fbpx
Viem-am-dao

Bác sĩ Nguyễn Đào Ngọc Thuyết

Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành y học cổ truyền 

Trong 100 phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, thì có khoảng 90 người mắc bệnh viêm âm đạo ít nhất một lần trong đời. Viêm âm đạo là một vấn đề phụ khoa thường thấy ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì có thể giúp chị em phục hồi nhanh chóng. Vậy viêm âm đạo có tự hết không? Cách điều trị viêm âm đạo là gì? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay!

Viêm âm đạo là gì?

Đây là một bệnh lý thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản vì ống âm đạo nằm ẩn bên trong cơ thể và có môi trường ẩm ướt nên rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, 60% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc viêm âm đạo, 65% tái phát sau điều trị, 30% gặp biến chứng phụ khoa, và 20% mất khả năng sinh con. Nếu không chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển từ cấp tính sang mạn tính, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hiếm muộn, viêm mạn tính, viêm cổ tử cung và các bệnh lý ác tính.

Viem-am-dao-la-gi

Nguyên nhân và triệu chứng đi kèm thường gặp

Có 6 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm âm đạo, bao gồm:

  1. Do vi khuẩn: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở độ tuổi sinh sản, thường gặp nhất là Gardnerella vaginalis,… Do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn này. Các triệu chứng thường gặp là dịch tiết có mùi hôi, ngứa vùng kín, có thể đi tiểu gắt buốt, hoặc đôi khi không có triệu chứng gì cả.
  2. Do nấm: Sự phát triển quá mức cân bằng của nấm men Candida (thường gặp nhất là Candida albicans), đặc biệt là ở phụ nữ có thai do sự thay đổi về nội tiết tố. Ngứa, nóng rát, đỏ vùng âm đạo, dịch tiết thường sẽ lợn cợn, vón cục trắng đục là những dấu hiệu gợi ý do nguyên nhân này.
  3. Do trung roi Trichomonas: Đây là bệnh lây qua đường tình dục không phải virus thường gặp nhất, với những triệu chứng như dịch tiết âm đạo màu vàng hoặc xanh loãng, có bọt, mùi hôi. Khi bệnh nặng và lâu ngày, có thể có dấu hiệu quả dâu tây.
  4. Do quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ không an toàn có thể dẫn đến viêm âm đạo do nhiễm Chlamydia, virus (HSV, HPV), hoặc bệnh lậu. HSV gây đau và vết loét, trong khi HPV lại gây nổi mụn cóc ở âm đạo, âm hộ hay trực tràng.
  5. Do viêm không lây nhiễm: Nhiều chị em bị đau rát vùng kín và khí hư ra bất thường do phản ứng dị ứng hoặc kích ứng từ các sản phẩm chăm sóc phụ nữ như dung dịch vệ sinh, nước hoa vùng kín, xà phòng, kem dưỡng da,…
  6. Do viêm teo âm đạo: Sự giảm estrogen sau mãn kinh hoặc hậu phẫu cắt bỏ buồng trứng có thể khiến niêm mạc âm đạo mỏng đi, từ đó gây ra tình trạng khô rát và ngứa ngáy.

Đọc thêm: Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung cực kỳ nguy hiểm ở chị em

6 dấu hiệu viêm âm đạo:1. Do vi khuẩn 2. Do nấm men 3. Do quan hệ tình dục không an toàn 4. Do viêm không lây nhiễm 5. Do trùng roi Trichomonas 6. Do viêm teo âm đạo
Dấu hiệu viêm âm đạo

Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm âm đạo 

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm âm đạo, bao gồm:

  • Thụt rửa vùng kín quá mức hoặc vệ sinh vùng kín không đúng cách.
  • Mặc quần áo ẩm ướt hoặc bó sát.
  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Thay đổi nội tiết tố khi mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hoặc vào thời kỳ mãn kinh.
  • Sử dụng các sản phẩm không phù hợp: Xà phòng, dung dịch vệ sinh, nước giặt và nước xả vải gây kích ứng.
  • Tự ý sử dụng thuốc kháng viêm và kháng sinh.
  • Người suy giảm hệ miễn dịch do sử dụng corticoid lâu ngày hoặc mắc phải HIV/AIDS. 
  • Bệnh đái tháo đường không kiểm soát.

Hậu quả của viêm âm đạo

Đây là một bệnh lý phổ biến nên nếu quá chủ quan sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống sinh sản của phụ nữ, bao gồm:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Viêm nhiễm kéo dài sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo, gây mất cân bằng độ pH, làm giảm khả năng thụ thai và tăng nguy cơ thai ngoài tử cung.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: Các triệu chứng như tiết dịch nhiều, ngứa ngáy, đau rát sẽ khiến chị em cảm thấy khó chịu và thiếu tự tin, từ đó làm giảm cảm giác ham muốn tình dục.
  • Nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác: Viêm âm đạo có thể lan sang các phần khác của hệ phụ khoa, gây ra các bệnh như viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu,…đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm các bệnh đường tình dục.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Nếu âm đạo bị viêm khi đang mang thai có thể gây nguy cơ sảy thai, sinh non, và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Đọc thêm: Progesterone là gì? Nguyên nhân, triệu chứng thiếu hụt progesterone

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Viêm âm đạo có tự hết không?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là vi khuẩn, nấm và trùng roi,… Chúng đều rất khó tiêu diệt và kiểm soát nếu không được điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, môi trường ẩm ướt và nhiệt độ lý tưởng trong âm đạo càng làm cho những tác nhân gây bệnh này có sức sống mãnh liệt hơn. 

Vì vậy viêm âm đạo không thể tự khỏi mà cần phải có một kế hoạch điều trị từ sớm để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh.

Đọc thêm: Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị viêm âm đạo tốt nhất hiện nay

Tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Đặc biệt, đối với các tác nhân lây qua đường tình dục, phải điều trị cả người phụ nữ và bạn tình của họ để đảm bảo không tái nhiễm sau khi điều trị xong.

Viêm âm đạo do vi khuẩn

  • Metronidazole dùng đường uống hoặc gel bôi.
  • Clindamycin dùng đường uống, kem bôi hoặc viên đặt âm đạo.

Viêm âm đạo do nấm Candida

  • Sử dụng thuốc đặt như Clotrimazole hoặc Econazole, đặt vào âm đạo buổi tối trước khi đi ngủ trong một khoảng thời gian cụ thể.

Vien-dat-am-dao-de-dieu-tri-viem-am-dao

  • Sử dụng thuốc uống kháng nấm Fluconazole đường uống, thường dùng kết hợp với thuốc đặt để tăng hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc bôi (Gentian 0,5%) bên ngoài vùng kín để giảm triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu. 

Viêm âm đạo do trùng roi Trichomonas

  • Sử dụng Metronidazole hoặc tinidazole đường uống (cho cả vợ và chồng).
  • Có thể sử dụng thêm thuốc đặt Metronidazol để điều trị viêm âm đạo và đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Viêm âm đạo do thiếu estrogen gây teo âm đạo

  • Sử dụng hormon thay thế estrogen dạng kem bôi, viên đặt hoặc vòng đặt âm đạo để tái tạo mô âm đạo.
  • Sử dụng công nghệ Ozone trong kỹ thuật ngoại khoa cho các trường hợp nặng.

Đọc thêm: 10 cách điều trị nấm vùng kín tại nhà hiệu quả nhất

10 cách phòng ngừa viêm âm đạo

Để phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, chị em cần phải xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh và lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế quan hệ tình dục trong quá trình điều trị, đặc biệt khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Lưu ý khuyến khích cả bạn tình cùng điều trị để tránh tái nhiễm về sau.
  • Quan hệ tình dục an toàn (Dùng bao cao su, không quan hệ với nhiều người,…) 
  • Hạn chế sử dụng xà phòng thơm hoặc chất tẩy rửa mạnh gây kích ứng âm đạo. 
  • Tránh mặc quần áo bó sát, ẩm ướt, nên chọn quần áo thoáng mát. 
  • Bổ sung sữa chua và men vi sinh chứa Lactobacillus. 
  • Hạn chế các món ăn cay, nóng và thực phẩm chứa nhiều đường (Trà sữa, nước ngọt có ga, bánh ngọt,…)
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và không thụt rửa sâu âm đạo. 
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung. 
  • Nếu mãn kinh hoặc đã cắt buồng trứng, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng kem hormone âm đạo.

Ngoài những lưu ý trên đây thì chị em cũng nên khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần, đặc biệt là đối với những người đã từng mắc các bệnh lý về phụ khoa.

Như vậy quý độc giả đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về bệnh viêm âm đạo, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm âm đạo tốt nhất hiện nay. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

93497764

Liên hệ Zalo ngay để được chuyên gia tư vấn miễn phí và nhận ngay mã ưu đãi cực lớn