Sinh mổ ngày nay đang dần trở nên phổ biến và được nhiều mẹ chọn dịch vụ này. Thế nhưng kiểu sinh này lại ẩn chứa nhiều rủi ro cho sản phụ nếu mang thai quá gần nhau. Vậy sinh mổ bao lâu thì có thai lại được? Sinh mổ lần 2 có đau không? Cùng TIANYIAI tìm hiểu chi tiết nhé!
Sinh mổ là gì?
Sinh mổ, hay còn gọi là mổ lấy thai, là một phương pháp phẫu thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của người mẹ. Đây là một lựa chọn cho các sản phụ khi không thể sinh thường.
Một số nguyên nhân khiến mẹ buộc phải sinh mổ như thất bại trong bước chuyển dạ, dây rốn của bé có thể bị chèn ép, nhịp tim của bé không bình thường để thực hiện đẻ bằng phương pháp truyền thống, mang đa thai (sinh đôi, sinh ba), có vấn đề với nhau thai, kích thước của bé quá lớn khiến không thể sinh thường, thai nằm ngang, thai nằm ngược,…
Trong suốt quá trình sinh mổ, y tá sẽ cắm một đường truyền vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay để truyền thuốc hoặc dịch lỏng trong khi phẫu thuật. Bác sĩ sẽ rạch một vết xuống vùng bụng dưới và sau khi thiết kế được, bác sĩ sẽ rạch lại vết xuống vùng bụng dưới để đưa em bé ra ngoài.
Đọc thêm: Sau sinh kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân và giải pháp
Những rủi ro từ việc sinh mổ gần nhau đối với người mẹ
Sinh mổ bao lâu thì có thai lại được? Có rủi ro nào không? Thực tế, việc mang thai và sinh mổ quá gần nhau sẽ mang lại nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé. Trong đó, không thể bỏ qua các biến chứng nguy hiểm sau:
Nứt vết mổ cũ
Nếu hai lần mang thai quá gần nhau, đặc biệt khi thai phụ mang thai trở lại sau khi mổ đẻ được 1 năm hoặc thậm chí ngắn hơn, vết sẹo mổ cũ có thể không hoàn toàn lành lặn. Khi kích thước thai nhi lớn lên, tử cung phải giãn nở, dẫn đến vết mổ dễ bị bục chỉ.
Tăng tỉ lệ nhau cài răng lược
Theo Vinmec, nếu từng sinh mổ, khả năng bị nhau cài răng lược của bạn sẽ lên tới 25%. Nếu từng sinh mở trên 2 lần, hiện bị rau thai tiền đạo, tỷ lệ trên tăng lên 40%. Nhau cài răng lược là hiện tượng nhau thai bám chặt vào thành tử cung, có thể xảy ra trong quá trình vượt cạn. Bác sĩ sẽ phải tìm cách để bóc nhau thai. Việc này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu khi sinh và có thể cắt bỏ cả tử cung để lấy em bé trong trường hợp xấu nhất.
Thai làm tổ trên vết sẹo cũ
Đây là hiện tượng thai nhi hình thành và bám vào vết sẹo mổ cũ, gây ra nguy cơ chảy máu nhiều khi sinh. Khi thai bám vào vết sẹo mổ cũ, có thể gây chèn ép đến vết mổ cũ gây bung vết mổ dẫn đến vỡ tử cung, nguy hiểm đến tính mạng cho người phụ nữ. Trường hợp xấu có thể phải cắt tử cung sau khi lấy thai để cầm máu.
Xuất huyết vết mổ trong suốt thai kỳ
Bào thai nếu bám vào vết mổ tử cung cũ mà không được chẩn đoán cũng như điều trị sớm có thể dẫn tới xuất huyết, nguy hiểm tính mạng. Khi thai nhi dần lớn theo thời gian, tử cung của thai phụ sẽ giãn ra, khiến vết khâu cũ bị rách hoặc căng giãn dẫn đến xuất huyết. Tình trạng này có thể xảy ra từ giai đoạn 3 tháng giữa hoặc xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Đọc thêm: Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết? Cách tống sản dịch sau sinh
Sinh mổ bao lâu thì có thai lại được?
Có rất nhiều mẹ thắc mắc rằng: Sinh mổ bao lâu thì có thai lại được? Khoảng thời gian an toàn giữa sinh mổ lần đầu và mang thai lần 2 là 24 – 36 tháng. Giai đoạn này, vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục, sức khỏe của thai phụ cũng ổn định, đảm bảo an toàn khi có bầu trong lần tiếp theo.
Sau khi sinh mổ, cơ thể mẹ cần có thời gian nhất định để phục hồi và đảm bảo rằng vết mổ ở tử cung có thể liền tốt, tránh nguy cơ nứt vết mổ ở lần mang thai sau. Bên cạnh đó, con trẻ cần được chăm sóc đầy đủ và được bú mẹ giúp phát triển cơ thể con nhất định nhất. Nên khoảng thời gian này là khá hợp lý.
Mang thai quá sớm dễ dẫn đến nguy cơ rau tiền đạo cao, rau bám thấp. Nếu đẻ mổ nhiều lần, nguy cơ rau cài răng lược là rất cao. Nếu bám vào và làm tổ ngay trên vết mổ cũ, sẽ khiến chảy máu nặng và thường phải bỏ thai. Có trường hợp, bánh rau bám sâu vào cơ tử cung tại vết sẹo mổ cũ. Khi đó, các gai rau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung gây tình trạng cài răng lược thậm chí xuyên thủng tử cung gây chảy máu có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?
Sau sinh mổ, thời gian an toàn để quan hệ thường được khuyến nghị là ít nhất 6-8 tuần, khi cổ tử cung đã hoàn toàn đóng và cơ quan sinh dục không còn đau hay ngứa. Tuy nhiên, để đảm bảo tử cung đã ổn định và vết mổ lành hẳn, các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên đợi khoảng 3 tháng trước khi quan hệ tình dục trở lại.
Việc quan hệ sớm sau sinh mổ cần được sự đồng ý của bác sĩ sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng. Quan trọng hơn, người phụ nữ cần chắc chắn rằng mình đã sẵn sàng về mặt tinh thần và thể chất trước khi quan hệ trở lại.
Đọc thêm: Sau khi sảy thai bao lâu thì quan hệ được?
Muốn mang thai lại sau sinh mổ cần lưu ý những gì?
Trước khi có ý định mang thai lần nữa sau khi sinh mổ, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bạn cần chú ý đến những yếu tố quan trọng và cần thiết như:
- Chuẩn bị sức khỏe thật tốt: Trước khi mang thai, bạn cần đi khám sản để xác định tình hình sức tổng quát và khám phụ khoa để đảm bảo bản thân đủ điều kiện để mang thai tiếp.
- Uống vitamin: Bổ sung các loại vitamin thiết yếu, trong đó quan trọng nhất là axit folic, giảm nguy cơ dị tật trong những tuần đầu của thai kỳ.
- Ngừng biện pháp tránh thai: Trước thời điểm có kế hoạch mang thai vài tháng bạn nên ngừng tất cả các biện pháp như thuốc tránh thai hàng ngày, dụng cụ tử cung, que cấy dưới da để sẵn sàng cho quá trình thụ thai sắp tới.
- Xét nghiệm sàng lọc: Xét nghiệm sàng lọc sẽ giúp hai vợ chồng biết được có hay không những rủi ro tiềm ẩn về gen di truyền của cả hai trước khi có ý định mang thai lại.
- Điều trị bệnh mãn tính: Chuẩn bị cho kế hoạch mang thai, bạn cần kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính đang mắc phải như cao huyết áp, tiểu đường,…
- Không rượu bia, thuốc lá: Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…đều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Những yếu tố này là chỉ những điểm quan trọng mà bạn nên theo dõi và lưu ý. Nếu đang lên kế hoạch mang thai sau sinh mổ lần 2 thì nên có sự tư vấn cặn kẽ của các bác sĩ sản khoa và chú ý đến khoảng cách mang thai giữa các lần sinh mổ.
Đọc thêm: Mẹ sau sinh còn sản dịch có xông vùng kín được không?
Giải đáp thắc mắc liên quan đến sinh mổ
Bên cạnh câu hỏi sinh mổ bao lâu thì có thai lại được, cũng có nhiều bạn đọc thắc mắc về việc sinh mổ lần 2 và khả năng mang thai lại sau sinh mổ. Vì vậy hãy cùng TIANYIAI giải đáp từng thắc mắc dưới đây nhé:
1. Nên giữ hay phá nếu lỡ mang thai gần sau sinh mổ?
Nếu lỡ mang thai gần sau khi sinh mổ, quyết định giữ hay phá thai là một vấn đề cần được cân nhắc cẩn trọng. Mang thai quá sớm sau khi sinh mổ có thể dẫn đến nguy cơ nứt vết mổ, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Tuy nguy cơ này không phải lúc nào cũng xảy ra, nhưng vẫn tồn tại, và nếu không được xử lý kịp thời, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ.
Việc phá thai trong giai đoạn này cũng không phải là một lựa chọn an toàn, bởi vết sẹo mổ còn mới có thể làm tăng nguy cơ tai biến trong quá trình thực hiện thủ thuật. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý mà còn có thể để lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe, gây khó khăn cho việc mang thai trong tương lai.
Do đó, nếu có thai quá sớm sau sinh mổ, việc giữ thai nên được ưu tiên, nhưng cần phải có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ và tuân thủ đúng các hướng dẫn y tế. Quyết định cuối cùng nên được đưa ra sau khi đã tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn tối đa cho cả mẹ và thai nhi.
2. Sinh mổ lần 2 có đau hơn sinh mổ lần 1 không?
Nhiều bà bầu lo ngại rằng sinh mổ lần 2 sẽ đau hơn lần đầu, nhưng thực tế không phải vậy. Trong ca mổ, sản phụ được gây tê tủy sống nên không cảm thấy đau. Thuốc tê có tác dụng trong vài tiếng và sau đó, mức độ đau có thể khác nhau tùy từng người. Nếu đau kéo dài, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau. Để không tạo áp lực lớn, mẹ bầu nên bình tĩnh, tìm hiểu thông tin chính xác và tránh những lời đồn tiêu cực.
3. Sau sinh mổ 1 năm mang thai lại có được không?
Nếu thai phụ bị “vỡ kế hoạch” sau sinh mổ 1 năm thì vẫn có thể sinh con, tuy nhiên điều này không được khuyến khích. Khoảng cách giữa hai lần sinh nở đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự an toàn của cả mẹ lẫn thai nhi.
Mặc dù mang thai lại sau 1 năm sinh mổ không phải là tình huống hiếm gặp và cơ hội sinh con an toàn vẫn có, nhưng thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ. Việc khám thai định kỳ, kiểm tra vết mổ cũ, và chọn nơi sinh nở có đầy đủ trang thiết bị để xử lý các tình huống nguy hiểm là cần thiết. Do đó, tốt nhất là nên chờ đợi thêm thời gian để cơ thể hồi phục hoàn toàn trước khi mang thai lần nữa.
Hy vọng với những chia sẻ hữu ích của TIANYIAI sẽ giúp bạn có được góc nhìn tổng quan hơn về sinh mổ bao lâu thì có thai lại được. Mong rằng chị em phụ nữ có thể cân nhắc và lên kế hoạch thai kỳ cho hợp lý sau khi sinh mổ để giữ gìn sức khỏe và bảo vệ cả mẹ và bé.