fbpx
Uong-thuoc-dau-bung-kinh
Nguyen-ngoc-huyen-tram

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huyền Trâm

✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng

Đau bụng kinh là một hiện tượng vô cùng phổ biến mà các phái nữ thường gặp khi đến ngày “rụng dâu”, và cơn đau thường tái diễn theo chu kỳ kinh nguyệt của từng người. Thời gian và cường độ của cơn đau thường tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Vậy uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không, cùng TIANYIAI giải đáp thắc mắc trên trong bài viết này nhé!

Đau bụng kinh được hiểu như thế nào?

Đau bụng kinh (còn gọi là thống kinh) là một thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng đau vùng bụng dưới, hoặc kể cả đau vùng thắt lưng, mà có liên quan đến chu kỳ hành kinh (cơn đau thường xuất hiện trước, trong chu kỳ). Tính chất và mức độ độ đau sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra. Đây là hiện tượng vô cùng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt ở phái nữ.

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn một nửa số phụ nữ trên thế giới bị đau bụng kinh từ 1 đến 2 ngày mỗi tháng. Theo ACOG, cơn đau thường nhẹ, nhưng ở một số phụ nữ, cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức họ không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày và công việc trong vài ngày.

Đọc thêm: Tại sao kinh nguyệt ra nhiều? Cường kinh nên ăn gì?

Dau-bung-kinh
Đau bụng kinh là gì?

Phân loại đau bụng kinh: Trường hợp đau bụng kinh nào cần đi khám?

Đau bụng kinh được chia thành 2 nhóm dựa theo nguyên nhân, gọi là thống kinh nguyên phát và thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát còn được gọi là đau bụng kinh chức năng, dùng để chỉ đau bụng không có tổn thương về mặt cấu trúc ở cơ quan sinh sản, hoặc không liên quan đến các rối loạn hoocmon khác. Thường xảy ra trong vòng 1-2 năm sau khi có kinh nguyệt lần đầu tiên.

Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới, có thể lan ra lưng và đùi, thường xuất hiện trước hoặc trong giai đoạn đầu của kỳ kinh nguyệt và kéo dài khoảng từ 1-3 ngày. 

Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt, do các vấn đề về sức khỏe phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, hoặc đôi khi gây ra do vòng tránh thai (Intrauterine Devices – IUD)…và thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, sau 25-30 tuổi.

Theo Y học cổ truyền, tương ứng với thống kinh nguyên phát của Tây y, được giải thích rằng: Thống kinh có liên quan mật thiết đến sự thay đổi sinh lý mang tính chu kỳ của Mạch Xung-Nhâm (thuộc hệ thống Bát Mạch trong cơ thể) và bào cung. Nguyên nhân bệnh chủ yếu nằm ở:

  • Nhiễm khí không tốt vào cơ thể (tà khí nội phục)
  • Bào cung không được nuôi dưỡng tốt, tinh huyết thiếu hụt, khi khí huyết ở Mạch Xung-Nhâm thay đổi đột ngột, dẫn đến khí huyết trong bào cung lưu thông kém, gây ra hiện tượng đau (thống), gọi là “thất vinh tắc thống” và “bất thông tắc thống”

Y học cổ truyền thường phân thành các nhóm bệnh là thận khí hư, khí huyết hư, khí trệ huyết ứ, hàn ngưng huyết ứ và thấp nhiệt uất kết.

Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?

Hiện nay, theo ghi nhận của các chuyên gia y tế, thì có rất nhiều loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị đau bụng kinh. Trong đó, Ibuprofen và naproxen sodium là các thuốc giảm đau không kê đơn dễ tìm mua trên thị trường.

Theo Vinmec, các loại thuốc tránh thai cũng có thể ngăn chặn cơn đau bụng kinh lên đến 90%. Cơ chế hoạt động của những loại thuốc tránh thai này là giúp cân bằng mức hormone ổn định, từ đó ngăn chặn sản xuất prostaglandin và giúp giảm cơn đau khi tới mùa “rụng dâu”

Vậy “uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?” là một trong những câu hỏi mà nhiều phái nữ quan tâm. Mặc dù hiện chưa có nhiều bằng chứng khoa học có thể chứng minh rằng việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh là có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng tốt nhất các chị em chỉ nên uống khi thực sự cần cũng như khi áp dụng các biện pháp giảm đau tự nhiên không mang lại hiệu quả.

Đọc thêm: 15 nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều ở nữ giới

Uong-thuoc-dau-bung-kinh-co-bi-vo-sinh-khong

Tác hại của việc sử dụng thuốc đau bụng kinh

Việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh có thể giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu, nhưng nếu lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác hại như sau:

1. Tác dụng phụ:

Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như ibuprofen, aspirin hoặc naproxen có thể gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, hoặc táo bón.

Các loại thuốc này cũng có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa nếu sử dụng lâu dài hoặc ở liều cao.

2. Nguy cơ dị ứng:

Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần của thuốc, dẫn đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phát ban, ngứa, sưng, hoặc khó thở.

3. Tác động lên gan và thận:

Sử dụng lâu dài các thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng xấu đến gan và thận, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như suy gan, suy thận hoặc thậm chí là tổn thương vĩnh viễn.

4. Nguy cơ tương tác thuốc:

Thuốc giảm đau có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

5. Che giấu triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng:

Sử dụng thuốc giảm đau có thể che giấu các triệu chứng của những bệnh lý nghiêm trọng như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc các bệnh viêm nhiễm vùng chậu, dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị chậm trễ.

6. Nguy cơ phụ thuộc vào thuốc:

Lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc, khiến cơ thể cần liều cao hơn để đạt được hiệu quả giảm đau, từ đó tăng nguy cơ tác dụng phụ và các vấn đề sức khỏe khác.

Lam-dung-thuoc-giam-dau-co-the-khien-ban-bi-lon-thuoc
Lạm dụng thuốc giảm đau có thể khiến bạn bị lờn thuốc

Lưu ý: Tác hại của việc sử dụng thuốc đau bụng kinh còn phụ thuộc vào tình trạng sử dụng thuốc và thể trạng sức khỏe ở mỗi người.

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Cách làm giảm đau bụng kinh an toàn tại nhà

Dưới đây là những cách giảm đau bụng kinh (chủ yếu là nhóm đau bụng kinh nguyên phát) được nhiều chị em áp dụng thành công mà các bạn nữ có thể tham khảo: 

Chườm túi ấm 

Một trong những cách làm giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả mà chị em có thể luôn áp dụng chính là chườm ấm quanh vùng bụng dưới.

Hoặc các chị em có thể dùng miếng dán chuyên dụng, chai nước ấm hoặc túi chườm ấm đặt lên vùng bụng dưới khoảng độ 15 phút, cho đến khi cảm thấy thuyên giảm. 

Uống nhiều nước

Chị em hãy thử uống nhiều nước ấm sẽ giúp giảm cảm giác đau hơn đấy. Uống nhiều nước ấm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể, cũng như tăng lưu lượng máu đến tử cung và giúp tử cung co bóp nhẹ nhàng hơn. 

Ngủ đủ giấc

Trong thời gian hành kinh hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đột ngột, cộng thêm một loạt các triệu chứng khó chịu sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Vì thế, vào những ngày bị hành kinh, các ban nên ngủ sớm và ngủ đúng giấc.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên lưu ý tư thế ngủ cho đúng, ví dụ như nằm nghiêng với đầu gối co lên bụng hoặc nằm sấp với gối dưới bụng để giúp lưu thông khí huyết và làm dịu cơn đau.

Sử dụng thảo mộc để giảm đau bụng kinh

Uống trà thảo dược như trà gừng, trà bạc hà, hoặc trà hoa cúc giúp giảm đau và thư giãn cơ tử cung. Ngoài ra, các loại tinh dầu lavender và bạc hà cũng có thể dùng để massage hoặc khuếch tán trong phòng để tạo cảm giác thư giãn.  

Uong-tra-gung-de-giam-dau-bung-kinh
Uống trà gừng để giảm đau bụng kinh

Một lưu ý nhỏ, các bạn bị bệnh dạ dày thì không nên uống trà gừng, thay vào đó sử dụng các loại thảo mộc khác như: bột quế hoặc tinh bột nghệ cũng giúp cơ thể dễ chịu hơn mà không gây ra tình trạng ợ nóng hay tiêu chảy.

Đọc thêm: Đau bụng kinh uống gì? Có được uống cà phê không?

Giảm đau bụng kinh nhờ mẹo dân gian

Một số bài thuốc dân gian như uống nước ấm pha mật ong và gừng hoặc sử dụng lá ngải cứu cũng có thể giúp giảm cơn đau. Gừng có tính chất chống viêm và giúp làm ấm cơ thể, giảm đau bụng kinh, trong khi lá ngải cứu có công dụng điều hòa kinh nguyệt.

Món ăn “trứng chiên với lá ngải cứu” hỗ trợ rất tốt cho tình trạng đau bụng kinh, giàu dinh dưỡng và làm ấm tử cung

Massage nhẹ nhàng ở khu vực bụng dưới

Khi tới ngày “đèn đỏ” mà các chị em đau bụng kinh nhiều, thì các chị em có thể thử làm ấm tay và tiến hành massage nhẹ nhàng quanh vùng bụng dưới. Điều này sẽ giúp làm giãn cơ bụng dưới đang bị căng cứng, nhờ đó hỗ trợ giảm cơn co thắt tử cung một cách hiệu quả. 

Tập luyện thể dục nhẹ nhàng

Nhiều người lầm tưởng rằng, trong những ngày “rụng dâu” thì không nên vận động nhiều. Nhưng theo các chuyên gia y tế khuyến khích trong ngày hành kinh các bạn nên tập luyện các bài tập vừa sức sẽ giúp hỗ trợ xoa dịu cơn đau bụng kinh khá tốt. Y học cổ truyền cũng cho rằng điều này sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc lưu thông khí huyết, làm giảm cơn đau.

Các hoạt động nhẹ như yoga, đi bộ, hoặc bơi lội có thể cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng. Bạn có thể thử các bài tập yoga đặc biệt dành cho việc giảm đau bụng kinh, như tư thế em bé, tư thế mèo và bò, tư thế cây cầu, tư thế xác chết,…

Chế độ ăn uống lành mạnh

Vào những ngày kinh nguyệt ghé thăm, các chị em nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình cũng giúp giảm đau bụng kinh khá hiệu quả. Chị em nên ưu tiên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều nhóm Vitamin B1, B6, E, C, axit béo, kẽm, magie và sắt.

Đồng thời, chị em cũng nên tránh những thức ăn có nhiều gia vị, dầu mỡ, cay nóng. Cũng như nên tránh sử dụng các chất kích thích như: Cà phê, thuốc lá và các chất có cồn cũng có thể gia tăng cơn đau bụng kinh hơn. 

Che-do-an-uong-lanh-manh-de-giam-dau-bung-kinh
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để giảm đau bụng kinh

Trường hợp đau bụng kinh nào cần đi khám?

Đau bụng kinh nguyên phát thường không nghiêm trọng và có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau hoặc sử dụng các biện pháp giảm đau tự nhiên. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Đau bụng kinh dữ dội và kéo dài hơn 2-3 ngày.
  • Cơn đau không giảm dù đã uống thuốc giảm đau.
  • Xuất hiện những triệu chứng bất thường như ra máu nhiều hơn, xuất hiện các cục máu đông lớn, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, ngất xỉu, hoặc sốt.

Đọc thêm: Kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh vón cục có nguy hiểm không?

Đau bụng kinh thứ phát: Loại đau bụng kinh này thường liên quan đến các vấn đề sức khỏe phụ khoa nghiêm trọng như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, hoặc viêm vùng chậu. Vì vậy bạn không thể tự giảm đau tại nhà mà cần đến phòng khám phụ khoa để kiểm tra cụ thể. Chỉ khi điều trị dứt điểm bệnh lý này, các cơn đau bụng mới có thể được giải quyết hoàn toàn.

Dau-bung-kinh-khi-nao-can-di-kham
Đau bụng kinh: Khi nào cần đi khám?

Nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Đau bụng kinh xuất hiện đột ngột và không giống như các chu kỳ trước.
  • Cơn đau không chỉ xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt mà còn ở các thời điểm khác trong chu kỳ.
  • Có tiền sử bệnh phụ khoa hoặc các triệu chứng liên quan như ra máu bất thường, đau khi quan hệ tình dục, hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.

Như vậy chị em đã cùng TIANYIAI tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không và một số biện pháp giảm đau bụng kinh an toàn tại nhà. Khi gặp phải tình trạng đau bụng kinh dữ dội, tốt nhất bạn nên đi đến cơ sở gần nhất để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *