, khiến cho nhiều chị em cảm thấy lo lắng khi mắc phải hội chứng này. Vậy nguyên nhân đa nang buồng trứng là gì? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Hội chứng đa nang buồng trứng hay buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối loạn nội tiết thường gặp, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 5 – 15% tùy thuộc vào tiêu chỉ chẩn đoán bệnh.

PCOS tác động không nhỏ đến sức khỏe sinh sản, gây rối loạn kinh nguyệt, dư thừa lượng hormone androgen, buồng trứng có nhiều nang,…với triệu chứng như mụn trứng cá, mọc râu, tóc rụng nhiều,…Tình trạng này còn có thể dẫn đến hiếm muộn.

Hoi-chung-da-nang-buong-trung-la-gi
Hội chứng đa nang buồng trứng là gì?

Nguyên nhân đa nang buồng trứng

Người mắc PCOS có buồng trứng hoạt động không bình thường và sản xuất ra quá nhiều hormone androgen. Androgen với đại diện chính là testosterone, đôi khi được gọi là hormone “nam tính”. Phụ nữ bình thường vẫn có một ít testosterone trong cơ thể, nhưng trong những trường hợp mắc PCOS, hormone này lại sản xuất nhiều hơn. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác của hội chứng này là gì. 

Tuy nhiên, đây lại là một hội chứng đa yếu tố, một số yếu tố có thể gây ra hội chứng buồng trứng đa nang có thể kể đến như:

  • Yếu tố di truyền: Một số gen nhạy cảm đã được xác định có góp phần ảnh hưởng PCOS. Chủ yếu là các gen liên quan đến sự hình thành các steroid và androgen. 
  • Kháng insulin: Lượng dư thừa của insulin sẽ kích thích buồng trứng tiết ra nhiều androgen hơn, gây khó khăn cho quá trình rụng trứng, gây cản trở quá trình rụng trứng. Hơn 70% phụ nữ mắc PCOS gặp tình trạng kháng insulin.
  • Béo phì: Béo phì cũng là một nguyên nhân gây ra kháng insulin và tăng nguy cơ mắc PCOS. Người béo phì thường dễ mắc PCOS và có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 rất cao.

Triệu chứng đa nang buồng trứng phổ biến nhất

Dưới đây là 8 dấu hiệu phổ biến khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang, bao gồm:

  1. Kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyệt không đều là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất, bao gồm: Chu kỳ kéo dài, kinh nguyệt thưa, hoặc thậm chí không có kinh nguyệt trong một thời gian dài.
  2. Lông phát triển: Rậm lông trên mặt, bụng, lưng, và ngực là một biểu hiện phổ biến. Ngoài ra, cũng có thể có tình trạng rụng tóc trên đỉnh đầu.
  3. Mụn trứng cá và da nhờn: Sự tăng lên của hormone nam có thể dẫn đến sự tăng sản xuất dầu da, gây ra mụn trứng cá và da tiết ra nhiều bã nhờn hơn.
  4. Sạm da: Có thể xuất hiện các vùng da sạm màu, thường ở các vùng có nếp gấp như cổ, bẹn, và dưới ngực.
  5. Kháng insulin: Có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
  6. Béo phì hoặc tăng cân không kiểm soát: Hơn 80% phụ nữ mắc PCOS gặp phải tình trạng thừa cân béo phì và khó có thể kiểm soát cân nặng.
  7. Khó mang thai hơn: Do trứng không rụng hoặc không có noãn, dẫn đến khó khăn trong việc mang thai.
  8. Thay đổi trong tâm lý: Thay đổi tâm trạng, căng thẳng, lo lắng, và thậm chí trầm cảm có thể xuất hiện.

Đọc thêm: 10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung cực kỳ nguy hiểm ở chị em

Bị đa nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Phụ nữ mắc hội chứng đa nang buồng trứng sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và đặc biệt là khả năng mang thai sau này. Việc thăm khám và điều trị sớm là cần thiết để làm giảm những rủi ro không mong muốn. 

Bien-chung-cua-da-nang-buong-trung-pcos
Biến chứng của đa nang buồng trứng (PCOS)

Điều quan trọng chị em cần phải ghi nhớ là PCOS chỉ là một hội chứng, phản ánh nhiều nguyên nhân tiềm ẩn và biểu hiện lâm sàng khác nhau. Vì vậy, những nguy cơ sức khỏe mà chị em phải đối diện cũng sẽ rất đa dạng:

  1. Khó mang thai: Rối loạn quá trình rụng trứng sẽ làm giảm khả năng mang thai, đây là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở phụ nữ.
  2. Rối loạn chuyển hóa: PCOS có thể dẫn đến tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, và đột quỵ,…
  3. Ngưng thở khi ngủ: Phụ nữ mắc PCOS thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn nhiều so với người bình thường.
  4. Ung thư nội mạc tử cung: Niêm mạc tử cung không bong ra đúng cách có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
  5. Tình trạng tâm lý: Bản thân sự mất cân bằng của các hormone trong cơ thể đã làm thay đổi tâm trạng của người phụ nữ. Ngoài ra, các triệu chứng như hói đầu, rậm lông, sạm da, thừa cân làm họ phiền muộn, lo lắng, và tăng nguy cơ trầm cảm hơn.

Đọc thêm: 3 dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách điều trị

Bị buồng trứng đa nang có tự khỏi không?

Hầu hết các trường hợp PCOS đều có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày, tuân thủ chế độ ăn uống cân đối và tăng cường hoạt động thể chất. Chế độ ăn hạn chế calo và tập thể dục là phương pháp tốt nhất để giảm cân, cải thiện tình trạng rối loạn dung nạp glucose, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp PCOS đã dẫn đến các nguy cơ như hiếm muộn, rối loạn chuyển hóa,…việc điều trị bằng thuốc là thực sự cần thiết. Trong tình huống mà thuốc không hiệu quả hoặc không phù hợp, các bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp can thiệp ngoại khoa.

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Bị đa nang buồng trứng có mang thai được không?

Nhiều chị em thắc mắc  buồng trứng đa nang có con được không? – Thực tế, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang vẫn có khả năng mang thai và sinh con tự nhiên, tuy nhiên tỷ lệ thụ thai thành công sẽ thấp hơn so với phụ nữ không mắc bệnh.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hội chứng này có thể dẫn đến nguy cơ hiếm muộn. Để giảm nguy cơ này, chị em phụ nữ nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên và can thiệp điều trị ngay khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Đọc thêm: U nang buồng trứng có thai được không? Dấu hiệu nhận biết?

Cách điều trị đa nang buồng trứng tại nhà

Điều trị bằng thuốc

Để điều trị buồng trứng đa nang, có thể sử dụng những loại thuốc và biện pháp sau:

  1. Thuốc tránh thai: Đây được xem là điều trị đầu tay của PCOS, giúp giảm các triệu chứng như mụn, rậm lông và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Có thể sử dụng miếng dán hoặc vòng tránh thai.
  2. Metformin: Thường sẽ dùng kết hợp trong các trường hợp PCOS có kèm đái tháo đường type 2 hoặc rối loạn dung nạp glucose mà thay đổi lối sống không cải thiện được. Metformin giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm vòng bụng và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  3. Clomiphene: Đây là loại thuốc được sử dụng để kích thích phóng noãn, giúp tăng khả năng mang thai.

Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tốt nhất là đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám đầy đủ và kê toa.

Dieu-tri-da-nang-buong-trung-bang-thuoc
Điều trị đa nang buồng trứng bằng thuốc

Phẫu thuật nội soi buồng trứng: 

Trong một số trường hợp, khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật nội soi. Qua việc tiến hành nội soi ổ bụng, bác sĩ có thể cắt góc buồng trứng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình rụng trứng hoặc phẫu thuật đốt điểm buồng trứng để kích thích sự rụng trứng.

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): 

Phương pháp này giúp phụ nữ mắc hội chứng đa nang buồng trứng có khả năng mang thai. Quá trình bao gồm việc lấy trứng và tinh trùng của vợ chồng, thụ tinh ngoài cơ thể để tạo thành phôi thai. Phôi thai sau đó được chuyển vào tử cung của người vợ để phát triển tiếp.

Mẹo dân gian điều trị buồng trứng đa nang

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và can thiệp phẫu thuật để điều trị PCOS, nhiều chị em vẫn thích sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh an toàn hơn. Dưới đây là một số thảo dược thiên nhiên giúp đẩy lùi buồng trứng đa nang:

  • Sử dụng giấm táo: Giấm táo được cho là có khả năng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, thúc đẩy quá trình rụng trứng, giảm cân và điều chỉnh đường huyết. Dùng giấm táo pha với nước ấm hàng ngày có thể giúp cải thiện các triệu chứng của PCOS.
  • Uống trà xanh: Trà xanh chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, cải thiện chức năng của buồng trứng, kiểm soát đường huyết ổn định và cân bằng nội tiết tố của cơ thể.
  • Sử dụng ngải cứu: Ngải cứu là thảo dược có khả năng điều hòa kinh nguyệt, cân bằng các hormone liên quan sinh sản của cơ thể. Ngải cứu thường được sử dụng bằng cách dùng ngoài như chườm, xông,…
  • Uống nước ép nha đam: Nha đam chứa nhiều thành phần có tác dụng kiểm soát cholesterol và cân bằng nội tiết tố, giúp cải thiện chức năng buồng trứng.
  • Dùng dầu dừa: Dầu dừa chứa nhiều axit béo tự nhiên và chất chống oxy hóa, giúp giảm insulin và cân bằng đường huyết. 
  • Ngoài ra, các thảo dược khác như cúc hoa, nhân sâm, quế, cây trinh nữ, tiểu hồi, cam thảo,…cũng đang được nghiên cứu và ghi nhận các tác dụng có lợi trong việc cân bằng nội tiết tố, giảm triệu chứng PCOS và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Đọc thêm: 15 nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều ở nữ giới

Chế độ ăn uống cho người bị đa nang buồng trứng

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe, giảm cân, kiểm soát đường huyết tốt. Vì vậy nếu đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang, chị em nên có một chế độ cụ thể, phù hợp với tình trạng của bản thân. 

Bị buồng trứng đa nang nên ăn gì?

Dưới đây là thực đơn cho người bị đa nang buồng trứng cho chị em tham khảo:

Thực phẩmGợi ýVai trò
Vitamin DNấm, cá hồi, pho mai, hải sản có vỏ,…Bổ sung vitamin D để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và kiểm soát các triệu chứng của PCOS.
Men tiêu hóa (Probiotic)Sữa chuaProbiotic giúp cân bằng nội tiết tố và kiểm soát viêm, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
Thực phẩm giàu Omega 3Quả bơ, hạt, cá hồi, cá thu, dầu oliu,…Giúp giảm trầm cảm và lo lắng, hạn chế tình trạng ăn uống quá độ dẫn đến tăng cân.
MagieRau lá xanh đậm, hạt và hạt, bơ, đậu, bột cacao và nước hầm xương,…Magie giúp điều chỉnh huyết áp, insulin và glucose và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
KẽmThịt, các loại đậu, hạt, trứng, ngũ cốc nguyên hạt,…Kẽm giúp kiểm soát glucose, tăng cường hoạt động của insulin và cải thiện triệu chứng của PCOS.
Vitamin BCá hồi, thịt gà, hàu, sữa chua, gan, trứng, thịt lợn, khoai lang,…Bổ sung các loại vitamin nhóm B như vitamin B6, B9 và B12 giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố.
Chất xơRau cải, rau bí, xà lách, cải xoăn,…Chất xơ giúp chống lại sự đề kháng insulin và thích hợp cho việc kiểm soát cân nặng.
Trái câyBưởi, táo, lê, kiwi, nho, anh đào, cam, quýt…Giúp cung cấp chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Thực phẩm kháng viêmCá hồi, bông cải xanh, trà xanh, dầu ô liu, nghệ,…Giúp giảm viêm, đặc biệt là đối với phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang.
ProteinThịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu, các loại ngũ cốc, cá…Protein giúp bổ sung sắt, giảm lượng đường trong máu và cải thiện các triệu chứng PCOS.

Đọc thêm: Uống nước dừa có gây sảy thai không? 9 lợi ích tuyệt vời

Bị buồng trứng đa nang không nên ăn gì? 

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe thì nếu ăn uống sai cách và lạm dụng những thực phẩm không lành mạnh, có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh khi bị buồng trứng đa nang:

  • Hạn chế carbohydrate tinh chế: Khi mắc PCOS, người bệnh nên hạn chế ăn bánh mì, mì ống, gạo và ngũ cốc,… để làm giảm tình trạng kháng insulin.
  • Tránh đồ ăn chiên xào và nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên rán và có nhiều dầu mỡ có thể làm ảnh hưởng quá trình chuyển hóa của cơ thế, tăng chỉ số đường huyết và làm tăng triệu chứng PCOS.
Tranh-do-chien-xao-va-nhieu-dau-mo
Tránh đồ chiên xào và nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế thực phẩm đóng hộp: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
  • Tránh đồ uống có gas và caffeine: những loại đồ uống này có thể làm tăng lượng insulin và gây khó khăn trong việc thụ thai đối với phụ nữ mắc PCOS.

Làm gì để phòng tránh đa nang buồng trứng?

Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân của hội chứng buồng trứng đa nang, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh và các biến chứng nguy hiểm thông qua việc duy trì một lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe hàng ngày. 

Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia:

  • Giữ cân nặng ổn định: Việc duy trì cân nặng lý tưởng không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh.
  • Kiểm soát lượng carbohydrate: Hạn chế lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể giảm nguy cơ đề kháng insulin trong cơ thể.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khỏe toàn diện và giảm nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến kháng insulin và cân nặng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Việc thăm bác sĩ định kỳ giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe từ sớm, giúp ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn của bệnh. Khuyến khích chị em nên đi khám phụ khoa ít nhất 6 tháng/lần.

Như vậy chị em đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về “Đa nang buồng trứng (PCOS): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị”. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ bổ ích cho những chị em đang gặp phải hội chứng này nhé!

Bác sĩ Nguyễn Đào Ngọc Thuyết

✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành y học cổ truyền 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

93497764

Liên hệ Zalo ngay để được chuyên gia tư vấn miễn phí và nhận ngay mã ưu đãi cực lớn