fbpx
Dau-hieu-canh-bao-nguy-co-say-thai-ma-ban-can-phai-biet
Nguyen-ngoc-huyen-tram

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huyền Trâm

✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng

Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, có khoảng 80% trường hợp sảy thai xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ (từ tuần đầu tiên đến tuần 13). Đúng vậy, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, tức là 3 tháng đầu tiên, khả năng sảy thai tự nhiên cao tới 20%. Vậy dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai sớm là gì? Hãy cùng TIANYIAI theo dõi bài viết dưới đây nhé.

4 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai sớm 

Sảy thai trong thời kỳ đầu thường xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Dưới đây là bốn dấu hiệu sảy thai sớm phổ biến:

  1. Chảy máu âm đạo: Đây là dấu hiệu sảy thai phổ biến nhất. Chảy máu có thể bắt đầu như một vết đốm nhẹ và trở nên nặng hơn, có màu đỏ tươi hoặc sẫm màu. Đôi khi, máu có thể kèm theo cục máu đông nhỏ.
  2. Đau vùng bụng dưới: Cảm giác đau bụng dưới hoặc đau thắt lưng thấp, tương tự như đau bụng kinh nhưng có thể mạnh hơn. Co thắt bụng có thể xảy ra đều đặn và liên tục.
  3. Mất triệu chứng mang thai: Nếu các triệu chứng mang thai như buồn nôn, căng tức ngực đột ngột biến mất, đây có thể là một dấu hiệu của sảy thai.
  4. Tiết dịch bất thường: Dịch âm đạo có thể thay đổi màu sắc và kết cấu, có thể xuất hiện dịch nhầy màu hồng hoặc nâu, hoặc thậm chí là các mô từ tử cung.
Dich-tiet-am-dao-bat-thuong-la-dau-hieu-canh-bao-nguy-co-say-thai-som
Dịch tiết âm đạo bất thường là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai sớm

Và phải lưu ý rằng các dấu dấu hiệu trên chỉ là cảnh báo, để xác định chính xác tình trạng sức khỏe thai nhi trong thai kỳ thì phải dùng đến siêu âm hoặc xét nghiệm hCG.

Đọc thêm: 10 loại thực phẩm có thể gây sảy thai bà bầu nên tránh xa

Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sảy thai sớm

Sảy thai sớm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Bất thường nhiễm sắc thể: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của sảy thai sớm. Khi trứng hoặc tinh trùng có vấn đề về nhiễm sắc thể, hoặc khi phôi phát triển bất thường về mặt di truyền, cơ thể có thể tự động chấm dứt thai kỳ.
  • Vấn đề về nội tiết: Các rối loạn nội tiết như thiếu hụt progesterone, bệnh tuyến giáp, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Bệnh lý và nhiễm trùng: Các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, hoặc nhiễm trùng nặng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và dẫn đến sảy thai.
  • Cấu trúc tử cung bất thường: Các vấn đề như tử cung hai buồng, vách ngăn tử cung, hoặc các khối u xơ tử cung có thể gây khó khăn cho việc thai nhi bám vào và phát triển bình thường.
  • Rối loạn miễn dịch: Rối loạn miễn dịch là tình trạng hệ thống miễn dịch hoạt động không bình thường, có thể hoạt động quá mạnh hoặc quá yếu, làm tăng nguy cơ sảy thai. Khi đó, cơ thể người mẹ không chấp nhận thai kỳ và coi thai nhi như một vật thể lạ xâm nhập (giống như virus hay vi khuẩn) và tìm cách loại bỏ nó.
  • Yếu tố di truyền: Nếu có tiền sử sảy thai liên tiếp hoặc các vấn đề di truyền trong gia đình, nguy cơ sảy thai có thể cao hơn.
  • Lối sống không lành mạnh: Các yếu tố như hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma túy, căng thẳng, và tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và tăng nguy cơ sảy thai.

Đọc thêm: Uống nước dừa có gây sảy thai không? 8 lợi ích tuyệt vời

Yếu tố nguy cơ dẫn đến sảy thai sớm ở phụ nữ

Một số yếu tố làm tăng khả năng sảy thai ở phụ nữ:

  1. Chấn thương: Các chấn thương cơ thể nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và dẫn đến sảy thai. 
  2. Tiếp xúc với chất hoá học hoặc bức xạ có hại
  3. Sử dụng ma túy
  4. Lạm dụng rượu
  5. Tiêu thụ quá nhiều caffein
  6. Hút thuốc: Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe của bản thân mẹ mà còn có thể gây ra sảy thai hoặc các vấn đề khác liên quan đến thai nhi.
  7. Thiếu cân hoặc thừa cân 
  8. Một số tình trạng bệnh mãn tính: Các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, hoặc bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và dẫn đến sảy thai nếu không được kiểm soát tốt.
  9. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin B, D và khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như acid folic, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và tăng nguy cơ sảy thai sớm.
  10. Tuổi của người mẹ: Theo Mayo Clinic, nguy cơ sảy thai sớm theo từng độ tuổi là: Ở tuổi 35, nguy cơ sảy thai khoảng 20%. Ở tuổi 40, nguy cơ là khoảng 33% đến 40%. Và ở tuổi 45, tỷ lệ này dao động từ 57% đến 80%. 
Phu-nu-tren-45-tuoi-co-nguy-co-bi-say-thai-som-cao-hon
Phụ nữ trên 45 tuổi có nguy cơ bị sảy thai sớm cao hơn phụ nữ trẻ tuổi

Cách xử lý khi bị sảy thai 12 tuần đầu

Các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo rằng các bà bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu gặp phải các triệu chứng như đau bụng bất thường hoặc ra máu âm đạo. Việc thăm khám sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra các biểu hiện lâm sàng và siêu âm để xác định tình trạng của thai nhi và chẩn đoán chính xác vấn đề mà mẹ bầu đang gặp phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý thích hợp.

  1. Dấu hiệu dọa sảy thai: Khi có dấu hiệu này, thai phụ cần nằm nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại, và kiêng quan hệ tình dục. Ngoài ra, cần ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để tránh tình trạng táo bón. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc dưỡng thai và mẹ bầu phải tuân thủ đúng chỉ định, uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn.
  2. Trường hợp đau bụng dữ dội và ra nhiều máu âm đạo: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng thai nhi, từ đó đưa ra quyết định có thể giữ thai được hay không.
  3. Trường hợp thai lưu: Trong trường hợp này, bà bầu không nên chờ đợi sảy thai tự nhiên mà cần thực hiện các biện pháp chấm dứt thai kỳ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đọc thêm: Nạo phá thai có vi phạm pháp luật không? Chi phí bao nhiêu?

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Làm thế nào để phòng tránh sảy thai tự nhiên?

 Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, chị em cần tuân thủ các biện pháp sau:

  • Khám sức khỏe tiền mang thai: Cả chồng và vợ đều nên khám tổng quát trước khi mang thai, nếu mắc các bệnh lý như viêm tinh hoàn ở nam, suy hoàng thể ở nữ,… thì phải tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ, chữa trị xong mới nên có con.
  • Tránh xa các chất gây hại: Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với rượu bia, khói thuốc lá, chất kích thích và các chất thải độc hại trong môi trường.
  • Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý trong quá trình mang thai là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những nguy cơ biến chứng thai kỳ và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ, mẹ cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết để cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, bổ sung acid folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
  • Chế độ ăn uống cân bằng: Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, giàu trái cây và rau củ. Điều này giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi, đảm bảo sức khỏe tổng thể.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn giúp giảm căng thẳng, giảm nguy cơ đau nhức, tiểu đường thai kỳ, và tăng sức chịu đựng khi chuyển dạ. Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia để xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp với bản thân.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc: Tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi như misoprostol, retinoids, methotrexate và thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ.

Đọc thêm: Sau khi phá thai nên ăn gì? Sảy thai uống gì cho sạch tử cung?

Một số câu hỏi khác được quan tâm 

Q1. Vậy có bầu quan hệ được không? 

Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể quan hệ tình dục khi mang thai, nhưng cần lưu ý là nên hạn chế quan hệ vào 3 tháng đầu (giai đoạn nhạy cảm) và 3 tháng cuối thai kỳ (em bé quá to), hoặc sau khi quan hệ mà bị chảy máu, hoặc khi các mẹ bầu có dấu hiệu cảnh báo về thai kỳ thì nên đến thăm khám và nhận lời khuyên trực tiếp từ bác sĩ đang chăm sóc thai kỳ của bạn.

Co-bau-quan-he-duoc-khong

Q2. Bị doạ sảy thai nên nghỉ ngơi trong bao lâu?

Để xác định thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi bị dọa sảy thai, cần xem xét tình trạng cụ thể và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở mẹ bầu. Thông thường, chị em nên nghỉ ngơi từ 7 đến 14 ngày, hoặc cho đến khi các dấu hiệu dọa sảy thai như đau bụng và chảy máu âm đạo không còn nữa. Trong một số trường hợp, thời gian nghỉ ngơi có thể sẽ nhiều hơn hơn nếu triệu chứng vẫn còn. 

Q3. Sảy thai tự nhiên ra máu trong bao lâu?

Thời gian ra máu sau khi sảy thai tự nhiên có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Có những trường hợp chỉ ra máu trong vài giờ. Tuy nhiên, thông thường, quá trình ra máu có thể kéo đến 2 tuần. Sau khoảng thời gian này, lượng máu sẽ giảm dần và có thể tiếp tục kéo dài thêm 7-14 ngày nữa mới hoàn toàn biến mất. 

Q4. Sảy thai uống gì cho sạch tử cung?

Sảy thai hoặc phá thai có thể gây ra nhiều tổn hại cho cơ thể hơn so với sinh thường. Vì vậy, chị em cần nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe ít nhất 30 ngày để cơ thể trở lại trạng thái ban đầu, điều hòa cơ thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

Thảo dược Ái Tiểu Nguyệt là sản phẩm chăm sóc toàn diện cho phụ nữ sau sảy thai hoặc phá thai, giúp bồi bổ cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường thể lực và phục hồi khí sắc.

Sản phẩm được thiết kế để hỗ trợ quá trình hồi phục qua ba giai đoạn: Thanh lọc, bồi bổ và nghỉ ngơi, theo phương pháp điều hòa của Y học cổ truyền. Phù hợp với phụ nữ sau khi sảy thai tự nhiên, phá thai bằng thuốc hoặc phá thai ngoại khoa.

Thành phần của sản phẩm đã được chứng nhận tại Đài Loan và phê duyệt bởi các bác sĩ y học cổ truyền và bác sĩ sản phụ khoa. Sản phẩm không được khuyến khích sử dụng trong các trường hợp sau: Đang mang thai, có u nang sô cô la, u xơ tử cung, tiểu đường hoặc bệnh tim mạch.Ai-Tieu-Nguyet-cham-soc-sau-say-thai-pha-thai

Lưu ý: Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng các loại thuốc khác, bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.

Như vậy quý độc giả đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về 4 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai sớm, nguyên nhân và cách phòng tránh sảy thai tự nhiên. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho những mẹ lần đầu mang thai hoặc đang nghi ngờ bị sảy thai nhé. Hành trình mang thai đầy vất vả vì vậy mẹ hãy luôn chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có một cơ thể khoẻ mạnh chăm sóc cho bản thân và thai nhi.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *