fbpx
Me-sau-sinh-con-san-dich-co-xong-vung-kin-duoc-khong
Nguyen-dao-ngoc-thuyet

Bác sĩ Nguyễn Đào Ngọc Thuyết

Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành y học cổ truyền 

Xông hơi vùng kín sau sinh là một phương pháp truyền thống đã tồn tại trong nhiều nền văn hóa và truyền thống khác nhau. Việc này được cho là có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm dịu các cơn đau và giúp quá trình phục hồi sau sinh nhanh chóng.

Tuy nhiên, liệu việc xông hơi vùng kín khi còn sản dịch có thực sự an toàn và hiệu quả? Mẹ sau sinh còn sản dịch có xông vùng kín được không? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Xông hơi vùng kín sau sinh là gì?

Xông hơi vùng kín sau sinh là phương pháp sử dụng hơi nước ấm chứa tinh dầu của các loại thảo dược để tác động trực tiếp lên tầng sinh môn, vùng kín của các sản phụ trong giai đoạn đầu của những ngày sau sinh.

Phương pháp này được biết đến như xông hơi phục hồi tầng sinh môn và sàn chậu cho sản phụ giúp giảm sưng, giảm viêm, giảm phù nề, kháng khuẩn, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của âm đạo sau sinh. Sản phụ có thể sử dụng các loại thảo dược như gừng, nghệ, sả, chanh, trầu không, lá chè xanh,…để làm nguyên liệu cho nước xông hơi.

Xông hơi vùng kín có thật sự cần thiết?

Sau khi sinh là thời điểm lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn trong vùng kín của sản phụ. Theo truyền thống từ lâu, những thế hệ đi trước đã tìm ra phương pháp xông vùng kín sau sinh nhằm hỗ trợ việc loại bỏ sản dịch từ tử cung, giúp cơ quan sinh dục của sản phụ phục hồi nhanh chóng và kháng khuẩn.

Nếu không thúc đẩy sản dịch ra ngoài, vi khuẩn sẽ có môi trường thuận lợi để xâm nhập và gây tổn hại cho buồng trứng và tử cung của sản phụ. Trong trường hợp sinh mổ, mặc dù không có tổn thương vùng kín, nhưng tử cung vẫn co bóp để loại bỏ sản dịch dư thừa, và nếu các sản dịch không được đẩy hẳn ra ngoài hết, nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và phần phụ của người mẹ cũng tăng lên.

Vì vậy, dù là sinh thường hay sinh mổ, sản phụ đều có thể sử dụng phương pháp xông hơi vùng kín để ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh do vi khuẩn.

Đọc thêm: Bà đẻ ăn gì để nhiều sữa, uống gì để nhiều sữa?

Xông hơi vùng kín sau sinh có tác dụng gì với sản phụ?

Xông hơi vùng kín sau sinh thường được áp dụng như một biện pháp làm sạch và phục hồi vùng kín cho sản phụ. Đây là kỹ thuật sử dụng hơi nước ấm chứa tinh dầu với sự kết hợp giữa các loại thảo mộc lành tính có nguồn gốc từ thiên nhiên để xông vào vùng kín của sản phụ. Phương pháp này mang lại rất nhiều lợi ích như:

Làm sạch vùng kín

Sau khi sinh, tử cung của mẹ co bóp liên tục để đẩy sản dịch ra ngoài, khiến tử cung mở và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm men xâm nhập. Các loại thảo dược như lá trầu không, sả, muối, chè xanh,… có tác dụng diệt khuẩn và đã được sử dụng từ lâu để làm sạch vùng kín. Xông hơi với các loại thảo dược này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, hỗ trợ làm sạch âm đạo, âm hộ và tầng sinh môn.

Khử mùi hôi sản dịch

Ứ sản dịch có thể gây ra mùi hôi do sự xâm nhập của vi khuẩn. Xông hơi vùng kín giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm nguy cơ viêm nhiễm và kích thích tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài, đặc biệt hữu ích cho những mẹ sinh mổ. Hơi nóng từ xông hơi cũng giãn các mạch máu tại tử cung, hỗ trợ quá trình này hiệu quả hơn.

Xong-hoi-vung-kin-sau-sinh-giup-khu-mui-hoi-san-dich
Xông hơi vùng kín sau sinh giúp giảm mùi hôi sản dịch

Giảm đau và giảm phù nề

Xông hơi vùng kín giúp sản phụ giảm đau và giảm tình trạng phù nề tầng sinh môn do sinh thường. Hơi nóng từ tinh dầu xông hơi không chỉ diệt khuẩn mà còn giúp tăng lưu lượng máu nuôi đến vùng này, giúp âm đạo se khít. Đặc biệt các trường hợp có vết may ở tầng sinh môn, xông hơi còn giúp vết thương mau phục hồi hơn.

Giúp thư giãn và giảm mệt mỏi

Sau sinh, cơn đau tầng sinh môn và co bóp tử cung liên tục khiến chị em khó chịu và mệt mỏi. Xông hơi vùng kín giúp diệt khuẩn, kích thích thần kinh, và mang lại cảm giác thư giãn, giảm mệt mỏi. Đây cũng là liệu pháp hữu ích cho những mẹ gặp tình trạng bí tiểu trong những ngày đầu sau sinh.

Một số tác dụng khác

Ngoài các lợi ích trên, xông hơi vùng kín còn giúp se khít và giảm thâm vùng kín, hỗ trợ lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, và giảm nguy cơ trĩ ngoại do tác động đến trực tràng và mạch máu hậu môn.

Quy trình xông hơi vùng kín sau sinh

Xông hơi vùng kín có thể dễ dàng thực hiện tại nhà với các nguyên liệu sẵn có và dễ tìm. Các mẹ cần chuẩn bị một số nguyên liệu và vật dụng cần thiết như: Các loại thảo mộc dùng để nấu nước xông, 1 chiếc ghế xông vùng kín, 1 chăn bông lớn hoặc lều xông hơi chuyên dụng. Ngoài ra, hiện tại các bệnh viện chuyên khoa Phụ Sản đều có dịch vụ xông hơi sau sinh ngay tại bệnh viện nếu mẹ bầu có nhu cầu.

Các bước xông hơi tại nhà có thể được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lựa chọn các loại thảo dược có nhiều tinh dầu và tác dụng tốt cho phụ nữ sau sinh như gừng, chanh, sả, trầu không, tràm, tần dày lá,…hoặc các lọ tinh dầu đã được chiết xuất sẵn.
  • Rửa kỹ lá với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Ngâm lá trong nước muối khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Bước 2: Đun nước lá

  • Cho lá đã rửa sạch vào nồi lớn. Đổ nước vào nồi sao cho ngập lá.
  • Đun sôi nước lá trong vài phút để các tinh chất trong lá thảo dược hòa vào nước.
  • Nếu sử dụng các lọ tinh dầu thì cho tinh dầu vào 1 ly nước nguội, rồi chuẩn bị 1 nồi nước ấm sôi lớn để đổ vào sau.
Xong-vung-kin-sau-sinh-bang-thao-moc
Sản phụ nên lựa chọn loại thảo mộc phù hợp để xông vùng kín

Bước 3: Chuẩn bị xông hơi

  • Đặt nồi nước lá sôi bên cạnh hoặc dưới ghế ngồi.
  • Sử dụng một chiếc khăn lớn hoặc drap y tế, trùm kín từ đầu xuống chân để giữ hơi nước xông. Đảm bảo hơi nước không thoát ra ngoài quá nhiều.

Bước 4: Xông hơi

  • Ngồi thư giãn trên ghế, hít thở đều và sâu để tinh chất từ hơi nước thẩm thấu vào cơ thể.
  • Xông hơi trong khoảng 15-20 phút. Sau khi xông xong, dùng khăn bông lau khô cơ thể.

Quá trình xông hơi vùng kín tại nhà chỉ nên thực hiện trong khoảng 15 phút mỗi lần. Nước từ lá trầu không có thể dùng để rửa vùng kín, nhưng tuyệt đối không dùng nước phèn chua hay nước muối để ngâm rửa vùng kín. Ngoài ra, xông hơi vùng kín bằng sả và chanh cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Còn sản dịch có xông vùng kín được không?

Sau khi sinh, cơ thể sản phụ có tiết ra sản dịch kéo dài lên đến 6 tuần. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng về việc sau sinh còn sản dịch có xông vùng kín được không? Thay vào đó, hãy tìm hiểu về cách xông vùng kín một cách an toàn và khoa học. Đây là một phương pháp tuyệt vời dành cho các bà mẹ sau khi sinh.

Con-san-dich-co-xong-vung-kin-duoc-khong
Còn sản dịch có xông vùng kín được không?

Ngoài việc xông vùng kín, để đẩy nhanh quá trình loại bỏ sản dịch và chăm sóc vùng kín một cách tốt nhất, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Luôn duy trì vệ sinh vùng kín để tử cung có thể co bóp và loại bỏ sản dịch ra ngoài.
  • Không quá kiêng khem trong chế độ ăn uống.
  • Tránh các hoạt động tập thể dục nặng, tùy chỉnh mức độ vận động và nghỉ ngơi phù hợp để mẹ có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.

Đọc thêm: Sau sinh nên ăn trái cây gì? Những lưu ý về dinh dưỡng sau sinh

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Một số lưu ý khi thực hiện xông hơi vùng kín tại nhà

Khi thực hiện xông hơi vùng kín, mẹ cần chú ý những điểm sau đây để đảm bảo an toàn:

  • Thời gian xông hơi vùng kín chỉ nên khoảng 15 phút để tránh việc nhiễm lạnh và chỉ thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần.
  • Nên lựa chọn trang phục rộng rãi và thoáng mát để dễ dàng thấm hút mồ hôi.
  • Không nên sử dụng nước quá nóng để xông hơi để tránh gây bỏng âm đạo. Đồng thời, đặt nồi nước xông hơi ở khoảng cách an toàn để tránh tiếp xúc quá gần với hơi nóng gây bỏng.
  • Đặt nồi nước xông hơi ở một không gian không có gió lùa để tránh trường hợp nước xông nhanh nguội. Chọn một nơi kín gió và ngừng xông khi nước xông bắt đầu nguội để tránh cảm lạnh.
  • Sau khi kết thúc quá trình xông hơi, sản phụ cần lau khô cơ thể và thay quần áo sạch. Bên cạnh đó, nên bổ sung nước cho cơ thể để thay thế lượng nước mất đi do tiết ra mồ hôi.
  • Không được tắm ngay sau khi xông hơi để tránh nhiễm lạnh. Nên tắm lại sau khoảng 1-2 giờ bằng nước ấm.
  • Không được xông hơi khi đang no hoặc đói, vì điều này có thể sẽ gây hại cho hệ tim mạch và hệ tiêu hóa.
  • Tiếp tục thực hiện xông hơi cho đến khi kết thúc thời gian kiêng cữ để vùng kín nhanh chóng phục hồi, se khít, và được kháng khuẩn.
  • Ngừng xông hơi nếu bạn choáng, mệt, hoa mắt, bỏng, đau rát, dị ứng, mẩn ngứa, sưng đỏ tầng sinh môn, âm hộ hoặc ra máu âm đạo.
  • Nếu sản phụ gặp những triệu chứng như nhức đầu hoặc mệt mỏi sau khi thực hiện phương pháp xông vùng kín thì không nên tiếp tục thực hiện phương pháp này.

Nếu có bất kỳ triệu chứng lạ khác, cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Một số câu hỏi về xông hơi vùng kín sau sinh

Sau sinh khi nào thì xông hơi vùng kín được?

Trong trường hợp mẹ sinh thường, có thể bắt đầu xông hơi vùng kín sau khoảng 3 ngày. Còn đối với các mẹ sinh mổ, thời gian xông hơi sẽ phụ thuộc vào tình trạng phục hồi của vết mổ và có thể xông hơi sau khoảng 7 ngày sau khi sinh.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên xông hơi vùng kín từ 2 đến 3 lần mỗi tuần, trong khoảng thời gian kéo dài 3 tháng 10 ngày. Mỗi lần xông hơi nên kéo dài trong khoảng 15 phút, không xông quá lâu và nước quá nóng để không ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi trong vùng kín.

Bên cạnh việc xông hơi, mẹ cũng có thể tắm và vệ sinh vùng kín sau ngày thứ 3 để giữ cho cơ thể sạch sẽ. Nếu các mẹ còn lo ngại về việc xông hơi khi vẫn còn sản dịch, hãy yên tâm vì các mẹ vẫn có thể áp dụng phương pháp này mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, hãy cần thực hiện đúng cách để đạt hiệu quả cao.

Đọc thêm: Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết? Cách tống sản dịch sau sinh

Có phải tất cả sản phụ đều nên xông hơi vùng kín sau sinh?

Nen-tham-khao-y-kien-bac-si-truoc-ki-xong-hoi-vung-kin-sau-sinh
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xông hơi vùng kín sau sinh tại nhà

Có những trường hợp sản phụ cần đặc biệt thận trọng hoặc không nên xông hơi vùng kín. Dưới đây là những trường hợp mà sản phụ nên cân nhắc trước khi sử dụng phương pháp này:

  • Sản phụ chưa ổn định sức khỏe: Nếu vết rạch tầng sinh môn vẫn còn chảy máu hoặc vết mổ chưa lành, nhiễm trùng hở vùng tầng sinh môn, hoặc sản phụ vẫn đang nằm trong quá trình phục hồi sau sinh mổ và chưa tự ngồi được thì nên trì hoãn việc xông hơi vùng kín.
  • Sản phụ có bệnh sử liên quan đến huyết áp, tim mạch, tâm thần: Những trường hợp như bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn tâm thần nặng, cần được thận trọng và cần được tư vấn từ bác sĩ trước khi xông hơi vùng kín.
  • Sản phụ đang sốt trên 38 độ C và có kèm theo các triệu chứng khác như: Đau đầu, hoa mắt, hoặc các triệu chứng khác đáng ngại thì không nên xông hơi vùng kín.
  • Những người bị bệnh viêm da hoặc lupus ban đỏ nên hạn chế xông hơi vùng kín, vì nhiệt độ và hơi nóng có thể làm tăng sự kích thích và viêm nhiễm cho da.

Như vậy TIANYIAI đã mang đến cho các mẹ những thông tin thật sự hữu ích về “Mẹ sau sinh còn sản dịch có xông vùng kín được không?” và các bước xông hơi vùng kín sau sinh đúng cách. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho những mẹ bỉm sau sinh nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *