fbpx
Mat-kinh-nguyet-1-nam-co-sao-khong
Nguyen-dao-ngoc-thuyet

Bác sĩ Nguyễn Đào Ngọc Thuyết

Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành y học cổ truyền 

Nhiều chị em dù chưa bước vào độ tuổi mãn kinh nhưng đã gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt hay thậm chí là vô kinh. Vậy mất kinh nguyệt 1 năm có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mất kinh nguyệt 1 năm là hiện tượng như thế nào?

Trước khi trả lời cho câu hỏi “Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không?” thì trước tiên chúng ta cần hiểu rõ đây là hiện tượng gì.

Mất kinh nguyệt trong 1 năm là khi một phụ nữ không xuất hiện đợt hành kinh trong suốt một khoảng thời gian dài (12 tháng liên tiếp). Nếu đã lớn tuổi thì tình trạng mất kinh nguyệt có thể đó là dấu hiệu sớm cho thấy bạn đang bước vào giai đoạn mãn kinh.

Ngoài ra, mất kinh nguyệt trong 1 năm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nếu đang trong độ tuổi sinh sản mà mắc phải tình trạng này thì tốt nhất chị em nên đi thăm khám sớm để điều trị hiệu quả.

Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không?

Câu trả lời là có. Mất kinh nguyệt trong 1 năm là một dấu hiệu bất thường và cần phải được khắc phục sớm. Nếu chị em vẫn còn trẻ và chưa bước vào giai đoạn mãn kinh, mất kinh suốt 12 tháng có thể là do bạn đang gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Thông thường, đối với những người hành kinh đều, nếu không xuất hiện đợt hành kinh trong 03 tháng liên tiếp đã được xem là vô kinh, còn với những người chu kỳ kinh nguyệt không đều thời gian này là 06 tháng.

Vì vậy nếu còn đang băn khoăn liệu “Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không?” thì chị em nên ngay lập tức đến những cơ sở y tế uy tín để kiểm tra để sàng lọc và tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này càng sớm càng tốt.

Mat-kinh-nguyet-1-nam-co-sao-khong
Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không?

Đọc thêm: Chậm kinh có sao không? 10 dấu hiệu trễ kinh bạn cần biết

Nguyên nhân gây mất kinh nguyệt 1 năm

Theo Medical News Today, có đến 13 nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mất kinh nguyệt 1 năm, trễ kinh hoặc vô kinh, cụ thể như sau:

  • Lạm dụng thuốc tránh thai:

Sử dụng thuốc tránh thai, vòng tránh thai nội tiết hoặc que cấy trong thời gian đầu sẽ có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này sẽ có vài tháng không xuất hiện đợt hành kinh.

Ngoài ra, khi sử dụng các loại thuốc tránh thai hàng ngày loại 21 ngày, chị em chú ý phải dừng thuốc khi hết vỉ để có khoảng thời gian hành kinh (7 ngày) rồi mới chuyển sang dùng vỉ tiếp theo. Để tránh quên mà dùng thuốc luôn, chị em nên dùng loại 28 viên (21 viên có hormone và 7 viên vitamin hoặc sắt) để dùng thuốc liên tục mà không cần để ý ngày nghỉ. 

  • Thiếu chất dinh dưỡng:

Suy dinh dưỡng có thể làm gián đoạn chức năng vùng dưới đồi và tuyến yên, ảnh hưởng đến hệ nội tiết, từ đó dẫn đến mất kinh.

  • Thiếu cân:

Cân nặng quá thấp cũng sẽ khiến cho vùng dưới đồi và tuyến yên hoạt động kém, dẫn đến tình trạng vô kinh.

  • Do áp lực, căng thẳng và stress:

Stress có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone trong cơ thể và là một nguyên nhân gây vô kinh. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người bị chậm kinh do stress có tỷ lệ trầm cảm và lo lắng cao hơn.

  • Vận động cường độ cao:

Vận động thể chất quá mức cũng sẽ làm suy giảm kinh nguyệt do chức năng của tuyến yên. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng 50% phụ nữ tập thể dục quá độ có thể gặp phải các vấn đề nhỏ về kinh nguyệt.

  • Rối loạn ăn uống:

Các chứng rối loạn ăn uống liên quan đến tâm thần như chán ăn hoặc ăn vô độ làm rối loạn nội tiết tố cơ thể nên ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

  • Tăng cân quá mức: 

Tăng cân quá nhanh có thể gây mất cân bằng hormone và dẫn đến việc bị trễ kinh tạm thời.

  • Dùng thuốc điều trị tâm thần:

Các loại thuốc chống trầm cảm và điều chỉnh khí sắc trong điều trị các chứng rối loạn tâm thần ảnh hưởng hoạt động vùng dưới đồi và tuyến yên, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS):

Hội chứng đa nang buồng trứng không chỉ làm chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc thậm chí là mất kinh do rối loạn nội tiết tố, tăng nồng độ androgen. Chị em mắc hội chứng này thường đi kèm với một số triệu chứng như nổi mụn, rậm lông, mọc râu, tăng cân,…

  • Suy buồng trứng sớm:

Suy buồng trứng sớm xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động trước tuổi 40, không còn trứng nên không thể rụng trứng dẫn đến hiện tượng mất kinh. 

  • Hội chứng Turner:

Hội chứng Turner là một rối loạn di truyền. Đa phần các trường hợp này sẽ không có kinh từ lúc dậy thì.

  • Dị tật đường sinh dục:

Cấu trúc bộ phận sinh dục bất thường như vách ngăn ngang qua âm đạo hoặc màng trinh không thủng, làm tắc nghẽn dòng máu kinh, dẫn đến mất kinh. Những trường hợp này thường đau bụng dữ dội ngay từ lúc dậy thì.

  • Vấn đề về tuyến yên:

Nếu như chị em đang mắc phải các vấn đề liên quan đến u tuyến yên, hoại tử tuyến yên sau sinh, hoặc bệnh sarcoidosis (u hạt), có thể ức chế cơ thể tiết hormone điều tiết và gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không? Tới đây các bạn đã có thể hiểu được rằng mất kinh nguyệt 1 năm là một tình trạng báo động và chị em không nên chủ quan khi mắc phải tình trạng này.

Đọc thêm: 15 nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều ở nữ giới

Tác hại của kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt là thứ phản ánh rõ nhất sức khỏe sinh sản của một người phụ nữ. Tình trạng vô sinh suốt 12 tháng liên tiếp sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Cụ thể như sau:

  1. Kinh nguyệt không đều có thể gây suy giảm sức khỏe phụ nữ ví dụ như căng thẳng kéo dài, suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt, mệt mỏi, và dễ mắc các vấn đề về xương khớp.
  2. Ảnh hưởng không nhỏ đến nhan sắc, đặc biệt là những phụ nữ trên 30 tuổi: Làn da sẽ trở nên khô ráp và xanh xao hơn. Nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, mụn cũng xuất hiện nhiều hơn, khiến da có nguy cơ lão hóa sớm.
  3. Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản: Mất cân bằng nội tiết tố làm ảnh hưởng đến chất lượng của chuyện vợ chồng, chị em dễ gặp các tình trạng vùng kín đau rát, đau bụng dưới, giảm ham muốn tình dục. Chị em thấy không thoải mái và khó có thể đạt được khoái cảm như mong muốn.
  4. Nguy cơ vô sinh hoặc hiếm muộn: Đặc biệt là với phụ nữ đang gặp vấn đề phụ khoa như hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS), lạc nội mạc tử cung, hoặc ung thư buồng trứng. Nếu không được điều trị sớm, có thể làm giảm khả năng mang thai trong tương lai.

Tới đây thì các bạn đã nắm được 4 tác hại của kinh nguyệt không đều. Trong đó vô sinh hiếm muộn là điều mà nhiều chị em lo lắng nhất. Nếu đang trong độ tuổi sinh sản và có mong muốn có con thì chị em nên thăm khám sớm để kịp thời điều trị.

Đọc thêm: Kinh nguyệt không đều có sao không? 1 tháng có kinh 2 lần có cần khám bác sĩ không?

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Không có kinh nguyệt có thai được không?

Để trả lời cho câu hỏi “Không có kinh nguyệt có thai được không?” thì cần phải xem xét nhiều yếu tố khác như như tình trạng sức khỏe, nguyên nhân gây mất kinh ở bệnh nhân là gì. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Vô kinh nguyên phát

Vô kinh nguyên phát là khi phụ nữ đến độ tuổi dậy thì nhưng không có hiện tượng hành kinh, hoặc nói cách khác, dù đã đến 18 tuổi nhưng chưa từng có bất kì một đợt hành kinh nào.

Trong trường hợp này, các chuyên gia sẽ quan tâm đến tất cả nguyên nhân bất thường hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng và những bất thường về cấu tạo giải phẫu của bộ phận sinh dục như không có tử cung, không có âm đạo, màng trinh không thủng, không có buồng trứng hoặc buồng trứng teo bẩm sinh,…

Không có kinh nguyệt có thai được không? – Nếu chưa từng có kinh nguyệt có nghĩa là trứng không chín và rụng, tinh trùng không để thụ tinh để mang thai được nên phụ nữ rất khó có thể mang thai tự nhiên.

Khong-co-kinh-nguyet-co-thai-duoc-khong
Không có kinh nguyệt có thai được không?

Trường hợp 2: Vô kinh thứ phát

Trong trường hợp vô kinh thứ phát, đây là hiện tượng chị em đang có kinh nguyệt bỗng dưng bị mất kinh (khoảng từ 3-6 tháng vô kinh).

Trong trường hợp này, chị em dù không có kinh nguyệt ổn định nhưng vẫn có khả năng mang thai, tuy nhiên tỷ lệ thành công là rất thấp. Lý do là bởi khi bị rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ làm giảm khả năng thụ tinh và khả năng mang thai tự nhiên.

Vì vậy nếu còn băn khoăn “Không có kinh nguyệt có thai được không?” hay “Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không?” thì chị em nên theo dõi  tình trạng sức khỏe của mình đồng thời khám sức khỏe sinh sản để xác định rõ nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục tốt nhất.

Đọc thêm: Kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh vón cục có nguy hiểm không? 

Cách khắc phục khi mất kinh nguyệt 1 năm

Bên cạnh can thiệp y tế thì chị em cũng có thể cải thiện tình trạng mất kinh nguyệt 1 năm bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống. Dưới đây là một số thực phẩm và thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt dành cho bạn:

Thực phẩm điều hòa kinh nguyệt

Dưới đây là một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt:

 

Thực phẩm

Công dụng

1GừngGừng có tính ấm, giúp giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt. Lưu ý không sử dụng gừng cùng với aspirin hoặc coumaric để tránh tác dụng phụ.
2Mướp đắngMướp đắng giàu vitamin và khoáng chất, giúp hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và ổn định đường huyết. 
3Đu đủQuả đu đủ chín chứa nhiều caroten và đu đủ xanh có chứa enzyme papain. Caroten kích thích tiết estrogen – một hormone điều hòa kinh nguyệt, trong khi papain giúp co bóp tử cung và tống kinh nguyệt ra ngoài dễ dàng hơn.
4Dứa (Thơm)Dứa chứa enzyme bromelain, giúp phân hủy protein và giúp tái tạo các tế bào máu, cải thiện tình trạng mất máu sau mỗi chu kỳ kinh. Tuy nhiên không ăn quá nhiều dứa nhất là khi bụng đói.
5NhoTrái nho giàu chất chống oxy hóa và sắt, giúp cải thiện lưu thông máu và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
6Cà rốtCà rốt giàu chất sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu do ra nhiều kinh nguyệt.
7Rau diếp cáRau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, và giúp hỗ trợ quá trình lưu thông máu.
8NghệNghệ chứa curcumin, một hoạt chất giúp kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu những triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, chướng bụng, mệt mỏi,…
9Rau mùi tâyRau mùi tây giúp lưu thông máu và giảm niêm mạc tử cung, cũng như hồi phục sau kinh nguyệt.
10Đường thốt nốtĐường thốt nốt giàu chất khoáng giúp cải thiện tình trạng thiếu máu và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em lưu ý lượng dùng nên vừa phải để tránh ảnh hưởng đường huyết.
11Nha đamNha đam giúp điều hòa hormone và cải thiện nội tiết tố, đồng thời giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
12Rau cần tâyRau cần tây kích thích cổ tử cung co bóp nhẹ và giúp máu kinh được đẩy ra ngoài sớm hơn.
13Rau thìa làRau thìa là giàu dưỡng chất giúp giảm viêm, điều kinh, và giảm đau bụng kinh.
14Trái chà làTrái chà là giàu chất sắt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu và ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
15Ngải cứuNgải cứu giúp điều kinh, làm ấm bụng, giảm đau, chống viêm và kích thích quá trình lưu thông máu.
16QuếQuế giúp ổn định lượng insulin trong máu và giảm đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
17Cá hồiCá hồi giàu omega 3 và protein, giúp cải thiện lượng đường trong máu và giảm các triệu chứng kinh nguyệt.
18Hạt mè (Vừng)Vừng giàu lignans và axit béo, giúp cân bằng chu kỳ kinh nguyệt bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất hormone.
19Giấm táoGiấm táo giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm đau bụng kinh.
20Sữa chuaSữa chua chứa probiotics giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng và tiêu chảy.

Thực phẩm cần tránh khi bị rối loạn kinh nguyệt

Dưới đây là một số thực phẩm chị em cần tránh để có một sức khỏe tốt và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt tốt:

  • Caffeine: Tránh đồ uống chứa caffeine như cà phê, vì nó có thể làm tăng cảm giác đầy hơi và không thoải mái trong kỳ kinh nguyệt.
  • Rượu bia: Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn cồn vì nó có thể làm tăng nồng độ estrogen và testosterone, ảnh hưởng xấu đến tâm trạng và làm giảm đường huyết.
  • Tránh đồ uống có ga hoặc thức uống chứa nhiều đường: Vì chúng có thể làm bạn cảm thấy đầy hơi và khó chịu.
  • Thức ăn nhanh và thức ăn nhiều dầu mỡ: Vừa không tốt cho sức khỏe lại còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Thực phẩm có tính hàn và thực phẩm sống: Ví dụ như gỏi cá, sashimi, gỏi tái sống, vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt là chị em mắc hội chứng ruột kích thích, làm tình trạng đau bụng kinh trầm trọng hơn.

Đọc thêm: 5 lý do gây ra kinh nguyệt màu đen? Điều trị như thế nào?

Thực phẩm chức năng giúp điều hoà kinh nguyệt

Tới đây chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi mất kinh nguyệt 1 năm có sao không?. Để cải thiện tình trạng vô kinh kéo dài chị em có thể tham khảo tinh chất thảo dược thiên nhiên giúp điều hòa kinh nguyệt đến từ thương hiệu TIANYIAI (Đài Loan).

Tinh chất Thư Tiêm – Điều hoà trong kỳ kinh nguyệt

Thời điểm sử dụng: Khi kỳ kinh nguyệt vừa bắt đầu, ngày hôm sau có thể bắt đầu sử dụng. 

Thành phần: Nước, tinh chất thảo dược (đương quy, xuyên khung, xích thược, óc chó, gừng khô, cam thảo, ích mẫu), đường isomalto, nước quả mọng cô đặc (táo, nam việt quất, dâu tây, phúc bồn tử, cherry, lý chua đen), nước lựu cô đặc, đường, nước chanh cô đặc, chiết xuất hoa hướng dương.

Công dụng: Điều hòa kinh nguyệt theo phương pháp độc đáo 3 giai đoạn: Thanh lọc, bồi bổ và nghỉ ngơi. Giúp giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, bồi bổ khí huyết và giữ gìn vóc dáng thon gọn.

Quy cách đóng gói: Mỗi hộp 10 gói, nên sử dụng mỗi ngày 2 gói sau bữa ăn.

Tinh chất Mỹ Nghiên – Điều hoà trước và sau kỳ kinh nguyệt

Thời điểm sử dụng: Người có thể trạng bình thường, sau khi kỳ kinh kết thúc, uống 2 gói mỗi ngày sau bữa sáng và bữa trưa, duy trì trong 5 ngày liên tục. Người có thể trạng yếu có thể tăng cường sử dụng thêm trước khi kỳ kinh nguyệt đến 1 tuần.

Thành phần: Nước, tinh chất thảo dược (đương quy, xuyên khung, hoàng kỳ, bạch thược, thục địa, phục linh, bạch truật, cam thảo, táo đỏ, kỷ tử, nhục quế, nhân sâm), đường isomalto, đường, nước quất, nước chanh cô đặc, chiết xuất Pleurotus citrinopileatus (chứa Ceramide).

Công dụng: Giúp giảm bớt hội chứng tiền kinh nguyệt và cảm giác khó chịu, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, phục hồi nhanh chóng từ sâu bên trong, dưỡng ẩm và giúp da sáng mịn.

Quy cách đóng gói: Mỗi hộp 10 gói, nên sử dụng mỗi ngày 2 gói sau bữa ăn.

Dieu-hoa-kinh-nguyet
Điều hoà kinh nguyệt toàn diện – Thảo mộc Thư Tiêm + Mỹ Nghiên

Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không? – Chắc chắn là có. Để mang lại hiệu quả tốt nhất chị em có thể tham khảo combo tinh chất Thư Tiêm và Mỹ Nghiên trong vòng 1 tháng để có thể điều hoà kinh nguyệt toàn diện.

Như vậy bạn đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về “Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không? Nguyên nhân và giải pháp”. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho những chị em đang gặp phải tình trạng vô kinh kéo dài. Chúc chị em nhiều sức khỏe!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *