fbpx
U-nang-buong-trung-la-gi
Nguyen-dao-ngoc-thuyet

Bác sĩ Nguyễn Đào Ngọc Thuyết

Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành y học cổ truyền 

U nang buồng trứng là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. 90% u nang là lành tính nhưng nếu chuyển sang ác tính thì có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Vậy u nang buồng trứng là gì? Có nguy hiểm không? Phụ nữ bị u nang buồng trứng có mang thai được không? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là bệnh lý do các khối u chứa dịch hoặc chất rắn như bã đậu hình thành trên hoặc bên trong buồng trứng. Chúng thường có kích thước rất nhỏ dao động từ 3-8cm hoặc có thể chiếm hết không gian trong ổ bụng.

Bộ Y tế khuyến cáo có khoảng 5-10% phụ nữ bị mắc bệnh, hầu hết các khối u là lành tính, nhưng có những trường hợp biến chứng thành ung thư buồng trứng gây gây nguy hiểm đến tính mạng.

U-nang-buong-trung
U nang buồng trứng

Phân loại u nang buồng trứng

U nang có 2 loại chính bao gồm u nang cơ năng và u nang thực thể.

U nang buồng trứng dạng cơ năng

Có 3 loại u nang cơ năng, bao gồm:

  • Nang bọc noãn: Là nang noãn đã trưởng thành nhưng không vỡ, không rụng trứng, có kích thước từ 3-8cm hoặc hơn, gây chậm kinh.
  • Nang hoàng thể: Khi hoàng thể phát triển kích thước > 3 cm, sẽ được xem là nang chứ không còn là hoàng thể đơn thuần.
  • Nang hoàng tuyến: Là loại nang cơ năng hiếm gặp và liên quan đến thai kỳ. Nang xuất hiện cả hai bên buồng trứng, thường gặp ở bệnh nhân đa thai, bệnh lý tế bào nuôi, hoặc được kích thích buồng trứng.

U nang buồng trứng dạng thực thể 

Những khối u này thường phát triển trong thầm lặng, kéo dài trong nhiều năm và có nguy cơ ung thư hóa, bao gồm:

  • U tuyến dịch thể: Dạng thường gặp nhất, vỏ mỏng, cuống dài và có chứa dịch. Đa phần u lành tính, tuy nhiên một số đặc điểm như u có nhú, tăng sinh mạch máu nhiều thì có nguy cơ ung thư hóa.
  • U nang bì: Phổ biến là u quái, chiếm 25% u nang buồng trứng, vỏ ngoài trơn láng, chứa các cấu trúc như tóc, mỡ, răng và bã đậu và thường lành tính. 
  • U tuyến dịch nhầy: Kích thước tương đối lớn, lắp đầy khoang chậu và gây chèn ép khoang, 85% lành tính.
  • U Brenner: Có kích thước nhỏ (5-8 cm), có cấu trúc giống như lớp sừng và 80% là lành tính.
  • Nang lạc nội mạc buồng trứng: Tổ chức nội mạc tử cung phát triển trên bề mặt buồng trứng, gây đau khi hành kinh và tắc vòi trứng và thậm chí là vô sinh.

Đọc thêm: Viêm âm đạo là gì? Viêm âm đạo có tự hết không?

Ai có nguy cơ bị u nang buồng trứng?

Bệnh lý này có thể xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ em, trẻ vị thành niên, phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (20-35 tuổi) còn kinh nguyệt.

U-nang-buong-trung-pho-bien-nhat-voi-phu-nu-trong-do-tuoi-sinh-san
U nang buồng trứng phổ biến nhất với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

U nang buồng trứng ít gặp hơn sau mãn kinh, tuy nhiên sau mãn kinh, người phụ nữ xuất hiện các khối u buồng trứng thì nguy cơ ác tính cao hơn. 

Yếu tố nguy cơ và triệu chứng u nang buồng trứng

Yếu tố làm tăng nguy cơ u nang buồng trứng bao gồm:

    1. Điều trị vô sinh: Đặc biệt là các bệnh nhân được điều trị bằng gonadotropin hoặc điều trị kích thích buồng trứng.
    2. Sử dụng thuốc Tamoxifen – một nội tiết tố điều trị ung thư vú.
    3. Mang thai.
    4. Suy giáp.
    5. Hút thuốc lá.
    6. Thắt ống dẫn trứng.

Tùy vào phân loại và kích thước của khối u sẽ có những triệu chứng khác nhau, bao gồm:

    • Đau ở hông dưới, vùng chậu, vùng thắt lưng hoặc đùi
    • Chướng bụng và căng tức vùng bụng dưới,
    • Sờ thấy khối u ở vùng chậu
    • Đau rát khi quan hệ
    • Rối loạn kinh nguyệt: chậm kinh, vô kinh, rong kinh,…
    • Chảy máu vùng kín bất thường
    • Buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi và chán ăn
    • Đi tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, có thể có cảm giác đau buốt.
    • Cân nặng thay đổi bất thường

Đọc thêm: Kinh nguyệt màu đen là bệnh gì? 5 nguyên nhân chính dẫn đến kinh nguyệt màu đen

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Các khối u nang thường phát triển chậm, âm thầm qua nhiều năm. Dù tỉ lệ u ác tính chỉ chiếm 10% nhưng nếu chủ quan sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 

Một số biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng bao gồm:

  • Xoắn u nang: Thường xảy ra với u nang nhỏ, khi u xoắn, tuần hoàn máu đến buồng trứng bị gián đoạn, gây đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn mửa.
  • Chèn ép các cơ quan xung quanh: Khi u phát triển lớn sẽ gây áp lực lên các cơ quan xung quanh. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như tiểu buốt rát, táo bón, ứ nước bể thận và phù nề.
  • Vỡ nang: Xảy ra khi áp lực dịch trong nang u quá lớn, gây đau bụng đột ngột và thậm chí gây chảy máu trong ở bụng. Nặng hơn có thể dẫn đến hội chứng nhiễm khuẩn và viêm phúc mạc gây tử vong.
  • Ung thư hóa.

Không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi “U nang buồng trứng có nguy hiểm không?” bởi vì đa phần các u nang cơ năng đều không cần điều trị mà có thể tự biến mất, hoặc chỉ cần điều trị nội khoa. Tuy nhiên đối với u nang thực thể hoặc biến chứng của u nang buồng trứng lại rất nguy hiểm, và có thể đe dọa tính mạng của người phụ nữ.

Bien-chung-cua-u-nang-buong-trung
Biến chứng của u nang buồng trứng

U nang buồng trứng có mang thai được không?

Hầu hết các loại u nang không gây nguy hiểm và 90% là lành tính. Tuy nhiên, nếu mắc phải u nang lạc nội mạc tử cung hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và làm cho việc thụ thai trở nên khó khăn gây vô sinh.

Vậy u nang buồng trứng có mang thai được không? Câu trả lời là có với điều kiện là u lành tính hoặc được điều kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Cách điều trị u nang buồng trứng

Việc điều trị bệnh phải phụ thuộc vào từng trường hợp, cụ thể như sau:

  • U nang dạng cơ năng: Thường không cần điều trị đặc biệt, chỉ cần theo dõi qua một số chu kỳ kinh, vì nó có khả năng tự giảm đi.
  • U nang dạng thực thể: Cần phẫu thuật loại bỏ khối u càng sớm càng tốt để tránh biến chứng và nguy cơ ung thư.

Cách phòng ngừa u nang buồng trứng

Để phòng ngừa bệnh lý u nang buồng trứng các bạn có thể tham khảo những biện pháp sau:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Bổ sung thêm trái cây, rau xanh, hạn chế đường và chất béo. Tập thể dục đều đặn để không bị tăng cân. Uống từ 1.5-2 lít nước mỗi ngày.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Theo dõi sự phát triển của buồng trứng và phát hiện sớm các biểu hiện của u nang buồng trứng. 
  • Khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.
  • Kiểm soát hormone: Nếu gặp vấn đề về rối loạn hormone và buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
  • Sử dụng thuốc ngừa thai và cho con bú trên 6 tháng.  

Như vậy chị em đã có thể trả lời được câu hỏi “U nang buồng trứng có nguy hiểm không?” và “U nang buồng trứng có mang thai được không?”. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *