✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành y học cổ truyền
Nhiều chị em gặp phải hiện tượng kinh nguyệt ra ồ ạt kéo dài trong nhiều ngày gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe. Vậy tại sao kinh nguyệt ra nhiều? Điều trị bằng cách nào? Kinh nguyệt ra nhiều nên ăn gì để bồi bổ? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu ngày nhé!
Mục lục
ToggleKinh nguyệt như thế nào được coi là nhiều?
Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, hầu hết phụ nữ mất ít hơn 80ml máu, với lượng trung bình khoảng từ 50 đến 80ml. Nếu một người phụ nữ mất hơn 80ml máu trong một chu kỳ kinh nguyệt thì được xem là kinh nguyệt ra nhiều (cường kinh).
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng có thể cho thấy kinh nguyệt ra nhiều, bao gồm:
- Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày.
- Máu kinh nguyệt thấm ướt 1 hoặc nhiều tampon hoặc băng vệ sinh trong 1 tiếng đồng hồ, và kéo dài nhiều giờ liên tiếp.
- Cần sử dụng nhiều hơn 1 miếng băng vệ sinh 1 lúc để kiểm soát được lượng máu hành kinh.
- Cần phải thay băng vệ sinh hoặc tampon suốt cả đêm.
- Máu hành kinh có nhiều cục máu đông lớn, chiếm hơn 1/4 lượng máu hành kinh.
Vì vậy cách tốt nhất để nhận biết là chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu chảy ra trong mỗi chu kỳ. Nếu có dấu hiệu bất thường thì nên đi kiểm tra sớm để tránh nguy hiểm đến sức khoẻ.
Đọc thêm: Rong kinh là gì? Bị rong kinh uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Tại sao kinh nguyệt ra nhiều?
Nguyên nhân chính của kinh nguyệt ra nhiều thường là do tử cung không thể co bóp đúng cách. Các cơn co thắt tử cung có vai trò giúp loại bỏ lớp niêm mạc của tử cung và đảm bảo rằng thời gian chảy máu không kéo dài quá lâu.
Dưới đây là một số nguyên nhân bệnh lý có thể gây ra tình trạng cường kinh:
- U xơ tử cung: U xơ có thể làm tăng diện tích bề mặt của niêm mạc tử cung, dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn.
- Polyp tử cung: Các khối u phát triển trong niêm mạc tử cung có thể làm cho kinh nguyệt ra nhiều hơn.
- Lạc nội mạc tử cung: Khi niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung có thể khiến kinh nguyệt chảy ra với số lượng nhiều kèm theo tình trạng đau bụng kinh.
- Rối loạn rụng trứng: Rụng trứng không đều đặn có thể gây rối loạn kinh nguyệt và dẫn đến kinh nguyệt ra ồ ạt với số lượng nhiều.
- Do tác dụng của thuốc: Sử dụng aspirin và các loại thuốc làm loãng máu có thể khiến cho khả năng làm đông máu kinh bị suy giảm, khiến kinh nguyệt ra nhiều hơn.
- Sử dụng vòng tránh thai: Các loại vòng tránh thai có thể gây ra các tác động phụ trong tử cung và ảnh hưởng đến lượng máu kinh tiết ra.
- Ung thư cổ tử cung: Mặc dù hiếm gặp nhưng ung thư cổ tử cung cũng có thể khiến tình trạng kinh nguyệt trở nên bất thường.
- Các vấn đề nội tiết: Rối loạn nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể gây ra kinh nguyệt không đều và ra nhiều máu.
- Viêm vùng chậu (PID): Đây là một bệnh nhiễm trùng ở đường sinh dục có thể gây ra kinh nguyệt ra nhiều kèm theo hiện tượng đau bụng.
- Rối loạn đông máu: Các vấn đề liên quan đến rối loạn đông máu có thể làm cho kinh nguyệt không thể đông kịp và dẫn đến kinh nguyệt ra với số lượng lớn.
- Các vấn đề khác như mang thai ngoài tử cung và sảy thai.
Kinh nguyệt ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa kỳ, cường kinh là một hiện tượng rất phổ biến. Cứ 3 phụ nữ thì lại có 1 người tìm kiếm về các phương pháp điều trị. Cường kinh ảnh hưởng đến cuộc sống của chị em và có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn:
- Đau bụng kinh: Các trường hợp cường kinh thường đi kèm với việc các chị em sẽ bị đau bụng kinh mức độ từ trung bình đến nặng trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Gây thiếu máu: Thiếu máu sẽ làm giảm khả năng máu mang oxy đến các mô và tế bào trong cơ thể. Khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, hay khó thở, đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ có tiền sử bệnh tim.
- Ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày: Tình trạng cường kinh có thể làm giảm chất lượng cuộc sống gây bất tiện khi phải thay băng vệ sinh hoặc quần áo thường xuyên.
- Cảm giác lo lắng và tâm lý không ổn định: Máu kinh ra nhiều có thể gây ra cảm giác lo lắng, bất an và tâm lý không ổn định do ảnh hưởng của nó đến chất lượng cuộc sống vợ chồng,.
- Gây ra vấn đề phụ khoa: Nếu kinh nguyệt ra nhiều mà không vệ sinh vùng kín và thay băng vệ sinh đúng thời điểm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.
Trong trường hợp chị em mất quá nhiều và bị thiếu máu trong kỳ kinh nguyệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy chị em đừng chủ quan mà nên tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.
Đọc thêm: Tổng hợp cách để kinh nguyệt đến sớm, đến tháng sớm có sao không?
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Nên làm gì nếu kinh nguyệt ra nhiều?
Khi bạn gặp tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày với lượng máu ra nhiều, điều đầu tiên cần làm là đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Việc điều trị ban đầu thường tập trung vào việc kiểm soát tình trạng chảy máu.
Đối với các trường hợp bệnh nhân mất máu quá nhiều dẫn đến thiếu máu cấp, ngay khi bệnh nhân đến cơ sở y tế, nhân viên y tế sẽ lặp đường truyền và sẵn sàng truyền máu ngay lập tức.
Nếu biết rõ nguyên nhân cường kinh là do vấn đề ở buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, PCOS hoặc nhân xơ tử cung, thuốc tránh thai nội tiết là phương pháp được lựa chọn. Phương pháp này cũng được áp dụng cho phụ nữ tiền mãn kinh. Đương nhiên trước khi sử dụng liệu pháp nội tiết, các bác sĩ sẽ đánh giá lợi ích và nguy cơ (do tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và ung thư).
Đọc thêm: Cách uống thuốc tránh thai hàng ngày an toàn và hiệu quả
Kinh nguyệt ra nhiều hay ít thì tốt?
Thực tế, việc kinh nguyệt ra nhiều hay ra ít đều không tốt và đây có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo sức khoẻ của chị em đang gặp vấn đề.
Kinh nguyệt ra ít là tình trạng mà phụ nữ có thời gian kinh nguyệt ngắn hơn bình thường (dưới 3 ngày) hoặc lượng máu ra trong kinh nguyệt rất ít (dưới 20ml). Kinh nguyệt ít có thể là dấu hiệu của những vấn đề sau đây:
- Thiếu máu: Thường gặp ở các trường hợp thiếu máu sau sinh, do thiếu máu nên cơ thể thiếu oxy hoạt động, khiến việc sản xuất tất cả hormone đều bị ảnh hưởng, bao gồm cả các hormone điều hòa kinh nguyệt. Thường đi kèm với các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược,…
- Bệnh lý tuyến giáp: Cường giáp làm rối loạn nội tiết, làm cho thời gian hành kinh ngắn hơn, máu kinh ra ít hơn. Những người bị cường giáp thường đi kèm với việc sụt cân không rõ nguyên nhân, lo lắng và tim đập nhanh.
- Căng thẳng và suy nhược cơ thể: Tình trạng căng thẳng tâm lý kéo dài hoặc suy nhược cơ thể nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và làm giảm lượng máu kinh.
- Tiền mãn kinh: Các chị em trong độ tuổi từ 40 – 50 tuổi nội tiết tố thay đổi nhiều nên ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Các đợt hành kinh sẽ thưa dần, và lượng máu hành kinh cũng giảm dần.
- Bệnh lý phụ khoa: Hội chứng đa nang buồng trứng làm rối loạn các hormone sinh dục, dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Rối loạn ăn uống hoặc vận động cường độ cao: Các rối loạn tâm thần liên quan đến chán ăn và cuồng ăn đều có thể ảnh hưởng đến việc hành kinh. Ngoài ra các vận động viên, dancer, phải luyện tập ở cường độ cao cũng ảnh hưởng các loại nội tiết tố của cơ thể.
Việc kinh nguyệt ra nhiều hay ít có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu gặp các dấu hiệu bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh mỗi chu kỳ thì chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Đọc thêm: Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không? Nguyên nhân và giải pháp
Kinh nguyệt ra nhiều nên ăn gì để bồi bổ?
Khi hành kinh ra nhiều máu, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể giúp cân bằng cơ thể và giảm các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn có thể ăn khi bị cường kinh:
Thực phẩm | Lợi ích |
Trái cây | Trái cây là một nguồn glucose và vitamin, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, vị ngọt giúp tâm trạng của chị em cảm thấy dễ chịu hơn. Nên ưu tiên cá loại trái cây nhiều nước như dưa hấu, cam, quýt, chanh,…để cân bằng điện giải trong cơ thể sau đợt hành kinh mất nhiều máu. |
Uống nhiều nước | Giúp giảm đau đầu và các triệu chứng khác do mất nước và mất máu gây ra. |
Rau xanh giàu sắt | Cải xoăn, rau bina (rau chân vịt), bông cải xanh: Tăng cường lượng sắt sau khi mất máu trong kỳ kinh. |
Gừng | Giảm đau bụng, có tác dụng chống viêm. Không nên sử dụng quá nhiều. |
Thịt gà | Giàu sắt và protein, tái tạo hồng cầu và cung cấp năng lượng. |
Cá | Giàu sắt, protein và axit béo omega-3, giúp kiểm soát cường độ đau bụng kinh. |
Ngũ cốc nguyên cám | Yến mạch, lúa mạch, gạo lứt: Cung cấp chất xơ và dinh dưỡng, cân bằng đường huyết. |
Sữa chua | Giàu men vi sinh, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó chịu. |
Nghệ | Chứa curcumin giúp giảm viêm và cân bằng hooc-môn trong thời kỳ kinh nguyệt. |
Đậu và hạt | Cung cấp protein và axit béo omega-3, bổ sung lượng máu và giảm cơn đau bụng. |
Socola đen | Chứa sắt và magie giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh. Chất endorphin trong socola cũng có tác dụng giảm đau tự nhiên. |
Đọc thêm: Đau bụng kinh uống gì? Có được uống cà phê không?
Kinh nguyệt ra nhiều khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh có sao không?
Kinh nguyệt ra nhiều ở tuổi tiền mãn kinh thường là do suy giảm hormone như FSH, LH, estrogen, progesteron. Ngoài nguyên nhân trên, tình trạng này còn có thể do:
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh không đúng cách, rối loạn đông máu di truyền hoặc tác dụng phụ của thuốc tránh thai cũng có thể gây ra hiện tượng này.
- Thói quen sống không lành mạnh như ăn uống không khoa học, lạm dụng rượu bia, thuốc kháng sinh, hút thuốc lá,…
- Căng thẳng kéo dài do nhiều vấn đề trong cuộc sống và công việc.
- U xơ tử cung và polyp tử cung làm gia tăng lượng kinh và kéo dài thời gian kinh.
- Các bệnh lý viêm sinh dục, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu cũng ảnh hưởng đến giai đoạn hành kinh trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Bệnh ung thư cổ tử cung, buồng trứng, niêm mạc tử cung cũng là nguyên nhân tiềm ẩn.
Sự suy giảm này gây rối loạn chu kỳ kinh, tăng triệu chứng bốc hỏa, tim đập nhanh, mệt mỏi, suy giảm ham muốn tình dục, khó ngủ, khó kiểm soát cảm xúc, loãng xương, tăng cân, rụng tóc nhiều, da khô, nếp nhăn, giảm khả năng sinh sản.
Vì vậy chị em khi bước vào độ tuổi mãn kinh nên lưu ý và khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để hạn chế tình trạng kinh nguyệt ra nhiều gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đọc thêm: Chậm kinh có sao không? 10 dấu hiệu trễ kinh bạn cần biết?
Tổng hợp cách điều trị kinh nguyệt ra nhiều
Điều trị kinh nguyệt ra nhiều bằng thuốc
Hiện nay có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị tình trạng kinh nguyệt ra nhiều (cường kinh). Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến:
Loại thuốc | Tác dụng | Lưu ý |
Thuốc ức chế hormone (Hormone GnRH) | Ngăn ngừa tình trạng cường kinh và giảm kích thước u xơ tử cung | Thường chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, tác dụng ức chế đối với u xơ là tạm thời |
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) | Giảm đau bụng kinh và kiểm soát lượng máu kinh nguyệt | Dùng từ khi bắt đầu hoặc trước kỳ kinh nguyệt cho đến khi hết kinh |
Axit Tranexamic | Giúp máu đông lại trong tử cung và giảm lượng máu kinh | Uống 3 lần một ngày trong 4 ngày khi bắt đầu có kinh. Có thể gây tiêu chảy và ốm yếu |
Thuốc hormone (bao gồm estrogen và/hoặc progestogen) | Giảm lượng máu kinh nguyệt trong thời gian hành kinh | Có thể điều trị bằng thuốc uống hoặc thông qua việc sử dụng IUS |
Thuốc Desmopressin (Stimate®) | Giúp ngừng chảy máu ở những người có các bệnh liên quan đến khó đông máu. | Có thể làm giảm natri máu và sự giãn nước quá mức |
Lưu ý: Tốt nhất là đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kê toa đúng, đủ.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Khi điều trị bằng thuốc không giảm được triệu chứng cường kinh, các phương pháp phẫu thuật mới được cân nhắc:
- Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE): Là một phương pháp điều trị u xơ tử cung bằng cách ngăn chặn các mạch máu đến u xơ. Khi các mạch máu đến u xơ bị chặn, u xơ sẽ không nhận được máu nuôi và dần dần ngừng phát triển.
- Phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung: Là một phương pháp loại bỏ u xơ mà hạn chế ảnh hưởng đến tử cung ít nhất có thể. Mổ nội soi là phương pháp thông thường được các bác sĩ ngoại khoa lựa chọn.
- Cắt bỏ nội mạc tử cung: Với việc phá hủy lớp niêm mạc tử cung, triệu chứng xuất huyết nhiều sẽ giảm hoặc dừng hẳn. Khả năng mang thai hầu như không còn nhưng vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu mang thai sau khi cắt bỏ nội mạc tử cung rất nguy hiểm. Vì vậy cần sử dụng một biện pháp ngừa thai sau khi cắt bỏ nội mạc.
- Cắt tử cung: Là một phương pháp phẫu thuật nặng, liên quan đến việc loại bỏ toàn bộ tử cung. Thường được áp dụng khi các phương án điều trị khác không hiệu quả hoặc khi tử cung bị ảnh hưởng nặng nề bởi u xơ hay các bệnh lý khác. Sau khi cắt tử cung, phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt và không thể mang thai nữa.
Mẹo chữa kinh nguyệt ra nhiều tại nhà
Tất nhiên, khi có hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều, chị em nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt là các chị em đã có dấu hiệu chóng mặt, mệt mỏi, lạnh tay chân, khó thở,… hoặc 2 – 3 đợt hành kinh liên tiếp mà kinh nguyệt đều ra nhiều.
Ngoài ra, nếu mong muốn lựa chọn các loại thảo dược để hỗ trợ điều trị, chị em có thể đến bệnh viện chuyên khoa Y học cổ truyền để được các bác sĩ chuyên khoa khám và kê đơn liều lượng phù hợp. Một số mẹo đơn giản có thể hỗ trợ thêm cho sức khỏe chị em:
- Tập yoga: Nghiên cứu cho thấy yoga khoảng 40 phút mỗi ngày có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm các triệu chứng đau bụng kinh, cảm xúc như lo lắng và trầm cảm.
- Gừng tươi: Với các tác dụng kháng viêm, chống oxi hóa và tính ấm theo Y học cổ truyền, gừng giúp giảm lượng máu mất trong thời kỳ hành kinh. Nếu không có các loại thuốc có thành phần là gừng, chị em có thể dùng gừng tươi giã nhuyễn pha với nước sôi rồi dùng như trà trước và trong mỗi đợt hành kinh.
- Cây huyết dụ: Huyết dụ được sử dụng trong Đông y với tính ngọt, có khả năng cầm máu nên hỗ trợ điều trị trong các vấn đề rong kinh. Ngoài ra huyết dụ còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt giúp chu kỳ kinh nguyệt đều hơn.
- Nhũ hương: Người ta sử dụng nhựa mủ của cây nhũ hương để làm vị thuốc. Nhũ hương ít khi được sử dụng riêng lẻ mà kết hợp với các vị thuốc khác giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh.
- Quế: Bột quế với các thành phần cinnamaldehyde có tác dụng kháng viêm, chống co thắt, không chỉ làm giảm lượng máu kinh mà còn giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn trong thời gian hành kinh.
- Sài đất: là một loại thảo dược có thành phần chính là isoflavonoid và wedelolactone, có cấu trúc tương tự như estrogen, được sử dụng để hỗ trợ điều trị rong kinh, cường kinh và xuất huyết âm đạo bất thường.
Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, chế độ sinh hoạt hợp lý và vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng,…cũng sẽ góp phần cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra nhiều ở chị em.
Đọc thêm: 15 nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều ở nữ giới
Thực phẩm chức năng cải thiện sức khỏe kinh nguyệt
Duy trì chu kỳ ổn định là yếu tố then chốt để cải thiện sức khỏe và vẻ đẹp của người phụ nữ. Điều hoà kinh nguyệt giúp bạn cảm nhận rõ sự khác biệt, giúp khiến bạn rạng rỡ từ trong ra ngoài.
Với phương pháp điều hoà độc đáo 3 giai đoạn: Thanh lọc, dưỡng khí, bồi bổ. TIANYIAI đã cho ra mắt bộ sản phẩm điều hoà kinh nguyệt toàn diện bao gồm Tinh chất Thư tiêm và Tinh chất Mỹ Nghiên.
Trong đó tinh chất Thư Tiêm rất thích hợp cho những chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, không đều đặn, rong kinh, vô kinh,…Sản phẩm còn có thêm axit chlorogenic, hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo, giúp chị em luôn xinh đẹp rạng ngời.
Ngoài ra nếu thường xuyên bị tác động bởi hội chứng tiền kinh nguyệt như đang ngực, đau lưng và bụng dưới, mệt mỏi, chướng bụng, đầy hơi,…chị em nên sử dụng thêm tinh chất Mỹ Nghiên giúp đẩy lùi những triệu chứng khó chịu và cải thiện da xỉn màu trong kỳ kinh nguyệt.
Như vậy chị em đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về “Tại sao kinh nguyệt ra nhiều? Kinh nguyệt ra nhiều nên ăn gì?”. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho những bạn nữ đang gặp phải tình trạng cường kinh nhé!