fbpx
Sinh-thuong-co-bao-hiem-y-te-het-bao-nhieu-tien
Nguyen-dao-ngoc-thuyet

Bác sĩ Nguyễn Đào Ngọc Thuyết

Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành y học cổ truyền 

Việc nắm được thông tin chi phí sinh thường có bảo hiểm y tế, các chi phí cần chuẩn bị trước và sau sinh là điều vô cùng cần thiết cho mỗi gia đình để đảm bảo kế hoạch tài chính khi đón em bé chào đời. Vậy sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền? Mẹ cần chuẩn bị gì? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu tất tần tật các thông tin về chi phí sinh thường có bảo hiểm y tế trong bài viết sau đây.

Các loại bảo hiểm dành cho mẹ bầu

Để trả lời cho câu hỏi sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền, trước tiên các mẹ bầu cần phải nắm rõ có những loại bảo hiểm nào đem lại quyền lợi cho mẹ. Hiện nay có loại bảo hiểm mẹ bầu có thể sử dụng để giảm trừ các chi phí y tế khi mang thai là bảo hiểm y tế của Nhà nước và bảo hiểm thai sản do các tổ chức tư nhân phát hành. 

Nếu mẹ bầu trước sinh là nhân viên tại các doanh nghiệp tư nhân hoặc cơ quan nhà nước tại Việt Nam thì các mẹ đều được tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, trong đó đã bao gồm bảo hiểm y tế và chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội. Trường hợp mẹ bầu chưa đủ điều kiện được tham gia bảo hiểm xã hội hoặc mẹ làm việc tư do có thể mua bảo hiểm y tế tự túc tại cơ quan phường/ xã, quận/ huyện,…địa phương mẹ đang sinh sống. 

The-bao-hiem-y-te
Thẻ bảo hiểm y tế được phát hành bởi Nhà nước

Đối với loại bảo hiểm thai sản được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm tư nhân mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ các quyền lợi và điều khoản của dịch vụ. Bởi thông thường các loại bảo hiểm thai sản này sẽ có thời gian chờ khá lâu và cũng sẽ loại trừ một số trường hợp chi trả. Mẹ bầu cần tìm đơn vị bảo hiểm uy tín để đảm bảo quyền lợi cho bản thân. 

Đọc thêm: Gợi ý thực đơn tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu giàu dinh dưỡng

Sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền?

Chi phí sinh thường có bảo hiểm y tế tại các bệnh viên công (bệnh viện thuộc Nhà nước) hiện nay sẽ dao động khoảng 3.000.000 đến 5.000.000 VNĐ và các bệnh viện tư sẽ từ 25.000.000 VNĐ trở lên. Với các trường hợp sinh mổ chi phí sẽ cao hơn. 

Sinh thường có bảo hiểm y tế và chỉ sử dụng các kỹ thuật được bảo hiểm y tế thanh toán hết bao nhiêu tiền?  – Điều này được Nhà nước quy định rõ theo từng trường hợp như sau: 

Sinh thường đúng tuyến

Sinh thường trái tuyến

Được hỗ trợ 100% chi phí khi sản phụ sinh con tuyến xã/phường.Được hỗ trợ 40% chi phí khi sinh tại tuyến bệnh viện trung ương
Được hỗ trợ 95% chi phí khi thai phụ thuộc hộ nghèo, cận nghèo.Được hỗ trợ 100% chi phí khi sinh tại tuyến tỉnh hoặc huyện.
Các trường hợp khác được chi trả 80% chi phí sinh. 

Dựa vào thông tin trên, mẹ bầu có thể biết được chi phí khi sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền và lựa chọn bệnh viện sinh phù hợp với tài chính gia đình. Nếu lựa chọn sinh tại các bệnh viện tư nhân, mẹ bầu có thể tham khảo các gói sinh đã được viện công bố hoặc lựa chọn mua bảo hiểm thai sản từ các công ty tư nhân đều có liên kết với bệnh viện.

Sinh-thuong-co-bao-hiem-het-bao-nhieu-tien
Sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền?

Các mẹ cũng cần lưu ý, trên đây là chi phí sinh thường có bảo hiểm y tế chưa bao gồm các chi phí như: Tiền phòng, dịch vụ gây tê màn cứng, tiêm kích sinh,…Với các loại dịch vụ khác, sản phụ sử dụng bao nhiêu chi trả bấy nhiêu cho bệnh viện. Thông thường khi các mẹ sinh thường sẽ ở lại viện 1-3 ngày, các mẹ sinh mổ hoặc sinh non sẽ ở lại viện 5-7 ngày tùy tình trạng sức khỏe.

