fbpx
Thuc-pham-gay-mat-sua-sau-sinh

Sau khi sinh, một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ là làm sao để có đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên cũng có một số loại thực phẩm mà mẹ bỉm nên tránh vì có thể ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra.  Bài viết này TIANYIAI sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những thực phẩm gây mất sữa sau sinh để giúp các mẹ có thêm kiến thức và chăm sóc sức khỏe sau sinh hiệu quả.

Mất sữa sau sinh là gì?

Mất sữa sau sinh là tình trạng mà các mẹ không thể tiết ra sữa hoặc lượng sữa tiết ra ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Đây là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 10-20% phụ nữ sau sinh.

Mất sữa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, đồng thời khiến mẹ bỉm lo lắng và mất tự tin. Và nếu tình trạng này kéo dài, bé không bú đủ hoặc không tăng cân, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Các nguyên nhân gây nên tình trạng mất sữa sau sinh

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây mất sữa sau sinh:

1. Do chế độ dinh dưỡng

  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Mẹ sau sinh cần nhiều dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và sản xuất sữa cho bé. Nếu mẹ không ăn uống đầy đủ, thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như protein, canxi, vitamin và khoáng chất, có thể dẫn đến mất sữa sau sinh.
  • Uống ít nước: Nước rất quan trọng cho việc tiết sữa. Mẹ cần uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể đủ nước và kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
  • Sử dụng thực phẩm gây mất sữa: Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa như: Lá lốt, me chua, bạc hà, rau răm, mì tôm,… Nên hạn chế hoặc loại bỏ những thực phẩm này khỏi khẩu phần ăn sau sinh để tránh tình trạng không có sữa cho con bú.

Đọc thêm: Bà đẻ ăn gì để nhiều sữa, uống gì để nhiều sữa?

2. Do yếu tố tâm lý

  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng, lo âu có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa và gây mất sữa sau sinh. Chính vì vậy, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
  • Mệt mỏi, thiếu ngủ: Mẹ sau sinh cần ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể phục hồi và có đủ sức lực để tiết sữa.
  • Trầm cảm sau sinh: Trầm cảm sau sinh có thể khiến mẹ mất hứng thú với việc cho con bú, dẫn đến tình trạng không có sữa cho con bú.
Tram-cam-sau-sinh-cung-co-the-gay-mat-sua-sau-sinh
Mẹ bị trầm cảm sau sinh cũng có thể bị mất sữa sau sinh

3. Do yếu tố sức khỏe

  • Rối loạn nội tiết tố: Sau sinh, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể mẹ bỉm thay đổi, có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
  • Các bệnh lý: Một số bệnh lý như bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường, hội chứng buồng trứng đa nang,…cũng có dẫn đến tình trạng mất sữa sau sinh.
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ: Một số loại thuốc khi mẹ bỉm sử dụng có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa, vì vậy các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau sinh.

4. Do những yếu tố khác

  • Bé bú không đúng khớp ngậm: Bé bú không đúng khớp ngậm có thể khiến bé bú không hiệu quả, dẫn đến việc mẹ tiết ra ít sữa hơn.
  • Bé bú ít: Bé bú ít, không muốn bú cũng có thể khiến mẹ tiết sữa ít hơn, vì lượng sữa được tiết ra phụ thuộc vào nhu cầu bú hàng ngày của bé.
  • Mẹ sử dụng núm vú giả sớm: Sử dụng núm vú giả sớm có thể khiến bé bú mẹ ít hơn, dẫn đến việc mẹ ít tiết sữa hơn.

Đọc thêm: Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết? Cách tống sản dịch sau sinh

Các dấu hiệu cho thấy mẹ bỉm bị mất sữa sau sinh

  • Không có sữa hoặc lượng sữa tiết ra rất ít: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng không có sữa sau sinh. 
  • Bầu ngực xẹp, không căng tức: Khi cho con bú, bầu ngực của các mẹ thường căng tròn và mềm mại. Nhưng nếu cảm thấy bầu ngực xẹp, không căng thì đây có thể là dấu hiệu của việc mất sữa.
  • Dùng tay hoặc máy hút sữa vẫn không có sữa: Việc sử dụng tay hoặc máy hút sữa để kích thích tuyến sữa là điều cần thiết trong những ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ đã sử dụng các cách này mà vẫn không có sữa tiết ra, đây là dấu hiệu rõ ràng của việc mất sữa.
  • Bé bú không đủ no: Bé có thể bú liên tục, bú nhiều hơn bình thường nhưng vẫn không đủ no, quấy khóc nhiều, có thể là do mẹ bị mất sữa.
  • Sữa tiết ra không tăng sau nhiều ngày, sữa trong hoặc nhạt: Lượng sữa mẹ tiết ra không tăng sau nhiều ngày cố gắng kích sữa. Sữa mẹ loãng, trong, có màu trắng đục, không có vị béo ngậy.
  • Bé không tăng cân: Bé không tăng cân hoặc tăng cân chậm, có dấu hiệu suy dinh dưỡng, còi cọc là do mẹ bị mất sữa, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.
  • Sữa không thông, bầu ngực đau tức: Nếu mẹ cảm thấy bầu ngực căng tức, đau nhức, sữa không thông có thể do tắc tia sữa hoặc nhiễm trùng tuyến sữa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất sữa sau sinh.

Đọc thêm: Chưa hết sản dịch lại ra máu tươi có sao không? Nguyên nhân là gì?

Các loại thực phẩm gây mất sữa sau sinh mẹ bỉm cần tránh

Chế độ ăn uống của mẹ sau sinh ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sữa tiết ra. Dưới đây là danh sách những thực phẩm gây mất sữa mà mẹ cần tránh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo. Do đó, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi kiêng bất kỳ thực phẩm nào.

1. Lá lốt

Lá lốt là một loại rau mọc hoang dã, thường được sử dụng để nấu ăn, làm tăng hương vị món ăn. Tuy nhiên, theo dân gian, lá lốt có tính hàn, vị nồng nên thường được dùng làm giảm các triệu chứng đau bụng, đau xương khớp,… Đối với các mẹ bỉm đang cho con bú, chỉ ăn một vài lá nhỏ cũng đủ để làm giảm lượng sữa, thậm chí tắc sữa. Do đó, mẹ bỉm sau sinh nên hạn chế hoặc kiêng ăn lá lốt.

Thuc-pham-gay-mat-sua-sau-sinh-la-lot
Thực phẩm gây mất sữa sau sinh: Lá lốt

2. Rau răm

Theo Đông y, rau răm có tính ấm và giúp điều hòa kinh nguyệt cũng như bổ huyết cho phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh và đang cho con bú, đây lại là loại thực phẩm cần tránh vì có thể gây mất sữa. Việc tiêu thụ rau răm với số lượng lớn và thường xuyên có thể khiến mẹ gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ sữa cho con bú.

3. Me chua

Me chua có tính axit cao, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và bé. Ăn quá nhiều me chua có thể gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến tắc sữa và không có sữa cho con bú.

4. Bạc hà

Tương tự như lá lốt, bạc hà là một loại thực phẩm có vị the, tính hàn, giúp cơ thể ấm hơn và tạo hương vị cho món ăn thêm ngon hơn. Tuy nhiên, ăn nhiều bạc hà sẽ giảm hàm lượng sữa và làm cho sữa có vị cay the, ảnh hưởng tới sự hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ.

5. Mì tôm

Mì tôm là thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối, mì chính, hương liệu, chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Việc sử dụng mì tôm thường xuyên có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, dẫn đến mất sữa sau sinh.

6. Hải sản có tính hàn

Các loại hải sản có tính hàn như: Sò, ốc, nghêu,…dễ làm cho các mẹ bị dị ứng, lạnh bụng, tiêu chảy,  gây gián đoạn quá trình tiết sữa, thậm chí còn có thể gây tử vong. Mẹ bỉm sau sinh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, phải biết cơ thể của mình dị ứng với các loại thực phẩm nào.

7. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Đồ chiên xào chứa nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ xào,…cũng nằm trong danh sách thực phẩm có thể gây mất sữa sau sinh. Khi ăn nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ đặc biệt là mỡ động vật tiềm ẩn nguy cơ cao làm tắc ống dẫn sữa ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và gây mất sữa sau sinh.

8. Thực phẩm chứa caffeine

Caffeine có trong các loại đồ uống như: Trà, cà phê, nước tăng lực, nước ngọt có ga,…có thể ức chế hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa. Sử dụng quá nhiều caffeine có thể khiến mẹ mất ngủ, ảnh hưởng đến việc tiết sữa và gây mất sữa. Các mẹ cần cân nhắc sử dụng các sản phẩm này một cách điều độ, hạn chế lượng caffeine nạp vào cơ thể không quá 300 mg/ngày.

9. Rượu bia, chất kích thích

Rượu bia và các chất kích thích sẽ gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu mẹ bỉm đang cho con bú mà dùng bia rượu thì khả năng tiết sữa sẽ giảm khoảng 20% và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, khiến bé bú khó tiêu và quấy khóc. 

10. Măng

Măng tươi chứa axit HCN, một chất độc hại có thể gây hại cho cơ thể nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Mặc dù độc tố này có thể bay hơi hoặc hòa tan khi nấu ở nhiệt độ cao, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, các bà mẹ nên tránh ăn măng tươi sau sinh. Măng ngâm cũng thường chứa nhiều hóa chất bảo quản, điều này có thể gây hại cho sức khỏe và làm giảm sản xuất sữa.

11. Rau bắp cải

Bắp cải là một loại rau rất giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin K, vitamin C và chất xơ. Tuy nhiên, với tính hàn theo Đông y, việc ăn quá nhiều bắp cải có thể làm giảm lượng sữa và có thể gây mất sữa sau sinh.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, bắp cải có khả năng giảm căng tức ngực hoặc hỗ trợ cai sữa. Việc ăn quá nhiều bắp cải hoặc đắp lá bắp cải lên ngực có thể dẫn đến mất sữa. Mẹ bỉm chỉ nên ăn bắp cải 1-2 lần/ngày và nên tránh sử dụng trong giai đoạn cho con bú.

Thuc-pham-gay-mat-sua-sau-sinh-la-gi
Thực phẩm gây mất sữa sau sinh: Rau bắp cải

12. Rau mùi tây, mùi ta 

Đây là những loại rau thơm thường được sử dụng trong nhiều món ăn gia đình. Dù không trực tiếp gây mất sữa, nhưng việc ăn nhiều rau mùi có thể làm cho sữa mẹ có mùi lạ, khiến bé bú kém hoặc bỏ bú. Khi bé không bú đủ, lượng sữa mẹ tiết ra sẽ giảm dần và có thể dẫn đến mất sữa nếu tình trạng này kéo dài.

13. Dưa cải muối

Dưa cải muối là một món ăn phổ biến, nhưng nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến lượng sữa của mẹ. Dưa cải muối ngắn ngày chứa hàm lượng Nitrit cao, khi kết hợp với các amin trong một số thực phẩm như tôm, có thể tạo ra chất Nitrozamin, làm tăng nguy cơ ung thư và ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.

14. Súp lơ

Súp lơ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều lưu huỳnh và có tính hàn, có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu và đi ngoài không chỉ ở mẹ mà còn ở trẻ sơ sinh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn quá nhiều súp lơ khi đang cho con bú có thể làm trẻ trở nên cáu kỉnh, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, thậm chí dẫn đến tình trạng mất sữa nếu ăn thường xuyên. Vì vậy, mẹ sau sinh nên cân nhắc việc sử dụng loại rau này trong khẩu phần hàng ngày.

15. Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng

Các loại thực phẩm như ớt, tiêu, tỏi…có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ. Nếu sữa mẹ có mùi vị khác lạ, bé có thể chán bú, từ đó giảm việc tiết sữa. Mẹ sau sinh nên tránh hoặc hạn chế sử dụng các gia vị này để bảo vệ nguồn sữa.

Đọc thêm: Sau sinh nên ăn trái cây gì? Những lưu ý về dinh dưỡng sau sinh

Các cách giúp mẹ bỉm sau sinh có sữa lại

Mẹ bỉm có thể áp dụng một số biện pháp sau để kích sữa và lấy lại nguồn sữa dồi dào cho bé:

  • Cho bé bú sữa thường xuyên, đúng cách và đủ nhu cầu: Bé bú càng nhiều, mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Nên cho bé bú theo nhu cầu, không nên ép bé bú theo giờ.
  • Có thể chườm ấm và massage bầu ngực nhẹ nhàng giúp kích thích tuyến sữa hoạt động và phòng ngừa tắc tia sữa. Mẹ cần đảm bảo bé bú đúng khớp ngậm, ngậm sâu cả tiêm và quầng thâm. Bé bú đúng cách sẽ giúp bé bú được nhiều sữa hơn và không gây đau núm vú cho mẹ.
  • Kích sữa bằng máy hút sữa hoặc bằng tay: Khi bé không chịu bú, các mẹ nên dùng tay để kích sữa hoặc máy hút sữa để kích thích tuyến sữa hoạt động. Để cho bầu ngực luôn rỗng là một cách kích thích cơ thể tiết sữa hiệu quả.
  • Uống nhiều nước: Nước rất quan trọng cho việc tiết sữa. Mẹ bỉm nên uống đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tiết sữa sau sinh. Mẹ nên ăn uống đa dạng, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, canxi, vitamin và khoáng chất.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ bỉm cần phải ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể phục hồi và đủ sức lực để tiết sữa. 
  • Giảm stress: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa, từ đó dẫn đến tình trạng không có sữa sau sinh. Vì vậy, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để kích sữa tốt hơn. Mẹ bỉm có thể chia sẻ những khó khăn, lo lắng của mình với người thân để được hỗ trợ và động viên.
  • Sử dụng các sản phẩm lợi sữa: Có thể giúp kích sữa và tăng chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, các mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đọc thêm: Sau sinh kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân và giải pháp

Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm sau sinh giúp lợi sữa

Để đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào và chất lượng, mẹ bỉm cần lưu ý một số điều sau khi lựa chọn thực phẩm:

  • Ưu tiên thực phẩm có tính ấm nóng, dễ tiêu hóa: Các loại thực phẩm như thịt nạc, cá, trứng, sữa, rau xanh,…có tính ấm nóng, dễ tiêu hóa, giúp mẹ tăng cường sức khỏe và hỗ trợ việc tiết sữa.
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm: Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và cho bé. Cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây, rau xanh.
  • Hạn chế hoặc loại bỏ thực phẩm gây mất sữa khỏi khẩu phần ăn: Mẹ nên hạn chế hoặc loại bỏ các loại thực phẩm gây mất sữa như lá lốt, rau răm, me chua, bạc hà, mì tôm, thực phẩm chua, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chiên rán, cay nóng, thực phẩm chứa caffeine, rượu bia, chất kích thích,…
  • Uống nhiều nước: Nước rất quan trọng cho việc sản xuất sữa mẹ. Đế hạn chế tình trạng không có sữa sau sinh, mẹ cần phải đảm bảo lượng nước uống mỗi ngày đủ 2- 3 lít.
  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản và không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
  • Theo dõi phản ứng của bé: Quan sát phản ứng của bé sau khi mẹ ăn một loại thực phẩm mới để biết có phù hợp với bé không.
  • Tìm hiểu kỹ thông tin về thực phẩm: Đọc nhãn mác và tìm hiểu nguồn gốc thực phẩm trước khi sử dụng.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Luôn rửa sạch và chế biến đúng cách để tránh ngộ độc thực phẩm.
  • Mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất để hạn chế tình trạng mất sữa.

Đọc thêm: Mẹ sau sinh còn sản dịch có xông vùng kín được không?

Bài viết trên đã đem đến một cái nhìn tổng quan về những thực phẩm gây mất sữa sau sinh, giúp các mẹ bỉm có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe sau sinh hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng không có sữa sau sinh. Hãy luôn nhớ rằng, cơ thể của mỗi người là khác nhau, do đó, việc theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp là rất quan trọng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *