✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
Tiêm thuốc tránh thai là một phương pháp phổ biến được nhiều phụ nữ tin tưởng sử dụng để tránh mang thai. Tuy nhiên, không ít trường hợp vẫn xảy ra tình trạng mang thai ngoài ý muốn dù đã tiêm thuốc tránh thai. Vậy tiêm thuốc tránh thai bao nhiêu tiền? Tại sao tiêm thuốc tránh thai mà vẫn có bầu? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Mục lục
ToggleTiêm thuốc tránh thai là phương pháp gì?
Tiêm thuốc tránh thai là phương pháp sử dụng hormone dưới dạng tiêm để ngăn chặn quá trình rụng trứng, làm đặc dịch nhầy cổ tử cung và mỏng niêm mạc tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Thông thường, thuốc được tiêm vào cơ bắp tay hoặc mông và có hiệu quả từ 1 đến 3 tháng, tùy loại thuốc.
Ưu điểm của tiêm thuốc tránh thai là gì?
Ưu điểm của tiêm thuốc tránh thai là sự tiện lợi, không cần lo lắng về việc uống thuốc hàng ngày và mang lại hiệu quả cao khi sử dụng đúng cách, với tỷ lệ tránh thai đến gần 99% tùy từng loại thuốc.
Thuốc hoạt động bằng cách ức chế rụng trứng và ngăn tinh trùng tiếp cận tử cung. Chỉ cần một liều tiêm 150mg có thể bảo vệ trong 3 tháng, mà không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản; việc có thai trở lại dễ dàng sau vài tháng ngừng thuốc.
Đặc biệt, phương pháp này rất thích hợp cho phụ nữ đang cho con bú, không chỉ an toàn mà còn giúp duy trì tiết sữa mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, tiêm thuốc tránh thai không gây rối loạn mạch máu, huyết áp, hệ miễn dịch, và có thể dùng cho người bị u xơ tử cung hoặc bệnh van tim chưa biến chứng. Tuy nhiên, thuốc không được khuyến cáo cho người mắc bệnh tim nặng.
Đọc thêm: Đặt vòng tránh thai: Ưu nhược điểm, có biến chứng gì không?
Đối tượng nào có thể tiêm thuốc tránh thai?
Ngoài câu hỏi về chi phí tiêm thuốc tránh thai, nhiều chị em cũng băn khoăn liệu phương pháp này có phù hợp với mình hay không. Thuốc tiêm tránh thai là một biện pháp ngừa thai an toàn, phù hợp với hầu hết các chị em. Những đối tượng dưới đây có thể cân nhắc áp dụng phương pháp này:
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
- Người không mắc các bệnh lý nội khoa nghiêm trọng hoặc không sử dụng thuốc kháng virus.
- Phụ nữ đang cho con bú và đã sinh con ít nhất 6 tuần.
Nếu bạn thuộc những nhóm đối tượng này, tiêm thuốc tránh thai có thể là một lựa chọn phù hợp cho bạn.
Tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả không?
Phương pháp tiêm thuốc ngừa thai là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả nhất với tỷ lệ thành công hơn 99%. Tuy nhiên, hiệu quả này chỉ đạt được nếu tiêm đúng cách và tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình tiêm thuốc. Dưới đây là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của phương pháp này:
- Kỹ thuật tiêm đúng cách: Việc tiêm thuốc phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn và được đào tạo bài bản. Điều này đảm bảo thuốc được tiêm đúng vị trí, đúng liều lượng và đúng kỹ thuật, từ đó tăng cường hiệu quả ngừa thai.
- Tuân thủ lịch tiêm nghiêm ngặt: Mỗi loại thuốc ngừa thai có chu kỳ tiêm khác nhau, thông thường là từ 2 đến 4 lần mỗi năm. Nếu bỏ lỡ lịch tiêm hoặc tiêm không đúng thời gian quy định, khả năng tránh thai sẽ giảm và rủi ro mang thai ngoài ý muốn tăng cao.
Tiêm thuốc tránh thai có mấy loại?
Hiện có hai loại thuốc tiêm tránh thai chứa progestin phổ biến:
- Depo-Provera (DMPA): Loại thuốc này có hiệu quả ngừa thai từ 94% đến 99% và kéo dài trong 12 tuần. Bên cạnh tác dụng tránh thai, Depo-Provera còn được sử dụng để điều trị lạc nội mạc tử cung và chảy máu bất thường ở tử cung.
- Noristerat: So với DMPA, Noristerat chỉ kéo dài hiệu quả trong khoảng 8 tuần. Tuy nhiên, ưu điểm của loại này là khả năng sinh sản sẽ hồi phục nhanh hơn sau khi ngừng sử dụng, thường là trong vòng 3 tháng.
Tại Việt Nam, DMPA là loại thuốc được sử dụng rộng rãi và đã được Bộ Y tế khuyến khích từ năm 1990, triển khai tại nhiều tỉnh thành.
Đọc thêm: Phân loại và cách uống thuốc tránh thai khẩn cấp hiệu quả
Tiêm thuốc tránh thai bao nhiêu tiền?
Chi phí tiêm thuốc tránh thai thường dao động từ 100.000 đến 200.000 đồng/mỗi lần tiêm, tùy thuộc vào loại thuốc và chất lượng dịch vụ tại các cơ sở y tế. Đây là một thủ thuật đơn giản và phổ biến, nằm trong chương trình kế hoạch hóa gia đình của Bộ Y tế, vì vậy bạn có thể dễ dàng thực hiện tại các trạm y tế từ cấp huyện đến xã, phường. Mức giá cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào địa điểm và dịch vụ bạn lựa chọn.
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Quy trình tiêm thuốc tránh thai như thế nào?
Quy trình tiêm thuốc tránh thai thường bao gồm các bước sau:
- Khám sức khỏe tổng quát: Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim, huyết áp và thăm hỏi về tiền sử bệnh lý cũng như các loại thuốc bạn đang sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe.
- Xác định thời điểm tiêm: Bác sĩ sẽ hẹn lịch tiêm mũi đầu tiên dựa trên chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Tiến hành tiêm: Nhân viên y tế sẽ làm sạch vùng tiêm bằng cồn và thực hiện tiêm bắp.
- Theo dõi sau tiêm: Sau khi tiêm, bạn sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi và theo dõi tại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút đến 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng bất thường.
- Hướng dẫn sau tiêm: Bác sĩ có thể khuyên bạn tránh quan hệ hoặc sử dụng phương pháp tránh thai khác trong 7 ngày đầu sau tiêm để thuốc phát huy tác dụng.
- Lịch tiêm tiếp theo: Bác sĩ sẽ lên lịch cho mũi tiêm tiếp theo, thường cách lần tiêm đầu khoảng 3 tháng.
Tác dụng phụ sau khi tiêm thuốc tránh thai
Tương tự như thuốc tránh thai đường uống, tiêm thuốc tránh thai cũng có thể gây ra những các tác dụng phụ như sau:
- Mất kinh: Thuốc tiêm tránh thai có chứa progestin, làm thay đổi tỷ lệ hormone so với bình thường. Điều này khiến niêm mạc tử cung không phát triển và bong tróc như trong chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến mất kinh ở khoảng 60% người sử dụng. Hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe hay khả năng sinh sản sau này, nhưng nếu lo lắng, bạn có thể kiểm tra để loại trừ khả năng mang thai.
- Rong kinh: Một số người có thể gặp tình trạng kinh nguyệt kéo dài hoặc lượng máu nhiều hơn bình thường, đặc biệt trong những lần tiêm đầu tiên. Tình trạng này thường tự ổn định sau một thời gian. Rong huyết, tức là xuất hiện ít máu giữa chu kỳ, cũng có thể xảy ra nhưng không nghiêm trọng và sẽ tự hết.
- Tăng cân: Nhiều người sử dụng thuốc tiêm tránh thai có xu hướng tăng cân nhanh chóng, với mức tăng trung bình 5% trong 6 tháng đầu sử dụng. Trong một số trường hợp, cân nặng có thể tăng đáng kể lên tới 10kg sau 3 năm sử dụng. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, nên thảo luận với bác sĩ để tìm giải pháp phù hợp.
- Loãng xương: Việc sử dụng thuốc tiêm tránh thai trong thời gian dài (quá 2 năm) có thể làm giảm mật độ xương, dẫn đến loãng xương. Tuy nhiên, nếu sử dụng dưới 2 năm, nguy cơ này rất thấp. Vì vậy, người dùng nên tránh sử dụng quá lâu để bảo vệ sức khỏe xương.
- Thay đổi tâm trạng: Thuốc tiêm tránh thai có thể gây ra sự thay đổi về cảm xúc, giống như khi mang thai, khiến người dùng cảm thấy dễ cáu gắt, buồn bã, hoặc mệt mỏi. Nếu những triệu chứng này kéo dài, cần được thăm khám và điều trị.
- Nhức đầu và các triệu chứng khác: Một số tác dụng phụ khác bao gồm nhức đầu, đau bụng dưới, cương ngực, hoặc buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không nghiêm trọng và có thể được kiểm soát bằng các biện pháp thông thường.
Đọc thêm: Cách uống thuốc tránh thai hàng ngày an toàn và hiệu quả
Vì sao tiêm thuốc tránh thai mà vẫn có bầu?
Có nhiều nguyên nhân khiến việc tiêm thuốc tránh thai vẫn dẫn đến có thai. Đầu tiên, có thể do lỗi trong quá trình tiêm, chẳng hạn như tiêm sai vị trí hoặc không đúng liều lượng. Việc không tuân thủ lịch tiêm định kỳ, quên hoặc tiêm muộn, cũng là một nguyên nhân phổ biến làm giảm hiệu quả của thuốc.
Ngoài ra, sự thay đổi trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến khả năng tránh thai, như việc cơ thể không phản ứng tốt với thành phần của thuốc hoặc sự tương tác với các loại thuốc khác làm giảm hiệu quả.
Những thay đổi tự nhiên về hormone trong cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng này. Hơn nữa, lối sống không lành mạnh như hút thuốc hoặc uống rượu cũng có thể làm suy giảm tác dụng của tiêm thuốc tránh thai.
Đọc thêm: Kinh nguyệt ra ít có sao không? Cách chữa kinh nguyệt ra ít
Các câu hỏi thường gặp về tiêm thuốc tránh thai
1. Ai không được tiêm thuốc tránh thai?
Tiêm thuốc thai chống chỉ định tuyệt đối với:
- Phụ nữ đang bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng
- Phụ nữ đang mang thai
- Chưa đủ tuổi sử dụng (dưới 16 tuổi)
Tiêm thuốc tránh thai chống chỉ định tương đối với:
- Mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý mạch máu
- Ra máu âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân
- Ung thư vú đã khỏi 05 năm
- Bệnh lý về gan, suy giảm chức năng gan
- Có bệnh lupus ban đỏ hệ thống
- Đang bị tắc tĩnh mạch sâu hoặc đã từng tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim
2. Tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
Thời điểm quan hệ sau khi tiêm thuốc tránh thai sẽ phụ thuộc vào lúc bạn tiêm. Nếu bạn tiêm trong 7 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, thuốc sẽ phát huy tác dụng ngay lập tức, do đó bạn có thể quan hệ mà không cần dùng thêm biện pháp tránh thai khác.
Tuy nhiên, nếu tiêm vào các thời điểm khác trong chu kỳ, bạn cần tránh quan hệ hoặc sử dụng thêm phương pháp tránh thai phụ trợ, như bao cao su, trong 7 ngày sau khi tiêm để đảm bảo an toàn.
Nếu tiêm mũi tiếp theo đúng lịch đã hẹn, bạn không cần lo lắng về việc kiêng cữ quan hệ trong chu kỳ đó.
3. Nếu ngừng tiêm thuốc tránh thai thì bao lâu có thai lại?
Thuốc tiêm tránh thai là biện pháp tạm thời và không gây ảnh hưởng lâu dài đến khả năng sinh sản. Thời gian để thụ thai lại sau khi ngừng tiêm phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Về mặt lý thuyết, thuốc có tác dụng ngừa thai trong 12 tuần, nhưng sau khi hết tác dụng, cơ thể sẽ cần thời gian để chu kỳ kinh nguyệt điều hòa trở lại. Thời gian này có thể kéo dài từ 10 đến 18 tháng, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Đọc thêm: Kinh nguyệt không đều có sao không? 1 tháng có kinh 2 lần nên làm gì?
Để tránh tình trạng tiêm thuốc tránh thai mà vẫn có bầu, các bạn nên tuân thủ lịch tiêm và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để lựa chọn cho mình phương pháp và loại thuốc phù hợp. TIANYIAI hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho các bạn về phương pháp tiêm thuốc tránh thai.