✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành y học cổ truyền
Rất nhiều chị em trong giai đoạn thai kỳ đều không biết mình đã sảy thai cho đến khi đi siêu âm khám sức khoẻ định kỳ. Vậy tại sao lại có hiện tượng sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì? Chị em cần điều trị và chăm sóc như thế nào khi sảy thai bị bỏ lỡ? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay!
Mục lục
ToggleSảy thai nhưng không có dấu hiệu là gì?
Tỷ lệ sảy thai chiếm khoảng từ 10 – 15% tổng số thai kỳ và 80% các ca sảy thai xảy ra trong 13 tuần đầu của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 1), theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ.
Sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì có thật không? Dưới đây là các dấu hiệu sảy thai thường gặp bao gồm:
- Xuất huyết âm đạo: Có thể đa dạng từ một đốm nhẹ hoặc dịch tiết sậm màu đến chảy máu ồ ạt, kèm cục máu đông đỏ tươi. Diễn tiến vài giờ đến vài ngày.
- Đau bụng và cơn gò (cơn co) tử cung: Cảm giác đau tức vùng bụng dưới và xuất hiện các cơn gò cũng là những dấu hiệu thường gặp. Đau có thể kéo dài và tăng theo thời gian.
- Dịch nhờn nhiều bất thường ở âm đạo kèm những cục máu đông và chất lỏng có màu hồng, có mùi hôi nặng.
- Mất các triệu chứng mang thai như ngực không còn căng tức, không thấy buồn nôn, ốm nghén.
Đây chỉ là những dấu hiệu thường gặp ở chị em khi không may sảy thai, tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp không biết mình bị sảy thai do không gặp bất cứ tình trạng nào được kể đến ở trên.
Hiện tượng sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì này là như thế nào, có nguy hiểm không. Thực tế, theo thuật ngữ chuyên ngành, đây gọi là hình thức “sảy thai bị bỏ lỡ”.
Sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì xảy ra khi sản phụ bị sảy thai nhưng không bị xuất huyết âm đạo, đau bụng, đau thắt lưng hay chuột rút bụng và cũng không có bất kỳ mô thai nào bị đẩy ra khỏi cơ thể. Mô của nhau thai và phôi thai vẫn còn trong tử cung, nhưng phôi thai đã chết hoặc không còn phát triển nữa.
Thậm chí chị em vẫn còn cảm nhận được các triệu chứng mang thai như căng tức ngực, buồn nôn, ốm nghén,… cho đến khi hết hoàn toàn. Đôi khi, thai bị sảy có thể vẫn tồn tại trong tử cung hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, cho đến khi chị em phát hiện ra hoặc bắt đầu có hiện tượng xuất huyết âm đạo.
Cũng có trường hợp chị em có thể sẽ xuất hiện dịch nhầy màu nâu ở âm đạo hoặc cơn co tử cung nhẹ nhưng không quá rõ rệt, do đó chị em vẫn không biết gì về tình trạng cơ thể và nghĩ rằng em bé vẫn đang phát triển rất tốt.
Đọc thêm: 4 dấu hiệu sảy thai trong thời kỳ đầu và cách phòng tránh
Vì sao mẹ bầu sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì?
Hiện tượng sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì (sảy thai bị bỏ lỡ) cho đến nay vẫn chưa có một nguyên nhân rõ ràng và cụ thể nào, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể lý giải được vì sao mẹ bầu bị sảy thai nhưng lại không nhận biết được tình trạng này.
Đa phần các trường hợp sảy thai đều sẽ xuất hiện các dấu hiệu sảy thai rõ rệt và dễ nhận biết như: chảy máu âm đạo, đau bụng, đau thắt lưng, chuột rút, tiết dịch nhờn, co thắt tử cung hay mất đi các triệu chứng mang thai.
Nhưng khi gặp phải tình trạng sảy thai bị bỏ lỡ, chị em sẽ hoàn toàn không có những triệu chứng kể trên, đồng thời cũng sẽ không biết mình bị sảy thai cho đến khi siêu âm và nghe được chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa.
Các hormone thai kỳ có thể tiếp tục cao trong một thời gian sau khi thai nhi đã chết, do đó nếu dùng que thử thai vẫn cho kết quả dương tính và mẹ bầu vẫn có thể tiếp tục cảm thấy có thai.
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Chẩn đoán sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì
Sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì thường được chẩn đoán bằng kết quả siêu âm khi mẹ bầu đi khám thai định kỳ. Kết quả siêu âm cho thấy túi thai có phôi thai bên trong, nhưng thai nhi không có nhịp tim và nhỏ hơn bình thường ở giai đoạn này do đã ngừng phát triển.
Trong một số trường hợp, siêu âm cũng cho thấy túi thai rỗng hoặc không có túi thai nào. Phôi không phát triển hoặc ngừng phát triển ở giai đoạn rất sớm và bị cơ thể tái hấp thu.
Điều trị sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì
Điều trị sảy thai bị bỏ lỡ (sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì) thường dựa vào mức độ phát triển của thai, tình trạng sức khỏe của người mẹ, và mong muốn cá nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị các bác sĩ thường áp dụng:
1. Quan sát và đợi mô thai tự đào thải
Trong một số trường hợp, cơ thể sẽ tự động loại bỏ phôi thai. Bác sĩ có thể sẽ khuyên chị em nên đợi một thời gian để xem liệu cơ thể có thể tự loại bỏ phôi thai một cách tự nhiên hay không. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, tỉ lệ thành công của phương pháp này rất dao động, từ 25 – 76%.
Trong thời gian chờ đợi mô thai tự đảo thai, tâm lý của người phụ nữ cũng lo lắng hơn. Vì vậy, nếu sau 7 – 14 ngày từ khi phát hiện đã bị sảy thai mà mô thai không tự đẩy ra khỏi cơ thể, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế và tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ nhé.
2. Dùng thuốc để loại bỏ phôi thai
Nếu bạn không muốn chờ đợi hoặc nếu chờ đợi không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống hoặc đặt trong âm đạo để đào thải thai nhi ra ngoài.
3. Phẫu thuật nong và nạo
Đây là một phẫu thuật nội soi nhỏ, thực hiện dưới tác dụng của gây mê hoặc gây tê cục bộ. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đặc biệt để nạo bỏ mô thai từ trong tử cung.
4. Hút thai chân không
Dùng ống hút và lực hút chân không để hút mô thai ra khỏi tử cung, thường được thực hiện ở giai đoạn thai kỳ sớm. Quá trình này thường không cần gây mê toàn bộ.
Khi phát hiện bản thân bị sảy thai hoặc có những dấu hiệu bất thường, chị em cần đến ngày các cơ sở ý tế chất lượng để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm khi sảy thai.
Đọc thêm: Uống thuốc phá thai bao lâu thì ra máu? 5 biến chứng cực kỳ nguy hiểm của phá thai bằng thuốc
Những điều cần làm sau sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì
Sau khi sảy thai, chị em chắc chắn sẽ cảm thấy rất đau buồn, tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cùng với đó là một cơ thể yếu ớt và bị tổn thương nặng nề. Vậy sau khi sảy thai, chị em cần phải làm gì?
1. Nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt, canxi, magie, vitamin C và axit folic.
- Bổ sung chất dinh dưỡng và thực phẩm chức năng Ái Tiểu Nguyệt để phục hồi cơ thể, tăng cường trao đổi chất giúp hỗ trợ sức khoẻ cho phụ nữ sau sảy thai.
- Tránh quan hệ tình dục ít nhất 02 tuần và không sử dụng tampon ngay sau khi sảy thai.
Đọc thêm: 10 bí kíp kiêng cữ sau sảy thai tự nhiên bạn nhất định phải biết: Nên và không nên làm gì?
2. Kiểm tra y tế
Tái khám theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo không còn mô thai trong tử cung và không có dấu hiệu viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc biến chứng.
3. Giữ tinh thần thoải mái, không áp lực
Sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì có thể gây ra những cảm giác buồn bã, mất mát, hoặc thậm chí là trầm cảm. Do đó, chị em hãy đừng ngần ngại chia sẻ với gia đình, bạn bè và người thân để giảm bớt gánh nặng cũng như giải toả tâm trạng.
Hãy nhớ rằng sảy thai chỉ là một sự kiện ngẫu nhiên, không phải do lỗi của ba hay của mẹ. Việc cảm xúc tiêu cực sau sảy thai là việc đương nhiên, cảm xúc không có đúng sai, và nó sẽ thay đổi theo từng ngày. Thông cảm, sẻ chia, yêu thương để cùng nhau vượt qua nhé!
4. Thảo luận về kế hoạch mang thai trong tương lai
Nếu bạn muốn mang thai lại, hãy thảo luận với bác sĩ về thời gian thích hợp để mang thai sau sảy thai. Thường thì nên chờ ít nhất 3-6 tháng trước khi quyết định mang thai lại. Ngoài ra, việc tìm ra nguyên nhân sảy thai
Có thế thấy sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì là một tình trạng không hiếm gặp, tuy nhiên lại rất dễ gây hoang mang và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tinh thần của chị em phụ nữ. Nếu có bất kỳ nghi ngờ hoặc dấu hiệu bất thường nào, hãy lập tức đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời các mẹ nhé!
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.