
Nhiều chị em cảm thấy lo lắng khi gặp phải những thay đổi bất thường trong cơ thể, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tử cung. Vậy đâu là dấu hiệu tử cung có vấn đề? Muốn tử cung khỏe mạnh nên làm gì? Cùng TIANYIAI tìm hiểu qua về các bệnh thường gặp ở tử cung trong bài viết này nhé!
Mục lục
ToggleDấu hiệu tử cung có vấn đề là gì?
Khi tử cung có vấn đề, cơ thể xuất hiện những tín hiệu bất thường. Nhận biết sớm những dấu hiệu này có thể giúp chị em phòng ngừa và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Dưới đây là những dấu hiệu tử cung có vấn đề phổ biến nhất:
1. Đau vùng chậu hoặc khó chịu ở bụng dưới
Cảm giác đau âm ỉ hoặc tức nặng ở vùng chậu, nhất là khi kéo dài không rõ nguyên nhân, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm nhiễm tử cung, u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.
Cơn đau có thể xuất hiện theo chu kỳ kinh nguyệt hoặc kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
2. Chảy máu âm đạo bất thường
Nếu bị chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, ra máu sau quan hệ tình dục hoặc chảy máu sau mãn kinh, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng như viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, rối loạn nội tiết hoặc thậm chí là ung thư cổ tử cung.
Đặc biệt, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên hoặc đi kèm với đau bụng, hãy đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân.

3. Dịch âm đạo có biểu hiện bất thường
Dịch âm đạo thay đổi về màu sắc, mùi hoặc lượng tiết ra có thể phản ánh tình trạng viêm nhiễm tử cung hoặc các bệnh phụ khoa khác. Nếu dịch có màu vàng, xanh, nâu hoặc kèm theo mùi hôi khó chịu, chị em cần cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung.
4. Đau đớn hoặc cảm thấy khó chịu khi quan hệ tình dục
Cảm giác đau rát, khó chịu hoặc co thắt khi quan hệ có thể xuất phát từ viêm tử cung, u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Nếu tình trạng này kéo dài và làm giảm chất lượng đời sống tình dục. Vì vậy chị em nên đi khám để xác định nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị phù hợp.
Những bất thường dù nhỏ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo quan trọng. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe sinh sản, giảm nguy cơ biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Đọc thêm: Khí hư màu vàng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Các bệnh thường gặp ở tử cung mà phụ nữ cần biết
Tử cung là cơ quan quan trọng trong hệ sinh sản nữ giới, đóng vai trò chính trong việc mang thai và sinh con. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận dễ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng không chỉ đến khả năng sinh sản mà còn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Dưới đây là 10 bệnh thường gặp ở tử cung mà phụ nữ cần biết để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời:
1. Sa tử cung
Sa tử cung xảy ra khi các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị suy yếu, khiến tử cung tụt xuống âm đạo hoặc thậm chí lộ ra ngoài. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ đã sinh nhiều con, sinh con lớn hoặc từng có thời gian chuyển dạ kéo dài.
Bệnh tiến triển theo các cấp độ từ nhẹ đến nặng, gây ra cảm giác nặng nề vùng chậu, bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát. Ở giai đoạn nghiêm trọng, tử cung có thể lộ hẳn ra ngoài âm đạo, khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Trong trường hợp nhẹ, có thể tập bài tập Kegel để hỗ trợ cải thiện, còn ở giai đoạn nặng, phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu.
2. Dị dạng tử cung bẩm sinh
Một số phụ nữ khi sinh ra đã có cấu trúc tử cung bất thường, có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con.
Các dạng dị tật thường gặp gồm tử cung hai sừng (tử cung bị chia thành hai phần), tử cung một sừng (chỉ có một phần tử cung phát triển đầy đủ), tử cung đôi (có hai tử cung riêng biệt) và tử cung có vách ngăn (bị chia đôi bởi một lớp mô, gây khó khăn trong việc mang thai).
Những dị dạng này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc vô sinh. Một số trường hợp cần phẫu thuật để cải thiện cấu trúc tử cung và nâng cao cơ hội mang thai thành công.
3. Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là một bệnh thường gặp ở tử cung, đây là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng, chủ yếu do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Bệnh có thể gây đau vùng chậu kéo dài, sốt, ớn lạnh, khí hư có mùi hôi và rối loạn kinh nguyệt.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm vùng chậu có thể gây ra vô sinh, mang thai ngoài tử cung hoặc đau vùng chậu mãn tính. Cách điều trị viêm vùng chậu thường bao gồm sử dụng kháng sinh, nhưng trong một số trường hợp nặng, phẫu thuật có thể được chỉ định để xử lý biến chứng.
4. Polyp tử cung
Polyp tử cung là những khối u nhỏ, lành tính, phát triển từ lớp nội mạc tử cung. Chúng có thể gây bất thường về kinh nguyệt, ra máu giữa chu kỳ hoặc đau khi quan hệ tình dục.
Đa số polyp không gây nguy hiểm nhưng vẫn cần được theo dõi vì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu polyp gây triệu chứng hoặc có nguy cơ phát triển thành ác tính, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.
5. U xơ tử cung
U xơ tử cung là những khối u lành tính hình thành từ cơ trơn của tử cung. Kích thước và vị trí của u xơ có thể khác nhau, gây ra các triệu chứng như rong kinh, đau bụng dưới, tiểu nhiều lần hoặc cảm giác nặng nề ở vùng chậu.
Một số trường hợp không có triệu chứng rõ rệt và chỉ được phát hiện khi đi khám phụ khoa. Nếu khối u nhỏ, có thể theo dõi định kỳ. Khi u xơ phát triển lớn hoặc gây biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật để loại bỏ u.
6. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung cũng là một trong những bệnh thường gặp ở tử cung. Thường xảy ra khi lớp nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, thường gặp ở buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc thành bụng. Điều này gây viêm nhiễm, đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản.
Triệu chứng thường gặp là đau bụng kinh dữ dội, đau khi quan hệ tình dục, kinh nguyệt không đều và trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến vô sinh. Phương pháp điều trị bệnh sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, có thể sử dụng thuốc giảm đau, liệu pháp hormone hoặc phẫu thuật để loại bỏ mô lạc nội mạc.
7. Tăng sản nội mạc tử cung
Tăng sản nội mạc tử cung là tình trạng lớp niêm mạc tử cung dày lên bất thường, làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Bệnh có thể gây kinh nguyệt không đều, ra máu bất thường giữa chu kỳ và đau bụng kéo dài.
Những người béo phì, rối loạn nội tiết hoặc sử dụng hormone kéo dài có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều trị chủ yếu bao gồm điều chỉnh nội tiết tố hoặc can thiệp phẫu thuật nếu có dấu hiệu tiến triển thành ung thư.
8. Sẹo tử cung
Sẹo tử cung thường xuất hiện sau phẫu thuật mổ lấy thai hoặc các thủ thuật can thiệp tử cung khác. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai sau này và gây ra rong kinh kéo dài, đau bụng dưới hoặc khó thụ thai.
Nếu sẹo tử cung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật chỉnh sửa để cải thiện khả năng sinh sản.
9. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung xảy ra khi các tế bào tuyến bên trong cổ tử cung phát triển lan ra ngoài bề mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ đã quan hệ tình dục, đặc biệt là những người sinh nở nhiều lần. Triệu chứng bao gồm khí hư ra nhiều, có mùi hôi, ngứa rát vùng kín và đau khi quan hệ.

Viêm lộ tuyến là một bệnh thường gặp ở tử cung, dù không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm nhiễm lan rộng hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Điều trị có thể sử dụng thuốc đặt âm đạo, đốt điện hoặc áp lạnh để loại bỏ lộ tuyến.
10. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh nguy hiểm nhất liên quan đến tử cung, thường xuất hiện do nhiễm virus HPV. Bệnh diễn tiến âm thầm và có thể không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu.
Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu có thể bao gồm chảy máu âm đạo bất thường, đau vùng chậu, khí hư có mùi hôi và đau khi quan hệ. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Tiêm vắc-xin HPV và khám phụ khoa định kỳ là cách hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh.
Đọc thêm: Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung cực kỳ nguy hiểm ở chị em
Làm sao biết tử cung yếu?
Tử cung suy yếu không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn gây ra nhiều vấn đề khác. Nếu cơ thể có những dấu hiệu sau, chị em nên kiểm tra sức khỏe sớm:
1. Da xỉn màu, kém sức sống
Phụ nữ có tử cung khỏe mạnh thường có làn da hồng hào nhờ cơ thể đào thải độc tố qua chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu tử cung hoạt động kém, độc tố tích tụ lâu ngày có thể gây sạm da, nổi nám hoặc khiến da trở nên khô và xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn bình thường.
2. Đau bụng dưới kéo dài
Đau bụng dưới nhẹ trước và sau kỳ kinh nguyệt là bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội, xuất hiện bất thường hoặc kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý như u xơ tử cung hoặc viêm nhiễm phụ khoa. Khi các khối u phát triển và chèn ép dây thần kinh, cơn đau có thể tăng dần theo thời gian.
3. Kinh nguyệt bị rối loạn, ra máu bất thường
Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 28–30 ngày với thời gian hành kinh khoảng 3–5 ngày. Nếu bạn có kinh nguyệt quá ít, quá nhiều, kéo dài, không đều hoặc ra máu bất thường giữa chu kỳ, đây có thể là dấu hiệu tử cung đang gặp vấn đề. Mất máu nhiều cũng có thể khiến cơ thể mệt mỏi, da xanh xao và thiếu sức sống.
4. Táo bón kéo dài không rõ nguyên nhân
Do tử cung nằm gần ruột và trực tràng, nên nếu tử cung bị viêm hoặc có khối u, nó có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến táo bón kéo dài. Nếu bạn đã thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt nhưng tình trạng này không cải thiện, hãy cân nhắc kiểm tra sức khỏe tử cung.
Đọc thêm: Mách nhỏ chị em cách vệ sinh vùng kín khi bị viêm nhiễm
Những thực phẩm tốt cho buồng trứng và tử cung
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, đặc biệt là chức năng của buồng trứng và tử cung. Dưới đây là các thực phẩm tốt cho buồng trứng và tử cung để chị em tham khảo:
Thực phẩm | Lợi ích đối với buồng trứng và tử cung |
Sản phẩm từ đậu nành | Giàu protein và isoflavone, giúp cân bằng hormone, hỗ trợ buồng trứng khỏe mạnh và làm chậm quá trình lão hóa. |
Táo tàu | Cung cấp sắt và vitamin giúp bổ máu, điều hòa kinh nguyệt, giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. |
Việt quất | Chứa chất chống oxy hóa giúp loại bỏ độc tố, điều chỉnh hormone và cải thiện lưu thông máu. |
Dưa chuột | Giàu vitamin và chất xơ, hỗ trợ thải độc, giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung và buồng trứng. |
Mật ong | Tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ đào thải độc tố, giúp tử cung hoạt động hiệu quả hơn. |
Quả bơ | Chứa chất béo tốt giúp cân bằng nội tiết tố, giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. |
Sản phẩm từ sữa | Giàu canxi và vitamin D, giúp ngăn ngừa u xơ tử cung và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. |
Đọc thêm: Tại sao vùng kín có mùi hôi? Cách làm thơm vùng kín trước khi quan hệ đơn giản
Muốn tử cung khỏe mạnh, nên tránh ăn gì?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tử cung. Một số thực phẩm có thể làm suy yếu chức năng của tử cung, gây rối loạn nội tiết hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề phụ khoa. Nếu muốn duy trì tử cung khỏe mạnh, phụ nữ nên hạn chế hai nhóm thực phẩm sau:
1. Thức ăn cay
Đồ ăn cay có thể kích thích tử cung, gây co thắt mạnh và không tốt cho những người bị viêm nhiễm tử cung hoặc u xơ tử cung.
Việc tiêu thụ quá nhiều gia vị cay nóng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau bụng, rối loạn kinh nguyệt và thậm chí làm khối u xơ phát triển nhanh hơn. Nếu muốn bảo vệ tử cung, phụ nữ nên hạn chế các món cay nồng và ưu tiên thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa.
2. Thực phẩm lạnh
Theo Đông y, tử cung cần được giữ ấm để hoạt động ổn định. Thói quen ăn đồ lạnh như nước đá, kem, hải sản lạnh hay rau sống có thể khiến khí lạnh tích tụ trong cơ thể, làm cản trở tuần hoàn máu đến tử cung, gây đau bụng kinh và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm lạnh cũng có thể khiến tử cung trở nên “lạnh lẽo”, dẫn đến kinh nguyệt không đều và giảm khả năng thụ thai.
Để tử cung luôn khỏe mạnh, hãy duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế những thực phẩm gây hại và ưu tiên các món ăn ấm nóng, giàu dinh dưỡng. Một lối sống lành mạnh không chỉ giúp bảo vệ tử cung mà còn mang lại sức khỏe toàn diện cho phụ nữ.
Đọc thêm: Sản phẩm nào tốt cho vùng kín phụ nữ? Men vi sinh phụ khoa có tốt không?
Phải làm sao để tử cung khỏe mạnh?
Để bảo vệ tử cung và duy trì sức khỏe toàn diện, chị em nên áp dụng những thói quen sau:
1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Để duy trì sức khỏe tốt, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu vitamin B. Bổ sung protein từ trứng, thịt nạc, cá, đậu nành giúp cân bằng nội tiết tố.
Hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ ăn lạnh vì chúng có thể gây co thắt tử cung, ảnh hưởng đến lưu thông máu và làm trầm trọng thêm các bệnh phụ khoa.
2. Vệ sinh vùng kín đúng cách
Giữ gìn vệ sinh vùng kín là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và bảo vệ môi trường vi sinh tự nhiên của tử cung. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, tránh thụt rửa sâu để không làm mất cân bằng pH âm đạo.
Trong kỳ kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh đều đặn mỗi 2–4 giờ và tắm nước ấm để giúp cơ thể thư giãn, hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, quần lót nên được giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng để loại bỏ vi khuẩn.
3. Duy trì thói quen tập thể dục
Vận động thường xuyên không chỉ giúp lưu thông máu tốt hơn mà còn giúp tử cung hoạt động hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bài tập Kegel giúp tăng cường sức mạnh vùng chậu, hỗ trợ tử cung khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong kỳ kinh nguyệt, nên tránh tập luyện quá sức để không làm cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến lưu lượng kinh nguyệt.
4. Ngâm chân và giữ ấm cơ thể
Tử cung rất nhạy cảm với nhiệt độ. Giữ ấm vùng bụng, đặc biệt trong những ngày lạnh hoặc khi đến kỳ kinh nguyệt, giúp giảm đau bụng kinh và hỗ trợ tử cung hoạt động tốt hơn.
Ngâm chân nước ấm với gừng hoặc ngải cứu trước khi ngủ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và hỗ trợ sức khỏe tử cung.

5. Giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng
Stress kéo dài có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và làm suy giảm sức khỏe tử cung. Hãy duy trì lối sống tích cực, tham gia các hoạt động giúp thư giãn như yoga, thiền, đọc sách hoặc trò chuyện với người thân để giảm căng thẳng.
6. Massage vùng bụng và chườm ấm
Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau bụng kinh và tăng cường chức năng tử cung. Trước khi đi ngủ, bạn có thể massage nhẹ nhàng quanh vùng bụng dưới trong 15–20 phút hoặc chườm ấm bằng túi nhiệt để giữ ấm và thư giãn cơ tử cung.
7. Quan hệ tình dục an toàn
Để bảo vệ tử cung, bạn nên duy trì đời sống tình dục lành mạnh, sử dụng biện pháp bảo vệ khi cần thiết để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu có dấu hiệu bất thường như đau khi quan hệ, khí hư có mùi lạ, nên đi khám để kiểm tra sức khỏe tử cung.
8. Hạn chế các tác động gây hại cho tử cung
Ngoài việc duy trì thói quen sinh hoạt tốt, bạn cũng cần tránh các yếu tố có thể gây tổn thương tử cung như:
- Tránh nạo phá thai nhiều lần vì có thể làm tổn thương niêm mạc tử cung, gây viêm nhiễm hoặc ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.
- Hạn chế sử dụng thuốc nội tiết không có sự hướng dẫn của bác sĩ, vì có thể làm rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng đến tử cung.
- Không lạm dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ chứa hóa chất mạnh để tránh làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
9. Khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa thường xuyên giúp phát hiện sớm các bệnh như viêm nhiễm tử cung, u xơ tử cung, rối loạn nội tiết tố hoặc nguy cơ ung thư cổ tử cung. Phụ nữ nên thực hiện sàng lọc định kỳ để kịp thời xử lý các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Đọc thêm: Những biểu hiện phổ biến của viêm phụ khoa mà chị em nên biết
Như vậy, TIANYIAI đã cùng chị em điểm qua các dấu hiệu tử cung có vấn đề cũng như các bệnh thường gặp ở tử cung. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về sức khỏe tử cung, từ đó chủ động phòng ngừa và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.