✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành y học cổ truyền
Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ chủ quan về chu kỳ kinh nguyệt của mình mà không biết rằng kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu tiềm ẩn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy kinh nguyệt ra ít có sao không? Điều trị thế nào? Cùng TIANYIAI tìm hiểu cách chữa kinh nguyệt ra ít hiệu quả trong bài viết này nhé!
Mục lục
ToggleChu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên hành kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo, và lặp lại hàng tháng. Thời gian hành kinh bình thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày, trong khoảng thời gian này, phụ nữ thường mất từ 50ml đến 80ml máu.
Làm sao để nhận biết kinh nguyệt ra ít?
Kinh nguyệt ra ít xảy ra khi lượng máu kinh chỉ khoảng 20 – 30ml mỗi chu kỳ và số ngày hành kinh dưới 2 ngày. Bạn có thể nhận biết tình trạng này bằng cách theo dõi số lượng băng vệ sinh sử dụng mỗi tháng. Nếu thấy số lượng băng vệ sinh giảm dần, đó có thể là dấu hiệu kinh nguyệt ra ít.
Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt ra ít bao gồm:
- Lượng máu kinh ít: Chỉ khoảng 20 – 30ml mỗi chu kỳ.
- Thời gian hành kinh ngắn: Dưới 2 ngày.
- Số lượng băng vệ sinh ít: Sử dụng ít băng vệ sinh hơn bình thường trong suốt chu kỳ.
- Màu sắc máu: Máu kinh có thể nhạt hơn, không đỏ thẫm như bình thường.
Đọc thêm: Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày cảnh báo điều gì? Khắc phục thế nào?
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt của bạn ra ít hơn so với bình thường, cụ thể như sau:
- Mất cân bằng nội tiết tố: Sự thiếu hụt hoặc không cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone có thể làm giảm lượng máu kinh.
- Stress: Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và có thể làm giảm lượng máu kinh.
- Sử dụng biện pháp tránh thai: Bất kỳ biện pháp tránh thai nội tiết nào, bao gồm uống thuốc, đặt vòng, que cấy,…đều có thể làm giảm lượng máu kinh. Nguyên nhân là do lượng hormone trong các phương pháp này thấp nên không thể kích thích tử cung tạo thành lớp nội mạc dày. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bệnh nhân lượng máu hành kinh ít cũng được bác sĩ khuyến khích dùng các biện pháp tránh thai này để điều hòa chu kỳ kinh.
- Giảm cân hoặc tăng cân đột ngột: Tăng cân đột ngột hoặc giảm cân không kiểm soát có thể làm rối loạn nội tiết tố, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị ngắn hoặc kéo dài hơn, và lượng máu kinh ra ít.
- Hoạt động thể chất quá mức: Tập luyện cường độ cao hoặc quá mức có thể làm giảm lượng máu kinh.
- Rối loạn ăn uống: Chán ăn hoặc cuồng ăn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Vấn đề sức khỏe: Bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn tuyến giáp hoặc vấn đề về tuyến yên có thể gây ra kinh nguyệt ít.
- Tử cung bị sẹo, hẹp: Tử cung bị sẹo hoặc hẹp, thường do phẫu thuật hoặc nạo tử cung, có thể gây ra ứ đọng máu kinh và làm giảm lượng máu kinh. Thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng có thể làm hẹp cổ tử cung, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và khiến kinh nguyệt ra ít.
- Sau sinh hoặc cho con bú: Thay đổi hormone sau sinh hoặc khi cho con bú có thể làm giảm lượng máu kinh.
- Thời kỳ tiền mãn kinh: Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển đổi chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến mất kinh, ngừng sản xuất trứng và mất khả năng mang thai. Giai đoạn đầu của tiền mãn kinh thường có ít máu kinh hơn.
Đọc thêm: Kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh vón cục có nguy hiểm không?
Sức khỏe có bị ảnh hưởng khi kinh nguyệt ra ít không?
Cho dù bạn có gặp vấn đề về kinh nguyệt hay không, ra máu nhiều hay ít trong quá trình hành kinh, nó đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Lượng máu hành kinh ít có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn:
- Gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em sau này, người bệnh còn có thể khó khả năng thụ thai.
- Bạn có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm về tử cung như u xơ, viêm hoặc u nang buồng trứng ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe sinh sản.
- Các bệnh sinh lý thường dẫn đến giảm ham muốn tình dục, sợ quan hệ, cơ thể uể oải,…Tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn liên quan đến hạnh phúc đời sống hôn nhân cũng như gia đình nói chung.
Nếu bạn gặp những triệu chứng nêu trên, bạn không nên bỏ qua và tự ý xử lý mà cần phải đi đến các cơ sở khám phụ khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác và kịp thời.
Đọc thêm: Tổng hợp cách để kinh nguyệt đến sớm, đến tháng sớm có sao không?
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Gợi ý cách chữa kinh nguyệt ra ít hiệu quả
1. Điều hoà kinh nguyệt thông qua chế độ ăn uống
Một trong những cách hiệu quả để kiểm soát được kinh nguyệt đó là lập ra một chế độ ăn uống theo khoa học. Cách này không chỉ giúp cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng mà còn có thể cân bằng nội tiết giúp chị em cải thiện được tình trạng kinh nguyệt ra ít.
Thay vì chỉ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất bao gồm chất đạm, béo, đường bột, các vitamin và khoáng chất, bạn nên bồi bổ thêm các nhóm thực phẩm hỗ trợ, cải thiện nội tiết tố của cơ thể, điển hình như: Trái cây, hạt dinh dưỡng, các loại cá giàu chất béo, rau củ quả có màu xanh đậm,….
Bên cạnh đó, cần nên chú ý về hàm lượng sử dụng mỗi ngày, và kiêng một số thức ăn có dầu mỡ, cay nóng hay các nước có cồn, chất kích thích, thuốc lá,…
2. Điều hoà kinh nguyệt thông qua chế độ sinh hoạt
Khi gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít, bạn nên tham gia những hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, aerobic,…Việc vận động đều đặn không chỉ duy trì vóc dáng và thể lực mà còn giúp cơ thể sản sinh nội tiết tố tự nhiên, cải thiện lượng máu kinh đáng kể.
Ngoài ra, việc nghỉ ngơi đầy đủ cũng rất quan trọng. Bạn nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm để duy trì sự cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh.
Đọc thêm: Cách uống thuốc tránh thai hàng ngày an toàn và hiệu quả
3. Kiểm soát cảm xúc và tinh thần của bản thân
Để hạn chế kinh nguyệt ra ít, chị em phụ nữ cần kiểm soát cảm xúc và tinh thần. Stress có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy hãy duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái và tránh công việc căng thẳng. Bác sĩ khuyến cáo nên nghỉ ngơi và thư giãn trong chu kỳ để giúp kinh nguyệt đều đặn hơn.
4. Sử dụng các bài thuốc Đông y để điều hoà kinh nguyệt
Theo theo quan niệm Đông y, việc kinh nguyệt ra ít máu là do âm huyết hư dẫn đến trình trạng khí huyết không lưu thông, ứ trệ. Các bài thuốc Đông y cũng là cách xử lý được vấn đề này mà nhiều chị em tin dùng. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian của y học dưới đây để chữa kinh nguyệt ra ít:
- Nhân sâm tư huyết thang: Nhân sâm, Sơn dược, Thục địa hoàng, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Phục linh.
- Bát trân thang: Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa, Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Chích cam thảo.
- Đương quy địa hoàng ẩm: Đương quy, Thục địa, Sơn thù du, Sơn dược, Đỗ trọng, Ngưu tất, Chích cam thảo.
- Quỹ thận hoàn: Thố ty tử, Đỗ trọng, Câu kỷ tử, Đương quy, Thục địa, Sơn thù du, Sơn dược, Phục linh.
- Tả quy hoàn: Thục địa, Sơn dược, Sơn thù du, Câu kỳ tử, Xuyên ngưu tất, Thố ty tử, Lộc nhung, Quy bản.
- Đào hồng tứ vật thang: Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Táo nhân, Hồng hoa.
Tuy nhiên, theo Y học cổ truyền, một triệu chứng bệnh có thể do các thể bệnh khác nhau. Vì vậy, nếu muốn dùng thuốc Đông y, chị em nên đến khám ở bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền để được kê toa phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Đọc thêm: Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai thì phải làm sao?
Những câu hỏi liên quan thường gặp
Q1. Kinh nguyệt ra ít máu là có thai đúng không?
Kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu của sự mang thai, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Ngoài ra, kinh nguyệt ít ra có thể là kết quả của các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm các nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt, tử cung,…
Q2. Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài thì sao?
Khi kinh nguyệt ít nhưng kéo dài, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe quan trọng như vấn đề bệnh lý tử cung và các bệnh liên quan đến kinh nguyệt. Để xác định nguyên nhân chính xác và đề xuất phương pháp điều trị, bạn phải thảo luận vấn đề này với bác sĩ.
Q3. Nên uống thuốc gì khi kinh nguyệt ra ít?
Tinh chất Thư Tiêm + Tinh chất Mỹ Nghiên là giải pháp hoàn hảo cho phụ nữ gặp vấn đề về kinh nguyệt và sức khỏe làn da. Sản phẩm này giúp điều hòa trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt theo phương pháp độc quyền: thanh lọc, bồi bổ và nghỉ ngơi.
Công dụng:
- Điều hòa kinh nguyệt: Giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt, giảm khó chịu, ngăn ngừa hiện tượng kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn, và hiện tượng rong kinh.
- Hỗ trợ giảm hội chứng tiền kinh nguyệt: Giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), mang lại cảm giác dễ chịu trong những ngày khó khăn.
- Làm đẹp da: Tinh chất Thư Tiêm chứa axit chlorogenic hỗ trợ quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo, trong khi tinh chất Mỹ Nghiên có thêm ceramide giúp phục hồi làn da, dưỡng ẩm, và mang lại làn da hồng hào, sáng mịn.
Thành phần: Nước, đương quy, xuyên khung, xích thược, óc chó, gừng khô, cam thảo, ích mẫu, nước quả mọng cô đặc, nước lựu cô đặc, đường, nước chanh cô đặc, chiết xuất hoa hướng dương,…
Sản phẩm có thành phần an toàn, được chứng nhận bởi SGS và khuyên dùng bởi các bác sĩ Đông y, bác sĩ sản phụ khoa. Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo, có thể xé ra uống liền, rất tiện lợi. Hương vị thơm ngon với tinh chất thảo dược cô đặc, vị chua ngọt dễ chịu, dễ hấp thụ và hiệu quả.
Đọc thêm: Đau bụng kinh uống gì? Có được uống cà phê không?
Như vậy chị em đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về tình trạng kinh nguyệt ra ít, nguyên nhân và cách chữa kinh nguyệt ra ít tại nhà. Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho những bạn đang gặp vấn đề kinh nguyệt không đều hoặc rồi loạn kinh nguyệt nhé!