✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
“Mỗi lần đến ngày đèn đỏ, toàn thân mệt mỏi, khó chịu, chỉ muốn nằm trên giường ôm túi chườm nóng”.
“Ngày đầu tiên đến tháng, đau bụng kinh không muốn nói chuyện, bụng lúc nào cũng khó chịu, không biết đau bụng kinh uống gì để hết đau?”
Theo Tạp chí Y học Việt Nam, khi khảo sát tình trạng đau bụng kinh ở nữ sinh viên tại một số trường Cao đẳng và Đại học Y tại Hà Nội, phát hiện ra rằng tỷ lệ đau bụng kinh ở sinh viên nữ là 86,6% và tỷ lệ sinh viên bị đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày là 16,7%. Vậy nguyên nhân đau bụng kinh là gì và có những cách hết đau bụng kinh hiệu quả nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
ToggleĐau bụng kinh là gì? Đau bụng kinh có mấy loại?
Đau bụng kinh, trong Đông y gọi là thống kinh, là cảm giác đau hoặc khó chịu thường xuất hiện ở phần dưới bụng trước hoặc trong quá trình kinh nguyệt. Đây là một hiện tượng phổ biến và bình thường trong các phụ nữ và thiếu nữ trong độ tuổi sinh sản.
Đau bụng kinh có thể được phân loại thành hai loại chính:
1. Đau bụng kinh nguyên phát (Primary Dysmenorrhea)
Đây là loại đau phổ biến và thường bắt đầu từ vài năm sau lần kinh nguyệt đầu tiên, khi chu kỳ rụng trứng trở nên đều đặn. Cơn đau thường mạnh nhất vào ngày đầu tiên hoặc thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt và thường giảm đi sau 2-3 ngày. Đau bụng kinh nguyên phát không gây ra bởi bất kỳ tình trạng y tế cụ thể nào, mà chủ yếu là do sự giải phóng các chất gây co bóp tử cung, chủ yếu là prostaglandins.
2. Đau bụng kinh thứ phát (Secondary Dysmenorrhea)
Đây là một loại đau kinh nguyệt do một tình trạng y tế cụ thể gây ra, như viêm nhiễm phụ khoa, u xơ tử cung, polyp tử cung, hoặc lạc nội mạc tử cung. Đau bụng kinh thứ phát thường xuất hiện sau một thời gian đã có kinh nguyệt và không giảm đi sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.
Cả hai loại đau bụng kinh đều có thể gây ra các triệu chứng như đau dữ dội hoặc nhức nhối ở phần dưới bụng, đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn.
Đau bụng kinh uống gì? 5 cách hết đau bụng kinh hiệu quả
Phụ nữ khi bị đau bụng kinh uống gì? Khi xuất hiện các triệu chứng đau bụng kinh, nên uống các loại đồ uống ấm như trà gừng, sô cô la nóng, hoặc thậm chí nước nóng, có thể làm dịu cơn đau của cơ thể và tinh thần của chị em.
Tuy nhiên, nếu ngày thường kinh nguyệt xuất hiện vón cục, hoặc bị đầy hơi, phù nề nặng thì nên tăng cường uống trà thảo dược gồm ích mẫu, hồng hoa, đương quy,…Tùy theo tình trạng đau của bạn, có thể tham khảo các loại đồ uống sau đây tương ứng với 5 cách hết đau bụng kinh, chuẩn bị sẵn và uống khi bắt đầu hành kinh, càng uống sớm thì tác dụng giảm đau càng hiệu quả.
Mức độ đau | Triệu chứng | Nên uống gì? |
1 | Cảm thấy cơ thể hơi yếu ớt, mệt mỏi | Nước đường đen, cacao nóng, trà gừng đường đen, trà táo đỏ long nhãn |
2 | Phù nề, đau âm ỉ nhẹ | Canh đậu đỏ, trà gừng không đường |
3 | Đầy hơi, khó chịu | Trà gừng không đường, các sản phẩm thảo dược điều tiết chứa ô mai sơn trà |
4 | Khó chịu vùng bụng kết hợp đau đầu | Cà phê đen nóng, đồ uống chứa hồng hoa, ích mẫu, đương quy, các sản phẩm thảo dược điều tiết chứa xuyên khung |
5 | Khó chịu vùng bụng, máu kinh vón cục | Các sản phẩm điều tiết chứa ích mẫu, canh sinh hoá, đào nhân, hồng hoa, đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa hoàng |
Lưu ý: Nếu tình trạng đau bụng kinh vượt quá mức độ 5 thì nên đi khám bác sĩ để đánh giá tình trạng cơ thể bạn nhé!
Về cơ bản, mức độ đau bụng kinh càng cao thì bạn càng cần đến sự trợ giúp của các bài thuốc Đông y, nhưng nếu không có thuốc Đông y thì bạn cũng có thể làm giảm đau bụng kinh bằng các phương pháp ở mức độ đau thấp hơn nhưng hiệu quả sẽ phần nào hạn chế. Có những người đau bụng kinh khá nhẹ và chỉ cần uống một ly đồ uống nóng thì đã dễ chịu hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, nếu gần đây bạn đang bị căng thẳng, stress, nhiều áp lực, cơn đau bụng kinh của bạn có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc thảo dược Đông y là cực kỳ quan trọng.
Đọc thêm: Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày cảnh báo điều gì? Khắc phục thế nào?
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Đau bụng kinh không nên uống gì?
Ngoài việc thắc mắc không biết đau bụng kinh uống gì để hết đau, bạn cũng cần quan tâm đến những đồ uống không nên uống trong thời kỳ này. Tương tự, có một danh sách đen mà phụ nữ đến tháng không nên uống khi bị đau bụng kinh. Trong thời kỳ đau bụng kinh, bạn cần giữ ấm, vì vậy không nên uống các đồ uống có tính hàn lạnh.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, các bạn gái đều biết rằng không được uống nước đá và đồ uống có đá, nhưng nhiều người sẽ hỏi, uống trà có được không? Uống Coca không đá thì sao? Sau đây là những đồ uống không nên uống trong thời kỳ kinh nguyệt:
1. Trà xanh
Trà xanh có tính lạnh nên dù có “không đá” vẫn mang tính lạnh. Trà cũng được chia thành nhiều loại theo ngữ hành, tính lạnh cũng sẽ thay đổi theo từng loại. Về nguyên tắc, trà có màu càng xanh tươi (như màu lá trà xanh còn tươi) thì càng lạnh và trà càng sẫm màu thì ít lạnh hơn.
Vì vậy, nếu bạn nhất định muốn uống trà để giải khát hoặc để tỉnh táo, hãy chọn trà đen nóng (hồng trà) và trà Phổ Nhĩ nóng. Uống trà nóng quả thật tốt hơn, không chỉ tốt trong việc giảm đau bụng kinh mà còn tốt cho hệ tiêu hóa.
2. Sữa
Sữa có tính lạnh, sữa lạnh càng không tốt cho người đau bụng kinh. Một số người thích uống sữa nóng để làm dịu cơ thể, nhưng tốt hơn hết là bạn nên chuyển sang uống ca cao nóng khi bị đau bụng kinh.
3. Đồ uống có ga
Đồ uống có ga nên uống khi lạnh mới ngon! Nhưng nếu bạn có tiền sử đau bụng kinh hoặc kinh nguyệt không đều thì không nên uống bất kỳ đồ uống có ga nào, thậm chí là coca không đá , như vậy sẽ tốt hơn cho cơ thể của bạn.
4. Rượu bia
Bia có tính lạnh, nên không chỉ phụ nữ bị đau bụng kinh không nên uống mà ngay cả phụ nữ không bị đau bụng kinh cũng không nên uống trong những ngày hành kinh. Nhiều người thắc mắc, còn những đồ uống có cồn khác như rượu vang hay cocktail thì sao?
Trong y học cổ truyền, rượu là một vị thuốc có vị ngọt, đắng, cay, tính ôn ấm, bổ trợ cho việc lưu thông máu và thúc đẩy khí huyết lưu thông. Vì vậy nếu phụ nữ có kinh nguyệt ra nhiều thì không nên uống rượu trong thời kỳ này. Nếu bị đau bụng kinh, cũng chỉ nên uống một chén rượu thuốc nhỏ được ngâm từ đương quy và xuyên khung. Các bạn đừng nghĩ rằng rượu có thể giúp giảm bớt và làm dịu các cơn đau nhé!
Đọc thêm: Kinh nguyệt màu nâu có bất thường không? Khắc phục thế nào?
Có được uống trà sữa trong thời kỳ kinh nguyệt không?
Theo quan điểm của y học cổ truyền, sữa có vị ngọt, tính bình đến hơi hàn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy uống sữa khi bụng đói sẽ có thể gây tiêu chảy. Vì vậy phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt không khuyến khích uống sữa, nhất là còn kết hợp với trà và đá lạnh, nguyên nhân là vì sữa là thực phẩm tính lạnh, nếu chúng ta thường xuyên ăn đồ ăn có tính lạnh sẽ khiến khí huyết trong cơ thể không lưu thông được.
Đông y rất chú trọng hơn đến sự hài hòa của âm dương, phụ nữ có thể chất âm, nên nếu uống sữa vào thời điểm này sẽ làm cơ thể lạnh hơn, khí huyết lưu thông kém, dễ sinh đàm thấp (mệt mỏi, đau nặng trì bụng dưới)
Đọc thêm: Tổng hợp cách để kinh nguyệt đến sớm, đến tháng sớm có sao không?
Đau bụng kinh có được uống cà phê không?
Trong kỳ kinh nguyệt dĩ nhiên là có thể uống cà phê. Cà phê có thể lưu thông khí huyết, tăng nhiệt độ cơ thể, nên uống cà phê nóng không có sữa hoặc đường thì hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyên rằng cà phê có chứa caffeine nên cần uống liều lượng vừa phải, không nên uống quá nhiều để tránh tình trạng đau bụng kinh và ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối nhé!
Phụ nữ khi bị đau bụng kinh nên đến bác sĩ kiểm tra để xác nhận rằng mình không bị lạc nội mạc tử cung, u nang sôcôla, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung. Nếu chỉ là cơn đau do áp lực về thể chất và tinh thần, cơ thể căng thẳng hoặc những bệnh lý trên ở mức độ nhẹ và không cần điều trị, nhưng cơn đau bụng kinh vẫn thỉnh thoảng đến thăm bạn thì hãy nhớ chuẩn bị những thức uống trên để đề phòng nhé.
Tới đây chắc hẳn quý độc giả đã hiểu rõ về đau bụng kinh uống gì và những lưu ý về ăn uống trong ngày đèn đỏ. TIANYIAI mong rằng thông qua những chia sẻ của bác sĩ sẽ giúp chị em biết được nên uống gì để giảm đau bụng kinh và tránh những đồ uống không lành mạnh trong thời kỳ kinh nguyệt.