fbpx
Ra-mau-giua-chu-ky-kinh-nguyet
Nguyen-ngoc-huyen-tram

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huyền Trâm

✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng

Xuất huyết âm đạo bất thường sẽ khiến nhiều phụ nữ lo lắng và băn khoăn liệu đây có phải là dấu hiệu của việc mang thai hay không. Vậy xuất huyết giữa chu kỳ là gì? Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 28 đến 30 ngày, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh hiện tại cho đến ngày đầu của kỳ kinh kế tiếp. Đối với những phụ nữ có chu kỳ ngắn khoảng 21 ngày hoặc dài từ 32 đến 35 ngày, nếu diễn ra đều đặn cũng được coi là bình thường.

Tuy nhiên, có những trường hợp phụ nữ gặp phải tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể gây lo lắng về việc liệu đây có phải là dấu hiệu của bệnh phụ khoa hay không và cần phải làm gì khi gặp phải tình trạng này.

Chảy máu âm đạo theo chu kỳ được gọi là kinh nguyệt hoặc hành kinh, thường kéo dài từ 5-7 ngày và xuất hiện theo đúng chu kỳ. Ngược lại, nếu chảy máu ngoài kỳ kinh, không theo chu kỳ, sẽ được xem là chảy máu âm đạo bất thường hoặc xuất huyết âm đạo.

Dấu hiệu của xuất huyết âm đạo bất thường thường xuất hiện dưới dạng các vệt máu nhỏ, không đủ để thấm ướt quần lót, hoặc có thể kéo dài vài ngày như một chu kỳ kinh ngắn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, do các nguyên nhân khác nhau, lượng máu kinh có thể nhiều hơn và kéo dài, thường được gọi là rong kinh.

Đọc thêm: Kinh nguyệt không đều có sao không? 1 tháng có kinh 2 lần nên làm gì?

Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?

Ra máu giữa chu kỳ kinh có phải là dấu hiệu mang thai? Đây là thắc mắc của nhiều phụ nữ khi gặp tình trạng này. Theo số liệu từ Bộ Y tế, có khoảng 25 – 30% phụ nữ mang thai gặp tình trạng ra máu báo hoặc xuất huyết âm đạo trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Vì vậy, hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh có thể là một trong những dấu hiệu sớm cho thấy khả năng mang thai.

Ra-mau-giua-chu-ky-kinh-co-thai-khong
Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không?

Tuy nhiên, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và quan hệ trong khoảng một tuần sau khi sạch kinh, khả năng mang thai là khá thấp, đặc biệt khi bạn đã uống thuốc tránh thai. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn có thể kiểm tra bằng que thử thai hoặc xét nghiệm máu sau khoảng hai tuần kể từ ngày quan hệ.

Nguyên nhân gây ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt

Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

1. Sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết:

Trong vài tháng đầu sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như viên uống kết hợp, thuốc tránh thai progestin, miếng dán, que cấy, hoặc vòng tránh thai có hormone, hiện tượng ra máu giữa chu kỳ có thể xảy ra. Ngoài ra, nếu quên uống thuốc, gặp vấn đề hấp thụ hormone do nôn mửa hoặc tiêu chảy, hoặc kéo dài việc dùng thuốc tránh kinh, bạn có thể bị chảy máu bất thường.

2. Mất cân bằng nội tiết tố:

Sự thay đổi hormone do căng thẳng, thay đổi chế độ ăn uống, hoặc đối với bé gái mới bắt đầu có kinh và phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng có thể dẫn đến chảy máu giữa chu kỳ.

3. Bệnh lây qua đường tình dục và các tình trạng viêm nhiễm:

Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như chlamydia và lậu, cùng với các tình trạng viêm nhiễm như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, hoặc viêm vùng chậu, đều có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo bất thường. Kèm theo đó là các triệu chứng như đau vùng chậu, nước tiểu đục, và tiết dịch bất thường.

4. Lạc nội mạc tử cung:

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô tử cung phát triển ở vị trí không bình thường bên ngoài tử cung, có thể gây ra đau bụng kinh, đau khi quan hệ và kinh nguyệt kéo dài. Đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh ở phụ nữ.

5. Ung thư

Ung thư cổ tử cung, tử cung hoặc buồng trứng có thể gây chảy máu bất thường giữa chu kỳ do niêm mạc tử cung dày lên. Phụ nữ từ 40-50 tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh này, nhưng dễ nhầm lẫn với dấu hiệu mãn kinh. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung và tử cung sau tuổi 30 là rất quan trọng.

Ra-mau-giua-chu-ky-kinh-nguyet-la-dau-hieu-canh-bao-ung-thu-co-tu-cung
Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung

6. Các nguyên nhân khác:

Xuất huyết giữa chu kỳ còn có thể do các nguyên nhân như polyp tử cung, u xơ tử cung, thai ngoài tử cung, động thai, hoặc do dọa sẩy thai. Đặc biệt, viêm nhiễm hoặc tổn thương âm đạo, thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh do khô âm đạo, cũng có thể gây ra chảy máu, nhất là sau khi quan hệ.

Đọc thêm: Kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh vón cục có nguy hiểm không?

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Cách chuẩn đoán tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt 

Khi có sự thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên theo dõi và ghi lại các thông tin quan trọng như ngày bắt đầu và kết thúc kỳ kinh, lượng máu ra, và các triệu chứng kèm theo như đau bụng, máu đông, hoặc chuột rút. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe của bạn.

Các phương pháp chẩn đoán mà bác sĩ có thể đề xuất bao gồm:

  • Siêu âm vùng chậu: Giúp kiểm tra xem các bệnh lý như polyp tử cung, u xơ tử cung hay u nang buồng trứng có phải là nguyên nhân gây chảy máu giữa chu kỳ hay không.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Phân tích niêm mạc tử cung để tìm nguyên nhân chảy máu do mất cân bằng hormone, lạc nội mạc tử cung, hoặc phát hiện dấu hiệu tiền ung thư.
  • Nội soi tử cung: Bác sĩ sử dụng ống mềm có gắn camera để quan sát tình trạng bên trong tử cung và xác định nguồn gốc của hiện tượng chảy máu bất thường.

Những phương pháp này giúp xác định chính xác nguyên nhân và từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Đọc thêm: Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không? Nguyên nhân và giải pháp

Nên làm gì khi ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt? Điều trị như thế nào?

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và ghi nhận những dấu hiệu bất thường sẽ giúp bạn cung cấp thông tin chính xác về tình trạng sức khỏe sinh sản cho bác sĩ. Nếu bạn phát hiện mình bị chảy máu không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.

Tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ đề xuất các phương án điều trị thích hợp như sau:

1. Điều trị bằng thuốc

Sau khi kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây chảy máu giữa chu kỳ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc khuyến nghị một số biện pháp hỗ trợ điều trị. Điều này có thể bao gồm:

  • Thuốc hoặc các phương pháp tránh thai để cân bằng hormone, giúp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thuốc để điều trị các bệnh lý có thể dẫn đến hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường như bệnh về tuyến giáp hoặc nhiễm trùng.

2. Phẫu thuật

Trong trường hợp chảy máu do bất thường về cấu trúc tử cung mà thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp phẫu thuật, chẳng hạn như:

  • Thuyên tắc động mạch tử cung: Thường được áp dụng trong điều trị u xơ tử cung.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Được xem là giải pháp cuối cùng cho các trường hợp u xơ, polyp tử cung hoặc ung thư tử cung giai đoạn đầu. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ đồng nghĩa với việc người phụ nữ mất khả năng sinh con. Đối với những người vẫn có mong muốn mang thai, có thể lựa chọn các phương pháp thay thế như loại bỏ niêm mạc tử cung bằng tia laser, điện, nhiệt hoặc áp lạnh.

Những phương pháp trên sẽ được bác sĩ đưa ra tùy vào từng trường hợp cụ thể, nhằm đảm bảo sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.

Đọc thêm: Chậm kinh có sao không? 10 dấu hiệu trễ kinh bạn cần biết

Làm sao để cải thiện tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt?

Ngoài việc tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ sau đây để cải thiện tình trạng ra máu giữa chu kỳ:

  • Chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng: Một chế độ ăn lành mạnh giúp duy trì cân nặng ổn định và cân bằng hormone, từ đó hạn chế tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường. Nên bổ sung thực phẩm giàu omega-3 như cá, trứng, nha đam, cũng như các loại thức uống như trà hoa cúc và trà quế, có tác dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể tái tạo, cân bằng nội tiết tố và giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt cũng như hiện tượng ra máu giữa chu kỳ.
  • Chăm sóc vệ sinh vùng kín đúng cách: Tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo để ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Cẩn trọng khi uống thuốc tránh thai: Không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp vì có thể gây rối loạn hormone và dẫn đến ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Giữ tinh thần lạc quan: Tránh căng thẳng, lo âu, bởi stress có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, gây rối loạn kinh nguyệt. Tinh thần vui vẻ, thoải mái sẽ giúp ổn định kinh nguyệt một cách tự nhiên.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải, như đi bộ, yoga, bơi lội, có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng, từ đó hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh. Tuy nhiên, cần tránh vận động quá sức.
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt: Ghi lại chi tiết về ngày bắt đầu, kết thúc và các triệu chứng đi kèm của chu kỳ kinh nguyệt để theo dõi và phát hiện sớm những thay đổi bất thường.

Đọc thêm: 15 nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều ở nữ giới

Sản phẩm hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt đến từ Đài Loan

Thảo mộc Thư Tiêm và Mỹ Nghiên phù hợp cho phụ nữ gặp các vấn đề về kinh nguyệt như đau bụng kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn, rong kinh; hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), và làn da xỉn màu.

– Công dụng: Sản phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, thúc đẩy trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa, đồng thời dưỡng da, giúp da sáng mịn, trẻ trung và hồng hào hơn.

– Đối tượng sử dụng: Phụ nữ thường xuyên gặp khó chịu trong kỳ kinh, chu kỳ kinh không đều, kinh đến sớm hoặc muộn, rong kinh; có hội chứng PMS, da không sáng mịn.

– Cách dùng: Pha với nước ấm hoặc uống trực tiếp. Mỗi ngày 2 gói sau bữa sáng và bữa trưa.

Dieu-hoa-kinh-nguyet
Điều hoà kinh nguyệt toàn diện – Thảo mộc Thư Tiêm + Mỹ Nghiên

Thời điểm sử dụng:

  • Thư Tiêm: Bắt đầu uống từ ngày thứ 2 của kỳ kinh, mỗi tháng 1 hộp dùng trong 5 ngày liên tiếp khi kinh nguyệt đến.
  • Mỹ Nghiên: Uống sau khi kỳ kinh kết thúc, 2 gói mỗi ngày sau bữa sáng và bữa trưa trong 5 ngày liên tục. Để tăng hiệu quả, có thể sử dụng trước kỳ kinh 1 tuần.

Thành phần:

  • Thư Tiêm: Bao gồm nước, tinh chất thảo dược (đương quy, xuyên khung, xích thược, óc chó, gừng khô, cam thảo, ích mẫu), đường isomalto, nước quả mọng cô đặc (táo, nam việt quất, dâu tây, phúc bồn tử, cherry, lý chua đen), nước lựu cô đặc, đường, nước chanh cô đặc, chiết xuất hoa hướng dương.
  • Mỹ Nghiên: Gồm nước, tinh chất thảo dược (đương quy, xuyên khung, hoàng kỳ, bạch thược, thục địa, phục linh, bạch truật, cam thảo, táo đỏ, kỷ tử, nhục quế, nhân sâm), đường isomalto, đường, nước quất, nước chanh cô đặc, chiết xuất Pleurotus citrinopileatus chứa Ceramide.

Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đọc thêm: Đau bụng kinh uống gì? Có được uống cà phê không?

Việc ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên đây cũng là một hiện tượng không bình thường của cơ thể. Lúc này bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời và có sự tư vấn của bác sĩ. TIANYIAI hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm được nhiều thông tin bổ ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *