✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
Đối với những phụ nữ bị sảy thai thì chế độ dinh dưỡng đóng góp một phần rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cũng như tinh thần. Vậy phụ nữ sảy thai nên ăn gì? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu về thực đơn cho người sảy thai trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
TogglePhụ nữ sảy thai nên ăn gì?
Để nhanh hồi phục sau sảy thai, chị em nên bổ sung những loại thực phẩm sau đây vào thực đơn cho người sảy thai:
1. Các thực phẩm giàu protein
Thịt bò
Thịt bò là nguồn thực phẩm giàu chất sắt, cung cấp khoảng 2,12mg chất sắt trong mỗi 100g. Chất sắt là quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào hồng cầu, giúp bổ sung máu sau khi sảy thai và giảm nguy cơ thiếu máu.
Ngoài ra, thịt bò cũng chứa nhiều protein, canxi và khoáng chất quan trọng giúp chống mệt mỏi và hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau sảy thai.
Thịt heo nạc
Thịt heo, giống như thịt bò, cung cấp chất sắt quan trọng cho quá trình tái tạo máu. Thịt này rất ít chất béo, giàu protein và khoáng chất như kẽm, kali, natri,…vì vậy nên bổ sung chúng vào món ăn cho người sảy thai.
Trứng
Trứng là nguồn protein quan trọng, hỗ trợ tái tạo máu và xây dựng tế bào mới. Nên bổ sung trứng vào thực đơn cho người sảy thai để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vì vậy nên bổ sung chúng vào thực đơn cho người sảy thai để nhanh hồi phục.
Cá hồi
Cá hồi là nguồn protein và omega-3, DHA giúp cải thiện chức năng thần kinh, ngăn ngừa trầm cảm sau sảy thai.
2. Các loại rau, thực vật
Rau xanh
Rau xanh lá cung cấp chất chống oxy hóa, hỗ trợ tái tạo tế bào và giảm tổn thương trong tử cung. Chúng cũng là nguồn canxi và sắt, giúp tăng cường tái tạo máu và giảm rủi ro về xương khớp trong tương lai.
Khoai lang
Khoai lang hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì vậy nên bổ sung chúng vào thực đơn cho người sảy thai để nhanh hồi phục.
Dâu tây
Dâu tâ bổ sung sắt và vitamin C, hỗ trợ tái tạo máu và tăng cường sức đề kháng. Chị em nên ngâm nước muối, rửa thật sạch trước khi ăn hoặc xay sinh tố.
Ngũ cốc
- Các loại đậu
Đậu nành, đậu lăng, đậu đỏ là lựa chọn tốt cho người mới sảy thai. Đậu không chỉ cung cấp chất sắt mà còn chứa nhiều chất đạm, canxi hỗ trợ năng lượng và ngăn ngừa thiếu máu. Thành phần chất xơ trong đậu giúp tiêu hóa tốt và loại bỏ độc tố từ cơ thể, giúp nhanh chóng hồi phục sau sảy thai.
Có thể dùng đậu để chế biến thành các món ăn cho người sảy thai như như nấu cháo, xay sữa uống hoặc nghiền thành bột mịn pha uống hàng ngày.
- Các loại hạt
Các loại hạt như hạt bí, hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia,…chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ, giúp chị em phụ nữ cải thiện thể chất, tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy nên bổ sung chúng vào thực đơn cho người sảy thai để nhanh hồi phục.
Đọc thêm: Phụ nữ sau sảy thai có nên đi lại nhiều không?
3. Sữa ít béo và các sản phẩm làm từ sữa
Sữa ít béo là lựa chọn hữu ích, đặc biệt là sau sảy thai. Hàng ngày, nên uống 1-2 ly sữa ấm và bao gồm các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua. Canxi là một yếu tố quan trọng, và sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất, đồng thời hàm lượng vitamin D giúp hấp thụ canxi hiệu quả.
4. Nước lọc
Sau khi trải qua sảy thai, việc uống đủ nước là vô cùng quan trọng để giúp cơ thể thanh lọc và loại bỏ sản dịch dư thừa. Nên ưu tiên sử dụng nước ấm và nên tránh uống nước lạnh hoặc đồ uống có đường.
Đọc thêm: Sảy thai bao lâu thì có thai lại được? Bổ sung axit folic sau sảy thai
Phụ nữ sảy thai không nên ăn gì?
Để không gây cản trở đến quá trình phục hồi sức khỏe sau sảy thai, chị em cần tránh ăn một số thực phẩm sau đây:
1. Đường và bánh kẹo
Các loại bánh, kẹo ngọt sẽ dẫn đến tăng đường huyết, mất cân bằng lượng đường trong máu. Đồng thời gây ra cảm giác mệt mỏi và không tốt cho quá trình hồi phục sau sảy thai.
2. Thực phẩm giàu chất béo
Những thực phẩm này sẽ gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn, làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau sảy thai.
3. Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
Các loại cá như: Cá ngừ, cá kiếm, cá cam, cá mập,…có thể chứa nhiều thủy ngân (thủy ngân là một kim loại nặng được tìm thấy trong tự nhiên, một số loài cá có hàm lượng thủy ngân cao vượt quá ngưỡng cho phép phụ thuộc vào loài và mức độ ô nhiễm trong môi trường nước), chất này gây hại cho gan và thận.
Thủy ngân tích tụ trong cơ thể có thể gây nguy cơ nhiễm độc và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.
4. Caffeine từ cà phê
Caffeine có tác dụng kích thích thần kinh, nên nếu dùng lượng nhiều có thể làm tăng cảm giác căng thẳng, lo lắng, và khó chịu. Gây khó khăn trong quá trình phục hồi tinh thần của phụ nữ sau sảy thai.
5. Rượu bia
Thức uống có cồn sẽ gây tổn thương cho gan, thận, và dạ dày. Bên cạnh đó còn làm chậm quá trình phục hồi mà còn gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sảy thai do ảnh hưởng đến tình trạng tâm lý của người phụ nữ.
6. Gia vị cay nóng
Một số loại gia vị như tiêu, ớt, mù tạt không được khuyên dùng khi chế biến món ăn cho người bị sảy thai. Chúng có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau rát, táo bón và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Đọc thêm: 12 cách phục hồi tử cung sau sảy thai cực kỳ hiệu quả
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, liên hệ ngay để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Sản phẩm từ Y học cổ truyền cho phụ nữ sau sảy thai
Sau khi sảy thai, chị em cần đặc biệt lưu ý bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, sắt, canxi, magie, axit folic,…giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tái tạo máu và tăng cường khả năng miễn dịch.
Ngoài việc chú ý trong việc ăn uống, chị em cũng có thể sử dụng các thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như Ái Tiểu Nguyệt để giúp quá trình hồi phục trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Đọc thêm: Sau sảy thai có nên uống thuốc bắc để bồi bổ sức khoẻ không?
Với vị chua nhẹ và ngọt ngào từ trái cây kết hợp với phương pháp điều hòa ba giai đoạn: thanh lọc, dưỡng khí và bồi bổ, Ái Tiểu Nguyệt không còn vị đắng chát như thuốc Đông y thông thường. Đây là sự lựa chọn tốt nhất để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường thể lực, bổ sung khí huyết và phục hồi khí sắc cho phụ nữ sau sảy thai.
Thành phần chính: Đương quy, xuyên khung, gừng khô, cam thảo, xích thược, óc chó, ích mẫu, nước ép ô mai, hoàng kỳ, bạch thược, thục địa, đảng sâm, phục linh, bạch truật, táo đỏ, kỷ tử, nhục quế, lá đỗ trọng, nấm đông trùng hạ thảo dạng sợi,…
Quy cách đóng gói: 1 hộp gồm 10 gói Tinh chất thanh lọc, 10 gói Tinh chất dưỡng khí và 10 gói Tinh chất bồi bổ.
Gợi ý thực đơn cho người sảy thai
1. Cháo hạt sen
Nguyên liệu: 30g hạt sen, 35g gạo nếp, đường phèn.
Cách làm:
- Bước 1: Hạt sen bỏ tâm, bỏ vỏ, vo sạch gạo nếp
- Bước 2: Cho vào nồi, thêm một lượng nước thích hợp và một ít đường phèn vào nấu chín kỹ trong 50 phút, nấu loãng sẽ dễ tiêu hóa.
Công dụng:
- Theo Tây y, hạt sen là một món ăn giàu protein, gluxit và vitamin nhóm C, A, giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình hồi phục sau sảy thai. Chất xơ trong hạt sen có tác dụng điều hòa cholesterol, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Hạt sen cũng đóng góp vào việc bổ sung năng lượng cho cơ thể và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Theo Đông y, Hạt sen có vị ngọt, tính ấm, quy kinh kinh Tỳ, Thận, Tâm. Hạt sen có tác dụng bổ tỳ, cầm tiêu chảy, cầm khí hư, bổ thận và tăng cường sinh lực, dưỡng tâm, an thần.
2. Đậu rồng xào thịt bò
Nguyên liệu:
- Đậu rồng 150g
- Thịt bò non 100g
- Hành, tỏi
- Dầu hào
- Gia vị
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch đậu rồng và thịt bò rồi thái thành từng miếng vừa ăn.
- Bước 2: Ướp thịt bò với gia vị khoảng 10 phút.
- Bước 3: Chần sơ đậu rồng trong khoảng 1 phút rồi tắt bếp và vớt đậu rồng ra.
- Bước 4: Cho thịt bò vào xào khoảng 1 phút, để khi thịt chín khoảng 90% thì tắt bếp rồi cho ra dĩa. Tiếp tục xào đậu rồng đến khi đậu rồng mềm thì cho thịt bò vào xào chung. Có thể nêm nếm lại gia vị đến khi thịt bò chín là có thể tắt bếp.
Công dụng:
- Thịt bò là nguồn protein chất lượng cao, thường có trong thực đơn cho người sảy thai, giúp xây dựng và duy trì cơ bắp, hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường sức khỏe cơ bản của cơ thể.
- Đậu rồng chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, hỗ trợ chống táo bón, và duy trì sự lành mạnh của đường ruột.
3. Canh trứng gà ngải cứu
Nguyên liệu: 2 quả trứng gà, 50g ngải cứu
Cách làm:
- Bước 1: Đun sôi nước và lá ngải cứu.
- Bước 2: Thả trứng vào cho đến khi trứng chín.
- Bước 3: Thêm muỗng đường trắng và khuấy đều.
Công dụng:
- Nên dùng canh trứng gà từ 1 đến 2 lần/tuần.
- Hỗ trợ quá trình thải độc tố khỏi cơ thể, giúp làm sạch cơ thể và cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Có lợi cho tử cung, có thể giúp bảo vệ và hỗ trợ sự hồi phục của tử cung sau quá trình sảy thai.
- Trứng gà chứa nhiều protein, vitamin B12, và các loại vitamin khác giúp phục hồi và cân bằng dinh dưỡng sau khi phụ nữ sảy thai, do vậy trứng gà luôn có mặt trong thực đơn cho người sảy thai.
- Ngải cứu có tính ấm, giúp giảm đau bụng và hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng.
4. Gà ác tiềm thuốc bắc
Nguyên liệu:
- 1 con gà ác
- 30g thục địa
- 14g bạch dược
- 20g đương quy
- 16g sơn thù nhục
- 40g lá ngải tươi
- 12g gừng nướng thơm
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế gà cùng các nguyên liệu kể trên.
- Bước 2: Hầm gà rồi cho các nguyên liệu vào, ninh đến khi nhừ.
- Bước 3: Thêm hạt nêm, bột canh cho vừa ăn.
Công dụng:
- Hỗ trợ giảm đau, đặc biệt phù hợp cho những người có sức khỏe yếu như người ốm, người vừa sảy thai.
- Giúp bổ huyết và bổ sung sắt, quan trọng cho việc tái tạo máu sau sảy thai.
- Có tác dụng kháng viêm và cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng trầm cảm, điều trị các vấn đề về nội tiết.
- Giảm viêm và đau: Giảm viêm, giảm đau, và cải thiện hệ tiêu hóa.
- Đương quy có chứa axit ferulic tự nhiên, giúp tăng cường miễn dịch.
5. Cháo hàu
Nguyên liệu: 100g thịt hàu, 100g đậu xanh, 100g gạo nếp
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế rửa sạch nguyên liệu, hàu nên ngâm vào nước muối pha loãng kèm giấm để loại các cặn bẩn.
- Bước 2: Xào hàu cho tới khi gần chín, thêm các gia vị. Sau đó, múc ra đĩa.
- Bước 3: Cho gạo vào 1 – 1,5 lít nước, đến khi nhừ thì đổ hàu vào rồi để thêm tầm 5 phút, sau đó tắt bếp.
Công dụng:
- Bổ sung vitamin E và C, từ đó làm hệ thống miễn dịch được tăng cường.
- Một con hàu chứa đến 7 gam protein để cơ thể nhanh chóng phục hồi sau khi bị sảy thai.
- Đậu xanh có chứa chất xơ không hòa tan, vì vậy nó rất tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh hoặc vừa sảy thai.
Những lưu ý sau khi sảy thai
Bên cạnh câu hỏi “Sảy thai nên ăn gì?” và “Thực đơn cho người sảy thai là gì?”, chị em cũng cần phải lưu ý những điều sau để hồi phục nhanh chóng:
- Tránh tắm gội ngay sau sảy thai để tránh nhiễm lạnh. Sau 2 ngày, tắm bình thường và sử dụng vòi hoa sen để tránh vi khuẩn xâm nhập vào vùng nhạy cảm.
- Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh có hoạt chất tẩy rửa mạnh, để tránh tổn thương vùng kín của phụ nữ sau sảy thai.
- Tránh quan hệ tình dục ngay sau sảy thai để giảm nguy cơ nhiễm trùng tử cung. Nên đợi ít nhất 1-3 tháng tùy vào tình trạng sức khỏe trước khi quan hệ bình thường trở lại.
- Tránh hoạt động đòi hỏi sức mạnh, như mang vác đồ nặng, để giữ cho cơ thể yếu đuối sau sảy thai không bị tổn thương thêm. Nếu tập thể dục, chọn những bài nhẹ nhàng.
- Không nên có thai ngay lại: Đợi ít nhất 3 tháng để tử cung và âm đạo hồi phục trước khi thụ thai. Trong trường hợp can thiệp hay phẫu thuật, thời gian nên là 4-6 tháng.
Đọc thêm: 10 bí kíp kiêng cữ sau sảy thai tự nhiên cực kỳ quan trọng
Như vậy chị em đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về sảy thai nên ăn gì cũng như thực đơn cho người sảy thai để nhanh hồi phục. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ phần nào giúp chị em có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nhanh chóng lấy lại sức khỏe sau sảy thai nhé!
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.