fbpx
Rong-kinh

Cập nhật ngày 19/09/2024 bởi Bao Thi

Rong kinh hiện là một trong những vấn đề phụ khoa phổ biến mà nhiều phụ nữ đang gặp phải. Vậy bị rong kinh là gì? Nguyên nhân là do đâu? Điều trị như thế nào? Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý này, hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Bị rong kinh là gì?

Rong kinh là tình trạng chảy máu âm đạo kéo dài hơn 7 ngày trong một chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian này lượng máu kinh sẽ chảy nhiều hơn bình thường. 

Có thể xem rong kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt, hiện nay có khoảng 10-30% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc phải. Điều này không chỉ gây ra nhiều khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.

Bi-rong-kinh-la-gi

Dấu hiệu nhận biết bị rong kinh

Theo Cleveland Clinic, khi bị rong kinh bạn thường sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày: Chu kỳ kinh nguyệt thông thường kéo dài từ 3-7 ngày. Nếu thời gian chảy máu vượt quá 7 ngày, đó có thể là dấu hiệu của rong kinh.
  • Lượng máu ra nhiều: Lượng máu kinh trong một chu kỳ nhiều hơn 80ml, trong khi mức bình thường chỉ từ 50-80ml.
  • Thay băng thường xuyên: Sử dụng nhiều hơn 1 băng vệ sinh hoặc tampon mỗi giờ trong nhiều giờ liên tục. Phải thay băng vệ sinh hoặc tampon thường xuyên vào ban đêm.
  • Xuất hiện cục máu đông lớn: Xuất hiện các cục máu đông có kích lớn trong kỳ kinh nguyệt. Máu có thể có màu đỏ, hồng, nâu hoặc thậm chí giống như rỉ sét.
  • Thiếu máu: Luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, hoặc khó thở do mất máu nhiều. Da dẻ trở nên nhợt nhạt, dễ bị hoa mắt, chóng mặt.
  • Đau bụng dưới dữ dội hoặc bị chuột rút: Khi bị rong kinh, cơn đau bụng kinh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn so với bình thường, có thể kéo dài suốt kỳ kinh nguyệt.

Khi có những dấu hiệu trên trong chu kỳ kinh nguyệt của mình, bạn nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị.

Đọc thêm: Tại sao kinh nguyệt ra nhiều? Cường kinh nên ăn gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh

Rong kinh, hay còn gọi là kinh nguyệt kéo dài hoặc lượng máu kinh nhiều hơn bình thường, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Rối loạn nội tiết tố

Hormone estrogen và progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Sự mất cân bằng giữa hai hormone này có thể khiến niêm mạc tử cung phát triển quá mức và dày lên. Khi cơ thể loại bỏ lớp niêm mạc dày này trong kỳ kinh nguyệt, sẽ dẫn đến lượng máu kinh nhiều và kéo dài hơn bình thường.

U xơ tử cung 

U xơ là các khối u lành tính phát triển trong hoặc trên thành tử cung. Các khối u này có thể làm tăng diện tích niêm mạc tử cung, cản trở sự co bóp của tử cung, làm kinh nguyệt không được đẩy ra ngoài hiệu quả từ đó dẫn đến rong kinh. 

Polyp tử cung 

Polyp là các khối u nhỏ, lành tính phát triển từ niêm mạc tử cung. Chúng sẽ làm tăng diện tích bề mặt của lớp nội mạc tử cung, có thể làm chảy máu nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, như ở buồng trứng, ống dẫn trứng, hoặc các cơ quan khác trong vùng chậu. Mô này vẫn hoạt động giống như niêm mạc tử cung, nghĩa là nó dày lên, vỡ ra và chảy máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, gây ra đau và chảy máu nhiều.

Suy buồng trứng 

Suy buồng trứng là tình trạng buồng trứng ngừng hoạt động trước tuổi 40. Việc này có thể làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen và progesterone, dẫn đến tình trạng bị rong kinh.

Đặt vòng tránh thai (IUD)

Vòng tránh thai không chứa hormone, như IUD bằng đồng, có thể gây ra kinh nguyệt kéo dài và ra máu nhiều hơn, đặc biệt trong vài tháng đầu sau khi đặt.

Sử dụng thuốc 

Một số loại thuốc, như thuốc chống đông máu (warfarin) và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc chống đông máu làm máu khó đông, gây ra chảy máu nhiều hơn. NSAIDs có thể ảnh hưởng đến hormone prostaglandin, gây ra kinh nguyệt không đều và kéo dài.

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng thụ tinh làm tổ ngoài tử cung, thường ở ống dẫn trứng. Mang thai ngoài tử cung có thể gây rong kinh do chảy máu âm đạo bất thường.

Bi-rong-kinh-do-mang-thai-ngoai-tu-cung

Ung thư cổ tử cung

Ung thư nội mạc tử cung hoặc cổ tử cung có thể gây ra các thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến rong kinh. Các khối u ung thư có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của niêm mạc tử cung, gây ra tình trạng rong kinh.

Đọc thêm: Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày cảnh báo điều gì? Khắc phục thế nào?

Những biến chứng có thể xảy ra khi bị rong kinh

Bị rong kinh không chỉ gây ra khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe người phụ nữ. Những biến chứng này nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải khi bị rong kinh gồm:

Thiếu máu

Rong kinh có thể dẫn đến thiếu máu do mất máu quá nhiều. Việc này sẽ gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, đuối sức, da nhợt nhạt, xanh xao, khó thở, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai, rối loạn tập trung, giảm trí nhớ,…

Suy nhược cơ thể

Khi bị rong kinh có thể làm bạn suy nhược cơ thể do mất máu quá nhiều dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Đau bụng

Rong kinh thường kèm theo đau bụng dưới, từ đau âm ỉ đến đau dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và giấc ngủ.

Nguy cơ nhiễm trùng

Khi kinh nguyệt kéo dài, môi trường âm đạo có thể trở nên ẩm ướt liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Nếu không thay băng vệ sinh đúng cách và đúng thời điểm, vi khuẩn có thể phát triển và gây viêm nhiễm. Ngoài ra mất máu nhiều có thể làm suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Vì rong kinh thường liên quan đến các rối loạn nội tiết tố, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc rối loạn tuyến giáp. Những vấn đề này có thể làm gián đoạn quá trình rụng trứng, dẫn đến khó khăn trong việc thụ thai. 

Ngoài ra, rong kinh cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như u xơ tử cung, polyp tử cung, hoặc lạc nội mạc tử cung. Các bệnh lý này có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tử cung, tứ đó làm tăng nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn.

Ảnh hưởng tâm lý

Tình trạng rong kinh kéo dài và đau đớn có thể gây stress, lo lắng và trầm cảm do ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và cuộc sống cá nhân.

Rong-kinh-keo-dai-khien-cho-ban-cam-thay-lo-lang-bat-an
Rong kinh kéo dài khiến cho bạn cảm thấy lo lắng bất an

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Theo Healthline, nếu bạn có kinh nguyệt nhiều trong hai tháng liên tiếp, bạn nên gặp bác sĩ phụ khoa để xét nghiệm và xác định nguyên nhân, từ đó lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu:

  1. Bị đau bụng dữ dội
  2. Xuất hiện nhiều cục máu đông lớn
  3. Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu
  4. Nghi ngờ bị sảy thai hoặc mắc phải những vấn đề về sức khoẻ khác

Cách chẩn đoán khi bị rong kinh

Nếu bạn đến gặp bác sĩ để khám khi bị rong kinh, họ sẽ thực hiện một số bước để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân và đưa ra được phương án điều trị tốt nhất, bao gồm:

Thu thập thông tin cần thiết

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý của bạn, bao gồm những thông tin như:

  • Các bệnh lý từng mắc phải, những loại thuốc bạn đang sử dụng.
  • Tiền sử sinh sản: số lần mang thai, sinh con, sảy thai,…
  • Chu kỳ kinh nguyệt của bạn: Ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ lượng máu kinh và các triệu chứng bất thường nếu xảy ra.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về các triệu chứng rong kinh như:

  • Thời gian chảy máu
  • Lượng máu bao nhiêu?
  • Bạn có bị đau bụng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,…không?

Tiến hành khám phụ khoa

Sau khi hỏi các thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện khám phụ khoa để kiểm tra sức khỏe của cơ quan sinh sản. Bao gồm:

  • Sử dụng dụng cụ speculum để kiểm tra tử cung, buồng trứng và cổ tử cung.
  • Lấy mẫu tế bào cổ tử cung để xét nghiệm Pap smear (nếu cần thiết).
  • Khám vú để phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường khác.

Sau bước khám phụ khoa, tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra rong kinh:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm nội tiết tố (estrogen, progesterone), xét nghiệm chức năng gan thận,…
  • Xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm các bộ phận như tử cung, buồng trứng,…
  • Xét nghiệm tế bào: Xét nghiệm các mẫu tế bào lấy từ lớp nội mạc tử cung.

Kham-phu-khoa

Chẩn đoán

Dựa trên kết quả của việc thu thập thông tin, khám phụ khoa và các xét nghiệm đã làm, bác sĩ có thể chẩn đoán ra nguyên nhân dẫn đến rong kinh của bạn. Việc chẩn đoán rong kinh cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa. Bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị rong kinh tại nhà nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Đọc thêm: Kinh nguyệt màu nâu có bất thường không? Khắc phục thế nào?

Cách điều trị khi bị rong kinh

Sau khi tìm ra nguyên nhân gây ra rong kinh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biết các phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rong kinh. Vậy bị rong kinh uống thuốc gì? Dưới đây là một số phương pháp điều trị rong kinh phổ biến hiện nay bao gồm:

Điều trị rong kinh bằng thuốc

  • Bổ sung sắt: Giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do mất máu nhiều trong rong kinh. Bổ sung sắt không giải quyết nguyên nhân gây rong kinh mà chỉ cải thiện triệu chứng thiếu máu.
  • NSAID (Ibuprofen®): Giảm chảy máu tạm thời và giảm đau do rong kinh.
  • Thuốc tránh thai nội tiết: Giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn và giảm lượng máu kinh, thuốc tránh thai nội tiết gồm các dạng như thuốc viên, vòng tránh thai, que cấy tránh thai,…
  • Liệu pháp hormone thay thế: Giúp cân bằng estrogen và progesterone, đặc biệt hiệu quả cho các bệnh nhân tiền mãn kinh có rối loạn phóng noãn (cần tư vấn bác sĩ do có nhiều rủi ro tiềm ẩn).
  • Thuốc đồng vận thụ thể Gonadotropin (GnRH): Ngăn ngừa rụng trứng và làm teo nội mạc tử cung, từ đó làm giảm tình trạng chảy máu.
  • Thuốc đối vận thụ thể Gonadotropin (elagolix®): Kiểm soát chảy máu kinh nguyệt nặng do u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.
  • Axit tranexamic: Ngăn ngừa cục máu đông bị vỡ, giảm chảy máu quá nhiều.

Điều trị rong kinh bằng phương pháp ngoại khoa

  • Nội soi buồng tử cung: Chẩn đoán và điều trị rong kinh do cấu trúc tử cung. Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ để kiểm tra và loại bỏ khối u gây chảy máu.
  • Cắt bỏ u xơ tử cung: Loại bỏ u xơ qua mổ bụng hoặc nội soi ổ bụng.
  • Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE): Tắc mạch máu nuôi u xơ tử cung, giúp giảm triệu chứng.
  • Cắt đốt nội mạc tử cung: Phá hủy toàn bộ hoặc một phần nội mạc tử cung để ngăn chặn hành kinh.
  • Cắt bỏ tử cung: Loại bỏ tử cung qua mổ bụng hoặc nội soi, tuy nhiên bạn sẽ không thể mang thai sau phẫu thuật.

Điều trị rong kinh bằng thảo dược

Ngoài điều trị rong kinh bằng thuốc và phương pháp ngoại khoa, chị em cũng có thể tham khảo một số loại thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng rong kinh:

1. Cây ngải cứu

Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu, sterol, flavonoid và các hợp chất khác, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, ngải cứu cũng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp và rong kinh.

Cách dùng: Sắc 30g ngải cứu khô với 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 500ml. Chia làm 3 lần uống mỗi ngày, kiên trì uống thay nước hàng ngày.

Dieu-tri-rong-kinh-bang-ngai-cuu

2. Cây huyết dụ

Cây huyết dụ có các thành phần như phenol, flavonoid và acid amin, có tác dụng cầm máu và điều trị rối loạn kinh nguyệt. Cách dùng: Sắc 20-25g lá huyết dụ thái nhỏ với 200ml nước, đun đến khi còn 100ml. Uống 2 lần/ngày.

3. Cây ích mẫu

Ích mẫu chứa các axit amin alkaloid và leonurin, hiệu quả trong việc điều trị rong kinh. Cách dùng: Sắc 30g ích mẫu khô với 300ml nước, đun nhỏ lửa đến khi còn một nửa. Uống 2 lần mỗi ngày.

4. Gừng tươi

Gừng có tính ấm, giúp giữ ấm vùng bụng dưới, thúc đẩy lưu thông khí huyết, và cải thiện tình trạng rong kinh. Cách dùng: Thái nhỏ một củ gừng, đun sôi với nước, pha thêm mật ong. Uống đều đặn mỗi tối.

5. Cây nhọ nồi

Nhọ nồi chứa tanin, caroten, vitamin E và A, giúp chống chảy máu tử cung. Cách dùng: Xay nhuyễn 2-3 nắm lá nhọ nồi tươi, chắt lấy nước uống. Có thể thêm đường cho dễ uống.

Đọc thêm: Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không? Nguyên nhân và giải pháp

Phụ nữ bị rong kinh uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Tình trạng rong kinh kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây mất máu, thậm chí là ngất xỉu nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bị rong kinh nên uống gì để điều hoà kinh nguyệt?. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm điều hoà kinh nguyệt, trong đó sản phẩm thảo dược điều hoà kinh nguyệt đến từ thương hiệu TIANYIAI được nhiều chị em tin dùng.

Thảo mộc Thư Tiêm và Mỹ Nghiên là giải pháp hoàn hảo cho phụ nữ gặp khó khăn trong kỳ kinh nguyệt, như kinh nguyệt không đều, đến sớm, đến muộn hoặc rong kinh, cùng với hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và da xỉn màu.

Dieu-hoa-kinh-nguyet
Điều hoà kinh nguyệt toàn diện – Thảo mộc Thư Tiêm + Mỹ Nghiên

Sản phẩm được phát triển theo phương pháp độc quyền gồm ba giai đoạn: thanh lọc, bồi bổ và nghỉ ngơi, nhằm điều hòa kinh nguyệt trước, trong và sau kỳ kinh. Được chứng nhận bởi SGS và khuyến nghị bởi các bác sĩ Đông y và sản phụ khoa, sản phẩm không chỉ hỗ trợ trao đổi chất và đốt cháy chất béo, mà còn phục hồi làn da trẻ trung, dưỡng ẩm, giúp da hồng hào, sáng mịn. 

>> Mua ngay tại đây!

Biện pháp phòng ngừa giúp giảm nguy cơ tái phát rong kinh

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, bạn cũng cần áp dụng một số phương pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ tái phát rong kinh:

  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ chất sắt, vitamin và các dưỡng chất cần thiết.
  • Hạn chế căng thẳng và giữ cho tinh thần thoải mái.
  • Hạn chế sử dụng rượu, thuốc lá và caffeine, vì chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, thay băng vệ sinh thường xuyên và sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp để ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Khám sức khỏe định kỳ (ít nhất 6 tháng/lần) để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt.
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để nhận biết các thay đổi bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Đọc thêm: Kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh vón cục có nguy hiểm không?

Qua bài viết trên, TIANYIAI hi vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho những câu hỏi “Bị rong kinh là gì?”, “Bị rong kinh uống thuốc gì?” và nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng cũng như những biến chứng khi mắc phải. Tình trạng rong kinh kéo dài có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, vì vậy khi có những triệu chứng của bệnh hãy đi khám bác sĩ uy tín để được chữa trị một cách sớm nhất nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *