✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành y học cổ truyền
Hầu hết trường hợp máu kinh màu nâu vào đầu và cuối kỳ kinh được coi là bình thường. Tuy nhiên không ít chị em vẫn cảm thấy lo lắng khi gặp phải hiện tượng này. Vậy kinh nguyệt màu nâu có bất thường không? Làm sao để khắc phục? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
ToggleKinh nguyệt màu nâu là gì?
Máu kinh màu nâu chứng tỏ lượng máu này đã tồn đọng trong tử cung một thời gian dài hơn. Khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hoá và từ đó thay đổi màu sắc của máu thành màu nâu. Nếu máu nâu tiết ra ít vào đầu hoặc cuối kỳ kinh nguyệt, thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, kinh nguyệt màu nâu cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như mang thai, tiền mãn kinh – mãn kinh, rối loạn nội tiết tố hoặc bệnh lý phụ khoa.
Khi nào máu kinh màu nâu được coi là bình thường?
Theo Verywell Healthy, hầu hết các trường hợp kinh nguyệt màu nâu là bình thường, nhưng không ít phụ nữ vẫn có thể cảm thấy lo lắng. Dưới đây là một số tình huống khi máu kinh có màu nâu là điều bình thường:
- Tiền mãn kinh: Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, có thể sẽ tiết ra ít estrogen hơn. Vì vậy chu kỳ kinh nguyệt cũng ngắn hơn , lượng máu kinh giảm đáng kể nên dòng chảy hành kinh cũng chậm hơn, máu kinh có thời gian bị oxy hóa lâu hơn nên có màu nâu.
- Mang thai sớm: Xuất hiện âm đạo màu nâu, lượng ít cũng thường gặp trong với các mẹ bầu trong 12 tuần đầu thai kỳ.
- Chảy máu sau sinh: Sau sinh việc xuất hiện sản dịch là điều hoàn toàn bình thường. Sản dịch thường có màu nâu hoặc hồng nhạt, kéo dài khoảng hai tuần rồi biến mất.
- Tác dụng phụ của việc ngừa thai: Một số phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố, chẳng hạn như vòng tránh thai, que cấy và thuốc tránh thai, có thể làm cho kinh nguyệt nhạt màu và có màu nâu.
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp: Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây chảy máu nhẹ, thường có màu nâu.
- Đầu hoặc cuối chu kỳ kinh nguyệt: Trong 1 – 2 ngày đầu hành kinh, do lượng máu kinh ra ít nên thời gian trong tử cung lâu hơn, oxy hóa thành màu nâu, một số trường hợp có thể là máu kinh từ chu kỳ trước còn đọng lại bị tống ra ngoài. Cuối đợt hành kinh, lượng máu ít và dòng chảy cũng chậm hơn tương tự.
Khi thấy máu kinh màu nâu trong những trường hợp kể trên thì chị em không nên quá lo lắng vì đây là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu cảm thấy chu kỳ kinh của mình bất thường và có nhiều vấn đề về sức khoẻ thì chị em nên đi khám để kiểm tra và điều trị sớm.
Kinh nguyệt màu nâu cảnh báo điều gì?
Máu kinh màu nâu không chỉ là sự thay đổi màu sắc thông thường mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề sau đây:
Viêm sinh dục
Bất kỳ tác nhân nào gây viêm nhiễm vùng kín đều có thể gây ra triệu chứng xuất huyết âm đạo màu nâu, nhưng lậu cầu, Chlamydia, Cytomegalovirus,…là những tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục cần lưu ý vì có thể làm viêm vùng chậu, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là vô sinh.
Mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai :
Nếu xuất hiện biểu hiện chảy máu âm đạo, kèm theo cơn cơ tử cung và đau vùng bụng dưới thì có thể những dấu hiệu sảy thai sớm. Khi điều này xảy ra, máu chảy ra sẽ có thể có màu nâu.
Đọc thêm: 4 dấu hiệu sảy thai trong thời kỳ đầu, cách phòng tránh?
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
U xơ cổ tử cung và polyp tử cung
Đa phần các nhân xơ này đều lành tính. Tuy nhiên khi nhân xơ quá lớn hoặc ở một số vị trí có thể cản trở lưu thông máu hành kinh từ lòng tử cung đến âm đạo, làm máu kinh có màu nâu. Chị em cần gặp bác sĩ nếu triệu chứng này đi kèm với việc thời gian hành kinh kéo dài (>7 ngày), thiếu máu, đau vùng bụng dưới,…
Đa nang buồng trứng (PCOS):
PCOS có thể dẫn đến thay đổi kinh nguyệt và những người mắc PCOS có thể gặp tình trạng kinh nguyệt nhạt và không đều, máu kinh có thể xuất hiện màu nâu.
Tâm trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài
Tâm lý căng thẳng và tâm trạng tiêu cực do áp lực công việc, gia đình và cuộc sống có thể gây rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, trễ kinh, vô kinh và khiến máu kinh có màu nâu bất thường.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, kháng sinh, thuốc chống đông máu và thuốc an thần có thể gây ra thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và màu sắc của máu kinh. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chị em cần thảo luận kỹ với bác sĩ để hiểu rõ tác dụng phụ và cách sử dụng an toàn.
Đọc thêm: Khí hư màu nâu: 11 nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Nên làm gì nếu kinh nguyệt màu nâu?
Để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng kinh nguyệt màu nâu thì chị em cần thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và lưu ý những điều sau đây:
- Giữ vệ sinh vùng kín hằng ngày: Duy trì vệ sinh vùng kín bằng cách sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp và đảm bảo vùng kín luôn khô ráo và thông thoáng.
- Thay băng vệ sinh và quần lót thường xuyên: Ít nhất 3-4 tiếng một lần để tránh tình trạng viêm nhiễm và vi khuẩn xâm nhập.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung dinh dưỡng cân bằng, tránh ăn quá nhiều đường và các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe tổng thể.
- Uống đủ nước: Đảm bảo uống đủ lượng nước mỗi ngày (ít nhất 2 lít) để ổn định đường huyết và điều hoà kinh nguyệt.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích: Tránh sử dụng thuốc lá, rượu, bia và các chất kích thích khác có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Tập luyện thể dục đều đặn: Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh, cân bằng nội tiết và giữ cho tinh thần thoải mái.
- Khám phụ khoa định kỳ: Ít nhất 6 tháng một lần giúp phát hiện sớm và điều trị các vấn đề phụ khoa kịp thời.
Nếu có máu kinh màu nâu kéo dài hoặc có các triệu chứng khác như đau bụng, sốt cao,…thì chị em nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đọc thêm: Đa nang buồng trứng (PCOS): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Sản phẩm chăm sóc và điều hoà kinh nguyệt chính hãng
Máu kinh màu nâu là một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ của chị em đang gặp vấn đề. Để bảo vệ sức khoẻ tổng thể và sức khoẻ sinh sản thì chị em nên quan tâm và theo dõi chu kỳ kinh của mình nhiều hơn.
Nhiều chị em còn cảm thấy khó chịu khi chuẩn bị bước vào kỳ kinh nguyệt. Ví dụ như: Đau vú, phù quanh mắt và chân, xuất hiện mụn trứng cá, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, cùng với tâm trạng dễ cáu gắt, mệt mỏi, khó ngủ, thay đổi khẩu vị và giảm ham muốn tình dục,…
Để cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt và tình trạng rối loạn kinh nguyệt đã kể trên, thì chị em có thể sử dụng trình điều hoà kinh nguyệt toàn diện gồm Tinh chất Thư Tiêm và Tinh chất Mỹ Nghiên đến từ thương hiệu TIANYIAI Đài Loan.
Tinh chất Thư Tiêm được bổ sung axit chlorogenic, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo hiệu quả. Trong khi đó, tinh chất Mỹ Nghiên chứa ceramide, hỗ trợ tái tạo da, cấp ẩm và giúp da trở nên tươi trẻ, mềm mịn và rạng rỡ.
Với sự kết hợp giữa 21 loại thảo dược quý từ thiên nhiên, tinh chất Thư Tiêm và tinh chất Mỹ Nghiên có hương vị chua ngọt dễ uống, cách sử dụng đơn giản. Sản phẩm này là sự lựa chọn hoàn hảo cho chị em đang gặp phải những vấn đề về kinh nguyệt, được các bác sĩ Đông y, bác sĩ sản phụ khoa khuyên dùng.
Đọc thêm: 5 lý do gây ra kinh nguyệt màu đen? Điều trị như thế nào?
Như vậy chị em đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về “Kinh nguyệt màu nâu có bất thường không? Làm sao để khắc phục?”. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ bổ ích cho những chị em đang gặp tình trạng kinh nguyệt màu nâu nhé!