✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
Ba tháng đầu là giai đoạn thai nhi đang hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất, trong đó chế độ dinh dưỡng của mẹ có thể ảnh hưởng trực đến sự phát triển của thai nhi. Vậy những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu là gì? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
ToggleTại sao mẹ bầu nên bổ sung trái cây trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc bổ sung trái cây vào chế độ ăn hàng ngày có nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
Trái cây cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai phụ như vitamin C, A, B6, kali, magie và axit folic. Những dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa oxy hóa, cải thiện tiêu hóa và bổ sung năng lượng cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Ngoài ra, việc bổ sung trái cây còn có thể làm giảm cảm giác mệt mỏi, buồn nôn do ốm nghén, đồng thời giúp chế độ ăn uống của mẹ trở nên đa dạng và giàu dinh dưỡng hơn.
Gợi ý 15+ trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Theo Medical News Today, trong những tháng đầu của thai kỳ, việc bổ sung các loại trái cây giàu dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là một số loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu:
Loại trái cây | Lợi ích cho mẹ bầu |
Bơ | Giàu chất béo không bão hòa đơn và chất xơ, cung cấp năng lượng và duy trì sự cân bằng dinh dưỡng. |
Cam, quýt, chanh | Là trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu vì chúng giàu vitamin C và axit folic, tốt cho phát triển não và xương thai nhi. |
Chuối | Cung cấp vitamin B6 giúp giảm buồn nôn và chứa nhiều kali giúp phòng ngừa phù nề. |
Đu đủ chín | Chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, C, kali và canxi giúp tăng sức đề kháng. |
Dưa hấu | Giúp bổ sung nước, vitamin A, C và hỗ trợ hệ miễn dịch, dưa hấu cũng là loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu. |
Lựu | Giàu chất chống oxy hóa và axit folic, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và tốt cho sự phát triển của não bộ. |
Táo, lê | Cung cấp vitamin C, chất xơ và axit amin, giúp cải thiện sức khỏe và phát triển của thai nhi. |
Nho | Chứa anthocyanin và flavonoid giúp tăng cường miễn dịch, chống viêm, chống oxy hoá và cung cấp nhiều dưỡng chất. |
Cherry | Giàu sắt và melatonin, ngăn ngừa thiếu máu và cải thiện giấc ngủ, là trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu. |
Xoài | Cung cấp nhiều vitamin A, C, chất xơ và axit folic, giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. |
Ổi | Là 1 loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu, cung cấp vitamin C, E, polyphenol và acid folic, hỗ trợ tiêu hóa. |
Quả mọng | Là nguồn vitamin C, carbohydrate lành mạnh và giàu chất xơ. |
Hồng xiêm | Giàu carbohydrates, vitamin C, A và các khoáng chất, giúp giảm căng thẳng và các vấn đề tiêu hóa. |
Dâu tây | Là trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu vì chúng giàu vitamin C, kali và chất chống oxy hóa. |
Kiwi | Cung cấp vitamin C, E, chất xơ và hỗ trợ hệ tiêu hóa. |
Măng cụt | Rất giàu Omega 3 và chất xơ, tốt cho sự phát triển não, mắt và hệ thần kinh của thai nhi. |
Trên đây là tổng hợp những trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu, để an tâm hơn chị em cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn, đặc biệt là đối với những mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ nhé!
Đọc thêm: 12 loại thực phẩm gây sảy thai bà bầu tuyệt đối nên tránh xa
Làm sao để bảo quản trái cây đúng cách?
Ngoài tăng cường bổ sung trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu, việc bảo quản đúng cách là cực kỳ quan trọng để hạn chế tối đa những vi khuẩn và hóa chất xâm nhập vào cơ thể mẹ. Dưới đây là một số lời khuyên:
- Lựa chọn trái cây chín và tươi: Khi mua trái cây, hãy chọn những loại đã chín và có màu sắc tươi sáng. Trái cây chín tự nhiên thường giàu dinh dưỡng hơn và ít chất bảo quản.
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh: Để trái cây giữ được độ tươi ngon và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, hãy bảo quản chúng trong ngăn mát của tủ lạnh sau khi đã rửa sạch.
- Tránh tiếp xúc với các loại thực phẩm khác: Trái cây có thể hấp thụ mùi và hương vị của các loại thực phẩm khác, vì vậy hãy tránh đặt trái cây gần các loại thực phẩm có mùi như tỏi và hành.
- Rửa sạch trước khi ăn: Trước khi ăn, hãy rửa sạch trái cây dưới dòng nước chảy và ngâm nước muối để loại bỏ bụi bẩn và các chất phụ gia có thể bám trên bề mặt.
- Tiêu thụ trong thời gian ngắn sau khi mua: Trái cây thường có hương vị và dinh dưỡng tốt nhất khi ăn trong thời gian ngắn sau khi mua, vì vậy hạn chế lưu trữ quá lâu để đảm bảo chất lượng của trái cây.
Đọc thêm: Nguyên nhân gây sảy thai ở 3 tháng đầu mà bạn cần phải biết
Những lưu ý trước khi ăn trái cây tốt cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi ăn trái cây trong 3 tháng đầu thai kỳ:
- Lựa chọn trái cây giàu vitamin C, giúp hỗ trợ hấp thu sắt và tăng cường hệ miễn dịch.
- Loại bỏ vỏ và sơ chế đúng cách: Rửa sạch và gọt vỏ trái cây trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn có thể gây hại. Tránh ăn trái cây có vết thối hoặc bị hư hỏng.
- Nên ăn trái cây vào buổi sáng, trưa, hạn chế ăn vào lúc chiều, tối để tránh tình trạng khó tiêu hoá đối với những loại nhiều đường hoặc kích thích dạ dày quá mức đối với những loại giàu acid.
- Ngoài trái cây, đảm bảo có một chế độ ăn uống hợp lý với đủ các nhóm dinh dưỡng. Bổ sung sữa bầu nếu cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ canxi và các dưỡng chất khác.
- Hạn chế ăn trái cây cắt sẵn: Trái cây đã cắt và để lâu trong tủ lạnh có thể mất đi một số dưỡng chất và trở nên dễ bị nhiễm khuẩn. Nên ăn trái cây tươi ngon và mới chế biến.
- Không ăn trái cây vào buổi tối để tránh tình trạng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa trong ban đêm.
- Không ăn quá nhiều vì có thể gây khó tiêu hoặc đầy hơi, thay vào đó hãy tiêu thụ điều độ và đa dạng loại trái cây.
Việc ăn trái cây lành mạnh trong thai kỳ là cần thiết nhưng cũng cần tuân thủ các lưu ý trên để đảm bảo an toàn và tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Những câu hỏi liên quan được nhiều mẹ bầu quan tâm
Ngoài thắc mắc trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu, thì dưới đây là những câu hỏi liên quan được nhiều chị em quan tâm:
Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn trái cây sấy không?
Câu trả lời là có, bà bầu có thể ăn trái cây sấy khô để bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ cần ăn với lượng vừa phải và chọn các loại không có chất bảo quản để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Trái cây sấy khô có calo và đường cao hơn trái cây tươi, có thể gây tăng cân hoặc tăng đường huyết khi ăn quá nhiều.
- Một số loại trái cây sấy có chứa chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng không tốt cho mẹ bầu.
- Trái cây sấy vẫn giữ được một số dưỡng chất nhưng có thể mất đi một số dưỡng chất trong quá trình sấy.
- Tiêu hóa trái cây sấy khô có thể tiêu hoá khó hơn trái cây tươi, vì vậy cần ăn một cách vừa phải.
- Một số loại trái cây sấy khô có lượng sắt cao nho khô, mơ sấy, chà là sấy,…phù hợp cho bà bầu có nguy cơ thiếu sắt. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước bổ sung trái cây sấy khô.
Những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Ngoài những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu cũng có thể bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách ăn những loại rau xanh tốt cho sức khoẻ như sau:
Loại rau | Lợi ích cho mẹ bầu |
Măng tây | Rất giàu axit folic và các loại vitamin khác như vitamin B9, B complex, K, C và A, giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. |
Bông cải xanh | Cung cấp sắt và axit folic quan trọng giúp ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. |
Đậu bắp | Nguồn axit folic lớn, cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi. |
Cải bó xôi | Giàu axit folic và sắt, giúp phát triển hệ thần kinh của thai nhi và ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu. |
Rau dền | Bổ sung vitamin và khoáng chất, thích hợp cho món canh và giúp làm dịu tình trạng ốm nghén. |
Cà chua | Cung cấp vitamin B3, vitamin A và nhiều dưỡng chất tốt cho thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh và thị lực của trẻ. |
Củ cải đường | Chứa axit folic và đường tự nhiên, không nhiều calo, giúp duy trì sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. |
Cải chíp | Rất giàu canxi, sắt, omega-3 và các dưỡng chất quý giá giúp bổ sung cho sự phát triển xương của thai nhi và hệ thống xương của mẹ bầu. |
Rau mồng tơi | Nguồn vitamin C dồi dào giúp kiểm soát cân nặng và lưu thông máu. |
Các loại đậu | Các loại đậu như đậu xanh, đen, đỏ là nguồn protein và axit folic giúp bổ sung chất dinh dưỡng và duy trì sức khỏe cho mẹ bầu. |
Rau chân vịt | Giàu vitamin A, C, K, sắt, photpho, natri, kali và magie giúp cải thiện sức khỏe mắt, hệ miễn dịch và hệ tuần hoàn của mẹ bầu và ngăn ngừa ung thư. |
Củ dền | Giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ chống nhiễm trùng khi mang thai. |
Cà rốt | Giàu vitamin A, C và axit folic giúp tăng cường miễn dịch và có lợi cho mắt của mẹ và thai nhi. |
Khoai lang | Giàu vitamin B6 giúp hình thành não và hệ thần kinh của thai nhi, sản xuất máu và giảm buồn nôn ở giai đoạn đầu thai kỳ. |
Ngoài ra, các loại rau khác như rau cải thảo, cải xoăn, bắp cải, rau muống cũng là những lựa chọn tốt cho bà bầu ngoài những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu đã kể trên.
Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai
Ông bà ta thường nói, có thờ có thiêng có kiêng có lành. Việc kiêng cữ là cần thiết để mẹ và thai nhi có thể phát triển khoẻ mạnh. Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai:
- Không tự ý dùng thuốc: Điều này cực kỳ quan trọng, việc sử dụng thuốc không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu.
- Hạn chế đồ uống chứa caffeine: Trà, cà phê, và các đồ uống chứa caffeine có thể gây ra tình trạng lo lắng, mất ngủ cho mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá chứa các chất độc hại có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi, gây ảnh hưởng đến thai nhi và dẫn đến dị tật.
- Không uống rượu bia: Cồn trong rượu và bia có thể gây hại cho thai nhi, làm giảm cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi.
- Hạn chế tâm trạng tiêu cực: Căng thẳng, lo lắng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Không nên tiếp xúc với hóa chất độc hại: Hóa chất có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi, gây ra dị tật hoặc sảy thai. Luôn đeo bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất.
- Không đi giày cao gót: Giày cao gót có thể gây căng thẳng không cần thiết lên khung chậu và cơ bắp của mẹ bầu, làm tăng nguy cơ đau lưng và chuột rút.
- Không ngồi hoặc đứng quá lâu: Tư thế này có thể làm giảm lưu lượng máu và gây ra các vấn đề về tuần hoàn máu.
- Tránh tiếp xúc với sơn và hóa chất độc hại: Sơn và hóa chất có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, gây ra các vấn đề như khó thở, buồn nôn.
- Kiêng ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Chế độ ăn uống có nhiều muối hoặc đường không tốt cho sức khỏe, có thể gây tăng huyết áp, tiểu nhiều, phù nề, tiểu đường thai kỳ,…
- Không nên ăn kiêng giảm cân: Việc giảm cân không đúng cách có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng cho thai nhi và gây ra các vấn đề sức khỏe cho mẹ bầu.
- Hạn chế đến những nơi đông người: Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu.
- Không khiêng vác vật nặng: Việc nâng vật nặng có thể gây có thể gây áp lực lên cơ bắp, xương chậu và lưng của mẹ, tăng nguy cơ gây tổn thương hoặc sảy thai.Không kích thích đầu ti: Việc này làm tăng co bóp tử cung, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Không đạp xe quá nhiều: Đạp xe quá nhiều có thể gây mệt mỏi và đau nhức vùng xương chậu.
- Tránh tia X-quang, phóng xạ: Tia X-quang và phóng xạ có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
- Tránh tiếng ồn: Môi trường yên tĩnh giúp mẹ bầu được nghỉ ngơi tốt hơn.
- Không tiếp xúc với phân động vật: Nguy cơ bị nhiễm bệnh từ phân động vật có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Không ăn quá no: Ăn quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và cân nặng.
Đọc thêm: 6 cách bổ sung progesterone cho cơ thể
Bà bầu nên uống gì trong 3 tháng đầu?
Ngoài những trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu thì dưới đây là một số thức uống tốt cho thai kỳ:
- Nước khoáng: Bổ sung nước khoáng là điều cần thiết để duy trì sức khỏe và tránh các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, và chuột rút.
- Các loại vitamin tổng hợp: Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt, axit folic là một loại vitamin quan trọng để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.
- Sắt: Bổ sung sắt là cần thiết để hỗ trợ sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy trong cơ thể, đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ.
- Vitamin D: Giúp tăng khả năng hấp thụ canxi và photpho, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xương và răng của thai nhi.
- DHA (Omega-3): Axit béo này quan trọng cho sự phát triển của hệ thống thần kinh và não bộ của thai nhi.
- Sữa và các sản phẩm sữa: Cung cấp canxi và tốt cho xương của thai nhi. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên uống sữa tươi, sữa đậu nành, sữa không đường hoặc sữa chua,…
- Nước ép trái cây và sinh tố hoa quả: Các loại nước ép trái cây tươi cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, như vitamin C, kali và chất xơ, giúp bổ sung dưỡng chất cho cả bà bầu và thai nhi.
- Nước chanh và nước gừng: Nước chanh có thể giúp làm dịu cơn buồn nôn và nước gừng có tác dụng chống nôn nghén, giúp ổn định dạ dày.
- Nước mía: Nước mía là nguồn cung cấp canxi, kali và vitamin A, B, C. Tuy nhiên chỉ nên uống với lượng vừa phải để tránh tăng cân quá nhanh.
- Các loại nước ép rau củ quả: Nước ép từ rau củ quả tươi cũng rất tốt cho sức khỏe của bà bầu, bổ sung nhiều vitamin và chất dinh dưỡng.
Đọc thêm: Uống nước dừa có gây sảy thai không? 9 lợi ích tuyệt vời
Như vậy chị em đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về “”Những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ“. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho những mẹ bầu mới mang thai hoặc đang chuẩn bị mang thai nhé!