Dưới đây là bảng giá một số loại dịch vụ để mẹ bầu cùng tham khảo: 

Loại dịch vụ

Chi phí tham khảo (VNĐ)

Phòng thường 

500.000 – 700.000

Phòng dịch vụ 

1.000.000 – 3.000.000

Mũi tiêm gây tê màn cứng

2.000.000 – 3.500.000

Mũi tiêm giảm đau sau sinh

3.000.000 – 3.500.000

Dịch vụ chiếu tia plasma cho mẹ và bé

300.000 – 500.000

Đọc thêm: Sinh non 32 tuần có nuôi được không? Chăm sóc như thế nào?

Thủ tục để mẹ được hưởng bảo hiểm thai sản

Mẹ bầu cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để đảm bảo được hưởng quyền lợi do bảo hiểm chi trả: 

  • Bảo hiểm y tế gốc và 1 bản photo 
  • Căn cước công dân bản gốc và bản photo
  • Sổ khám thai định kỳ, hồ sơ bệnh án
  • Bảng kê danh sách thuốc, hóa đơn viện phí và các giấy tờ có liên quan.

Lưu ý: Đối với các mẹ có cả bảo hiểm thai sản sẽ được hưởng thêm phụ cấp 6 tháng nghỉ sinh, vì vậy các mẹ cần giữ lại các giấy tờ, thủ tục khi ra viện để được nhận trợ cấp này.

Thu-tuc-huong-bao-hiem-thai-san
Chuẩn bị thủ tục để thanh toán đơn giản, nhanh chóng tại quầy bệnh viện

Các loại chi phí mẹ cần chuẩn bị trước và sau sinh

Ngoài việc tìm hiểu chi phí sinh thường có bảo hiểm y tế ở bệnh viện hết bao nhiêu tiền các mẹ bầu cũng cần nắm được các loại chi phí khác trong quá trình mang thai và sau sinh. Trong phần tiếp theo của bài viết, TIANYIAI sẽ chia sẻ chi tiết những khoản chi phí mẹ bầu cần phải chuẩn bị trước và sau sinh tới các độc giả.

Chi phí khám thai 

Để theo dõi tình trạng thai nhi việc khám thai là điều vô cùng quan trọng. Thông thường, khi phát hiện có thai bằng que thử, mẹ bầu sẽ đợi đến tuần thứ 5 hoặc 6 để siêu âm. Sau đó, mẹ bầu theo dõi khám thai trong các mốc thời gian:

  • 11 đến 13 tuần
  • 16 đến 18 tuần
  • 22 đến 24 tuần
  • 26 đến 28 tuần
  • 30 đến 32 tuần
  • Từ tuần thai thứ 34 mẹ bầu sẽ đến viện khám 1 tuần 1 lần. 

Chi phí khám và siêu âm 2D ở bệnh viện sẽ dao động từ 200.00 VNĐ – 300.000 VNĐ; siêu âm 4D sẽ dao động 400.000 VNĐ – 500.000 VNĐ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần làm một số các xét nghiệm máu, nước tiểu, tiểu đường thai kì, đo monitor,…Chi phí cho các dịch vụ này khoảng 200.000 VNĐ/ 1 lần.

Chi phí đồ dùng cho bé 

Đây cũng là một khoản chi phí nhất định phải có tuy nhiên khoản chi phí này không cố định. Các mẹ có thể cân nhắc để mua sắm đồ cho con tùy thuộc vào tài chính của gia đình. Hiện nay có rất nhiều hãng đồ sơ sinh với nhiều mức giá khác nhau. Mẹ có thể tham khảo và sắm dần cho con những đồ dùng cần thiết, phù hợp với phương pháp chăm con hoặc sắm thêm các loại máy móc hiện đại giúp cho mẹ chăm sóc con dễ dàng và tiện lợi hơn.

Chi-phi-do-dung-cho-be

Một số đồ dùng sau đây các mẹ có thể tham khảo để mua cho bé: 

  • Quần áo cho trẻ sơ sinh: Khoảng 50.000 – 200.000 VNĐ.
  • Bình sữa: Khoảng 200.000 – 500.000 VNĐ.
  • Bỉm: Khoảng 200.000 – 500.000 VNĐ/ túi.
  • Sữa công thức: Khoảng 300.000 – 1.000.000 VNĐ/ hộp.
  • Các loại chậu vệ sinh cho bé: Khoảng 50.00 – 200.000 VNĐ.
  • Khăn tắm, khăn ủ cho bé: Khoảng 100.000 -200.000 VNĐ.
  • Các loại máy hiện đại (máy hút sữa, máy hâm sữa, máy khử trùng…) sẽ có giá dao động khoảng 500.000 VNĐ đến hơn 4.000.000 VNĐ (tùy từng hãng).

Lưu ý: Chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tuỳ thuộc vào giá thị trường.

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Chi phí các loại thuốc bổ và mũi tiêm chủng cho bé 

Ngoài chi phí của việc sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền thì mẹ bầu cũng cần quan tâm cả chi phí các loại thuốc bổ sung sức khoẻ và mũi tiêm chủng cho con. Ở một số bệnh viện sau sinh em bé sẽ được tiêm phòng các mũi viêm gan B và lao. Bên cạnh đó, mẹ cần tiêm bổ sung cho con thêm các mũi như: cúm, sởi, Rubella, quai bị, ho gà, viêm não,…

Mẹ có thể mua trọn gói các mũi tiêm với mức giá khoảng 14.000.000 VNĐ – 30.000.000 VNĐ hoặc mua lẻ tiêm theo từng mũi với giá vắc xin khoảng từ 150.000 VNĐ – 800.000 VNĐ (tùy mũi và tùy loại)

Để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé, sau sinh mẹ vẫn nên duy trì uống bổ sung thêm sắt, canxi, các loại vitamin,…Bé sơ sinh cần bổ sung thêm vitamin D3 và men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể tìm hiểu, chuẩn bị cho con, tham khảo ý kiến của bác sĩ và nên tuân theo nếu các trường hợp được bác sĩ chỉ định. 

Các dịch vụ chăm sóc sau sinh cho mẹ và bé

Sản phụ sau sinh sức khỏe còn yếu, cần có thời gian bình phục hoặc trường hợp gia đình neo người, không có ai hỗ trợ cũng cần tham khảo các dịch vụ chăm sóc mẹ và bé. Phổ biến hiện nay là dịch vụ tắm, mát xa cho bé có mức phí dao động khoảng 60.000 VNĐ – 100.000 VNĐ/ 1 lần. 

Với sản phụ có thể tham khảo các dịch vụ: Mát xa sau sinh, thông tia sữa, xông phục hồi sàn chậu với mức phí dao động khoảng 200.000 – 500.000 VNĐ.

Một số chi phí phát sinh khác

Trẻ em sơ sinh sức đề kháng yêu hay mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa nên cần được khám và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn khi mẹ phát hiện con có bất thường. Vì vậy, các mẹ cũng cần chuẩn bị thêm khoản phụ phí để chi trả cho các tình huống phát sinh này.

Đọc thêm: Mẹ sau sinh còn sản dịch có xông vùng kín được không?

Hỏi đáp về bảo hiểm thai sản 

Bên cạnh câu hỏi sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền, TIANYIAI cũng nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan khác. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Mẹ bầu cần mua bảo hiểm thai sản trước sinh bao lâu?

Bảo hiểm y tế có thời gian chờ là khoảng 1 tháng, mẹ bầu có thể mua ngay trong thời gian đang mang thai, chỉ cần trước sinh 1 tháng đã có thể sử dụng và được hưởng hỗ trợ viện phí. Nhưng với chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội hay các công ty bảo hiểm tư nhân sẽ có thời gian chờ khá lâu, các mẹ cần có kế hoạch sinh con cụ thể để mua và được nhận trợ cấp từ bảo hiểm này. 

2. Có được dùng bảo hiểm y tế để giảm trừ tiền khám thai?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mẹ bầu sẽ được hỗ trợ chi phí khám và siêu âm thai tại bệnh viện đúng tuyến và khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra các xét nghiệm khác và trường hợp trái tuyến mẹ bầu sẽ không được giảm trừ bảo hiểm y tế. 

3. Sinh mổ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Bảo hiểm y tế có thể áp dụng giảm trừ chi phí cho cả những ca sinh mổ. Tuy nhiên mức giảm trừ bao nhiêu vẫn xét theo các trường hợp đúng tuyến hay trái tuyến. Vì vậy, mẹ bầu vẫn nên mua bảo hiểm y tế để được hỗ trợ chi phí trong quá trình sinh nở.

Đọc thêm: Tổng hợp những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Qua bài viết trên, TIANYIAI đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền và những chi phí cần chuẩn bị trước và sau khi sinh em bé. Hy vọng rằng các mẹ nắm được những thông tin hữu ích để xây dựng cho gia đình kế hoạch tài chính vững chắc trong quá trình mang thai và chăm sóc con nhỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *