✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
Phá thai là tình trạng mà chị em phụ nữ thường gặp phải khi mang thai, có thể do hoàn cảnh lúc đó không cho phép sinh con hoặc cũng có thể do bản thân phôi thai phát triển không khoẻ mạnh. Vậy nạo phá thai có vi phạm pháp luật không? Nên chọn phá thai bằng thuốc hay ngoại khoa? Chi phí bao nhiêu? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
ToggleTôi muốn nạo phá thai, phải làm như thế nào?
Việc nạo phá thai phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ và phải được thực hiện tại các bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế được cấp phép. Trong trường hợp phá thai nội khoa, bác sĩ sẽ cho thai phụ dùng 2 loại thuốc phối hợp gồm Mifepriston (còn gọi là RU486, biệt dược Mifestad 200) và Misoprostol.
Mifepriston tác động làm cho niêm mạc tử cung không được phát triển thuận lợi cho việc làm tổ của trứng đã được thụ tinh. Còn Misoprostol có tác dụng gây co thắt tử cung nhằm tống trứng đã thụ tinh trở thành bào thai ra ngoài.
Thuốc phá thai Mifepristone nên được sử dụng dưới sự cho phép và giám sát của các cán bộ y tế, không nên tự ý mua thuốc không rõ nguồn gốc để uống.
4 phương pháp phá thai thường gặp
Có hai phương pháp phổ biến là: Phá thai nội khoa và phá thai ngoại khoa. Phá thai ngoại khoa có thể chia thành hút thai chân không, nạo hút thai và khởi phát chuyển dạ. Thông thường các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của từng người và chu kỳ mang thai để phán đoán phương pháp nạo phá thai phù hợp nhất:
- Phá thai nội khoa: Phá thai bằng thuốc
- Phá thai ngoại khoa:
- Hút thai chân không
- Nạo và nong hút thai
- Khởi phát chuyển dạ (giục sinh)
Về nguyên tắc, đối với thai phụ từ 1-7 tuần tuổi, hầu hết các bác sĩ sản phụ khoa đều sẽ khuyến cáo sử dụng thuốc phá thai, nếu tuần thai dài hơn một chút (7-14 tuần) hoặc người mẹ dị ứng với thành phần của thuốc phá thai nội khoa thì nên chọn phá thai ngoại khoa.
Phá thai bằng thuốc | Hút thai chân không | Nong và nạo hút thai | Khởi phát chuyển dạ | |
Tuần tuổi thích hợp | 1-7 tuần | 6-12 tuần | 13-18 tuần | Trên 14 tuần |
Tính an toàn | An toàn nhất | Có rủi ro | Có rủi ro | Nguy hiểm nhất trong 4 phương pháp |
Mức độ ảnh hưởng sức khoẻ | Tương đối không ảnh hưởng | Tương đối không ảnh hưởng | Dễ tổn thương thành tử cung | Tổn thương một bộ phận thành tử cung, mức độ nguy hiểm cao |
Chi phí bình quân (VND) | 2.500.000-3.000.000 | 3.500.000- 4.000.000 | 5.000.000-6.000.000 | Tuỳ thuộc từng cơ sở y tế, bệnh viện |
Phá thai bằng thuốc dùng cho tuổi thai nào? Chi phí phá thai bao nhiêu?
Phá thai bằng thuốc là phương pháp phá thai đơn giản nhất, độ an toàn cao, ít gây tổn thương đến nội mạc tử cung và cũng là phương pháp phá thai duy nhất không cần phẫu thuật. Theo bài viết Những điều cần biết về thuốc phá thai nội khoa của Bộ y tế , thai bằng thuốc sẽ sử dụng phối hợp hai loại thuốc Mifepristone ( còn gọi là RU486 ) và Misoprostol. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định phá thai bằng thuốc trong giai đoạn đầu của thai kỳ (trong vòng 1-7 tuần).
Tuy nhiên, không phải thể trạng của mọi người đều phù hợp với phá thai bằng thuốc, vì thuốc phá thai có thể thúc đẩy quá trình co giãn mạch máu, nếu người mẹ có chức năng đông máu bất thường hoặc mắc các bệnh về tim mạch thì cần phải xem xét và đánh giá kỹ lưỡng trước khi sử dụng phương pháp này.
Chi phí phá thai bằng thuốc khoảng 2.500.000 – 3.000.000 VNĐ (sẽ thay đổi tùy theo từng phòng khám và khu vực).
Q1: Quá trình phá thai bằng thuốc diễn ra như thế nào?
Quy trình thực hiện phá thai bằng thuốc sẽ có những bước cơ bản sau đây:
- Đến các cơ sở y tế, phòng khám hoặc bệnh viện được cấp phép, sau khi được bác sĩ siêu âm và xét nghiệm máu, nếu đủ điều kiện thì có thể trực tiếp uống liều thuốc Mifepristone đầu tiên để ngăn chặn sự phát triển của thai nhi dưới sự giám sát của bác sĩ.
- Thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu quay lại phòng khám để uống liều thuốc thứ hai, cũng có người sẽ trực tiếp kê đơn thuốc thứ hai để uống tại nhà.
- Sau liều thứ hai khoảng 3 giờ sẽ cảm thấy đau bụng nhiều hơn, có hiện tượng chảy máu và xuất hiện cục máu đông. Nếu cảm thấy khó chịu và đau đớn, bạn có thể uống thuốc giảm đau như paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm bớt khó chịu.
- Quay lại tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để xác nhận phôi thai đã được hoàn toàn thải ra ngoài hay chưa.
Q2: Phá thai bằng thuốc có cần nhịn ăn không?
Hầu hết các bác sĩ không yêu cầu nhiều với liều thuốc đầu tiên, nhưng một số phòng khám sẽ yêu cầu nhịn ăn để thuốc phát huy tác dụng tốt hơn.
Đối với liều thuốc thứ hai, hầu hết các bác sĩ đều khuyên nên nhịn ăn trên hai giờ hoặc uống trực tiếp khi vừa mới thức dậy vào buổi sáng.
Q3: Sau khi phá thai bằng thuốc nếu phôi thai chưa thải ra hết phải làm sao?
Nếu phá thai bằng thuốc không thành công sẽ phải sử dụng các biện pháp phá thai ngoại khoa. Hãy đến ngay các phòng khám hoặc cơ sở y tế để các bác sĩ tư vấn và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Q4: Uống thuốc phá thai bao lâu thì hết đau?
Tình trạng của mỗi người đều không giống nhau, liều thứ hai của thuốc phá thai sẽ thúc đẩy tử cung co bóp mạnh và khiến bạn cảm thấy khó chịu, tuy nhiên tình trạng này thường sẽ hết sau 1-2 ngày.
Đối với những người hay đau bụng kinh dù đã uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ nhưng vẫn không đỡ, bạn có thể cân nhắc phá thai bằng phương pháp ngoại khoa nếu có khả năng chịu đau kém.
Q5: Uống thuốc phá thai liều thứ hai cần chú ý những gì?
Sau khi phá thai nội khoa sản dịch chảy ra chủ yếu là máu có lẫn máu đông và một số mô, tương tự như máu kinh nguyệt bình thường và lượng máu chảy ra sẽ tăng dần theo số tuần. Điều quan trọng hơn cần lưu ý là có thể xảy ra hiện tượng nhiễm trùng do bài tiết không sạch (sót nhau).
Do đó, nếu có các triệu chứng như sốt liên hồi, viêm nhiễm, tim đập nhanh, tụt huyết áp thì phải quay lại phòng khám ngay để được bác sĩ tư vấn càng sớm càng tốt!
Phá thai ngoại khoa: Thường áp dụng cho thai 6-18 tuần
Hút thai chân không:
Hút thai chân không phù hợp với thai khoảng 6-12 tuần tuổi, lúc này kích thước thai nhi đã lớn hơn một chút, chỉ dùng lực co bóp tử cung sẽ không thể phá thai hoàn toàn nên so với phá thai bằng thuốc thì hút thai chân không là phương pháp phù hợp và an toàn hơn.
Trong quá trình hút thai chân không khoảng 10 – 20 phút, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành gây mê, sau đó dưới sự theo dõi của máy siêu âm sẽ đưa một ống soi khoảng 0,5mm vào buồng tử cung để hút sạch dần các mô bên trong, hoàn tất việc hút thai. Vì lực hút của ống hút không quá mạnh nên tổn thương thành tử cung ít hơn, không gây hại đáng ngại cho cơ thể!
Nong, nạo hút thai:
Thường được áp dụng với thai nhi từ 13 – 18 tuần tuổi. Như đã đề cập ở trên, sức hút của ống hút chân không bị hạn chế nên khi số tuần dài hơn (13-18 tuần) thì không thể hoàn thành việc phá thai chỉ bằng ống hút chân không mà cần được kết hợp với nong, nạo hút thai.
Nguyên lý của nó thực chất tương tự như hút thai chân không, cũng cần sử dụng que mở rộng tử cung để hỗ trợ mở rộng cổ tử cung, sau đó đưa một dụng cụ nạo khoảng 1cm vào tử cung để phá hủy phần lớn mô thành những mảnh nhỏ, cuối cùng sử dụng ống hút chân không để hoàn thành thủ thuật phá thai.
Q6: Chi phí của phương pháp phá thai ngoại khoa khoảng bao nhiêu?
Chi phí phá thai ngoại khoa khoảng 3.500.000 vnđ – 6.000.000 VNĐ (sẽ thay đổi tùy theo từng phòng khám và khu vực).
Q7: Phá thai ngoại khoa cần chuẩn bị những gì?
Để phẫu thuật an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất, trước khi phẫu thuật phá thai cần nhịn ăn trong 8 tiếng, đồng thời hãy đi cùng người thân, bạn bè để có thể hỗ trợ và chăm sóc bạn trong trường hợp cần thiết.
Ngoài ra, chống chỉ định phá thai ngoại khoa trong những trường hợp sau đây:
- Có sẹo vết mổ cũ trên thân tử cung
- Dị ứng với Misoprostol
- Viêm nhiễm phụ khoa cấp tính chưa được điều trị
Q8: Những biến chứng thường gặp khi phá thai ngoại khoa là gì?
Biến chứng của phương pháp hút thai chân không:
Biến chứng sớm:
- Chảy máu âm đạo hoặc ứ máu trong tử cung
- Rách cổ tử cung
- Thủng tử cung
Biến chứng muộn:
- Sót nhau và thai (biểu hiện: đau bụng, ra huyết mùi hôi, sốt, ớn lạnh)
- Nhiễm trùng, rong kinh hoặc vô kinh
- Dính buồng tử cung
- Thai ngoài tử cung
- Vô sinh
Biến chứng của phương pháp nong, nạo hút thai:
- Chảy máu nhiều, rong huyết kéo dài.
- Nhiễm khuẩn.
- Thủng tử cung.
- Cơ thể mệt mỏi
Sau khi thực hiện phá thai ngoại khoa, nếu chăm sóc và điều tiết sức khỏe tốt thì sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ của các di chứng về sau!
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Khởi phát chuyển dạ: Áp dụng cho thai nhi từ 14 tuần trở lên
“Khởi phát chuyển dạ” phù hợp với những trường hợp thai nhi đã ngoài 14 tuần và là biện pháp cuối cùng khi cần thiết. Nguyên nhân là khởi phát chuyển dạ nguy hiểm hơn so với ba phương pháp trước, phần lớn là do ở giai đoạn sau của thai kỳ, khi thể trạng của người mẹ không tốt hoặc phôi thai không phát triển như mong muốn mới đưa ra quyết định này.
Quá trình khởi phát chuyển dạ cũng giống như sinh đẻ bình thường, chỉ khác là do thiếu tuần nên các dấu hiệu chuyển dạ sẽ không xuất hiện trước mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc kích đẻ khiến cho cơ thể xuất hiện những cơn đau chuyển dạ và co thắt tử cung, sau đó thai nhi sẽ ra đời một cách tự nhiên. Với phương pháp này thì không có giới hạn về số tuần, ngoại trừ thai ngoài tử cung thì người mẹ cần sinh mổ và không thể tiến hành khởi phát chuyển dạ.
Q9: Chi phí phá thai bằng phương pháp khởi phát chuyển dạ (sinh non) khoảng bao nhiêu?
Chi phí phá thai bằng phương pháp sinh non phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Chi phí khám tổng quát
- Chi phí tiến hành phẫu thuật
- Chi phí chăm sóc sau phẫu thuật
- Các chi phí phát sinh khác
- Ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng cơ sở y tế và tình trạng của thai phụ và thai nhi. Do đó tuỳ vào từng trường hợp mà có các mức chi phí khác nhau.
Q10: Túi nước giục sinh là gì?
Trong quá trình khởi phát chuyển dạ, một “quả bóng nhỏ” đặc biệt được sử dụng để đưa vào cổ tử cung và đưa nước vào đó để tạo thành một túi nước căng phồng, từ đó gây áp lực lên cổ tử cung, giúp cổ tử cung mở và mềm hơn để đẩy thai nhi ra ngoài.
Thai nhi ít tuần tuổi nên chọn phá thai nội khoa hay phá thai ngoại khoa?
Thông thường dưới sự đánh giá toàn diện, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất. Ví dụ như số tuần tuổi của thai nhi nằm trong khoảng tuần thứ 6 và tuần thứ 7, về lý thuyết có thể áp dụng phương pháp phá thai nội khoa, tuy nhiên thực tế cũng có thể xảy ra trường hợp phá thai không hoàn toàn, lúc này sẽ cần thảo luận sử dụng phương pháp hút thai chân không, phương án an toàn ít rủi ro nhất cho thai phụ.
Nạo phá thai có vi phạm pháp luật không?
Theo điều 7 của Quyết định số 4620/QĐ-BYT, ngày 25/11/2009, do Bộ Y tế ban hành về “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”, mọi hành vi thực hiện phá thai sau 22 tuần tuổi đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Cụ thể, bất kỳ hành vi phá thai nào sau thời gian này, hoặc phá thai dựa trên việc lựa chọn giới tính của thai nhi, đều được coi là nghiêm cấm. Pháp luật chỉ cho phép việc phá thai trước 22 tuần tuổi, và chỉ khi đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, kỹ thuật, cũng như trang thiết bị, như được quy định chi tiết trong Quyết định 4620/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Ngoài ra nếu vi phạm quy định về phá thai thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 84 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành ví dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:- Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;- Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính
Sảy thai, nạo phá thai ở mọi tuần tuổi đều cần được chăm sóc sức khoẻ
Chăm sóc sức khỏe sau sảy thai, nạo phá thai chính là thời gian để thai phụ hồi phục sức khoẻ, cũng giống như giai đoạn ở cữ ở người phụ nữ sinh đẻ bình thường. Đây là thời gian để chữa lành vết thương, hãy chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng giờ,… giúp cơ thể hồi phục càng sớm càng tốt.
Hãy lựa chọn thực phẩm chức năng Ái Tiểu Nguyệt để chăm sóc sức khỏe một cách tiện lợi và hiệu quả. So với các thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng, thảo mộc chăm sóc hồi phục sau sảy thai, nạo phá thai của TIANYIAI còn chứa các dược liệu thảo mộc, giúp bổ sung năng lượng và nguyên khí khi sảy thai, nạo phá thai và tăng cường khả năng điều hòa của thai phụ. Đó mới chính là phương pháp chăm sóc sức khoẻ hiệu quả và an toàn.
Như vậy các bạn đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về nạo phá thai có vi phạm pháp luật không và 4 phương pháp phá thai phổ biến hiện nay. Mỗi người đều có những quan điểm và sự chọn lựa khác nhau về vấn đề “phá thai ngoại khoa”, không có đúng hay sai. Điều quan trọng nhất là trước khi đưa ra quyết định, bạn phải hiểu rõ tình trạng cơ thể của mình, trao đổi và thảo luận với các bác sĩ chuyên môn, tìm ra phương pháp phá thai phù hợp với bản thân, đó mới chính là sự lựa chọn tốt nhất!
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.