Nhiều chị em vẫn thường loay hoay, lo lắng không biết ngày rụng trứng của mình. Đặc biệt là với những chị em có kinh nguyệt không đều. Việc rối loạn kinh nguyệt sẽ làm cho việc tính ngày càng trở lên khó khăn hơn. Vậy ngày rụng trứng là gì? Cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt không đều như thế nào? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới này nhé!
Ngày rụng trứng là gì?
Thông thường, ngày rụng trứng sẽ đều đặn mỗi tháng đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Mỗi tháng sẽ có một lượng trứng nhất định sẽ được sản sinh ra. Trứng phát triển tới khi trưởng thành, noãn vỡ ra do nội tiết thay đổi đột ngột. Noãn sẽ được đẩy vào ống dẫn trứng. Đây là nơi để tinh trùng gặp trứng và thụ thai.
Tuy nhiên, trứng sẽ bị thoái hóa nếu không gặp tinh trùng, không được thụ thai. Từ đó, tạo nên hiện tượng kinh nguyệt.
Nhiều chị em đặt ra câu hỏi “Ngày rụng trứng là gì?”. Thời gian dễ thụ thai nhất chính là ngày rụng trứng. Bởi vì giai đoạn này nếu quan hệ tình dục tinh trùng có thể gặp trứng. Ngày rụng trứng sẽ vào ngày 14 hoặc 15 của chu kỳ nếu người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 đến 30 ngày.
Tuy nhiên, ngày rụng trứng không phải ai cũng giống nhau. Vì nó còn phụ thuộc theo chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, ngày rụng trứng sẽ có sự chênh lệch với những người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn bình thường.
Vì vậy nếu thường xuyên chú ý đến sự thay đổi của bản thân thì việc nhận biết ngày rụng trứng không khó. Đừng quá lo lắng nếu kinh nguyệt không đều vì trong bài viết này TIANYIAI sẽ hướng dẫn bạn cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt không đều đơn giản nhất!
Đọc thêm: Chậm kinh có sao không? 10 dấu hiệu trễ kinh bạn cần biết
Kinh nguyệt không đều là gì? Nguyên nhân do đâu?
Bình thường, một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 – 35 ngày. Được tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh đến ngày bắt đầu kỳ kinh của chu kỳ tiếp theo. Số ngày hành kinh chính là số ngày âm đạo ra máu, bình thường khoảng 3 – 7 ngày, khoảng 50 – 80ml.
Kinh nguyệt không đều là khi khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt của một phụ nữ không diễn ra đều đặn. Khi chu kỳ kinh nguyệt không đều, khoảng cách giữa các kỳ kinh có thể biến đổi và không theo một quy luật cố định. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể của chu kỳ kinh nguyệt không đều:
- Kinh nguyệt quá thường xuyên hoặc quá thưa: Kinh nguyệt có thể xuất hiện quá gần nhau (dưới 21 ngày) hoặc quá xa nhau (hơn 35 ngày).
- Lượng máu kinh bất thường: Kinh nguyệt có thể ra quá ít hoặc quá nhiều so với bình thường. Một số phụ nữ có thể gặp tình trạng rong kinh (kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày) hoặc cường kinh (lượng máu ra nhiều hơn bình thường).
- Kinh nguyệt không đều đặn: Một số phụ nữ có thể bỏ qua kỳ kinh (vô kinh) hoặc có kỳ kinh đột ngột xuất hiện sau một khoảng thời gian dài không có.
- Kinh nguyệt kéo dài: Kinh nguyệt có thể kéo dài hơn 7 ngày.
- Kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn: Kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn so với chu kỳ bình thường.
Vậy kinh nguyệt không đều là do đâu? Theo các chuyên gia cho biết, hiện tượng kinh nguyệt không đều xuất hiện do hai nguyên nhân chính:
Nguyên nhân khách quan
- Tuổi dậy thì: Khi bước vào độ tuổi này, buồng trứng và cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện, nội tiết tố chưa ổn định làm chi chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Hoạt động thể chất: Tập thể dục quá mức hoặc không đủ có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Vận động viên thường gặp phải tình trạng này do cường độ tập luyện cao.
- Căng thẳng, stress: Ở nữ giới khi bị stress sẽ làm tăng tiết cortisol trong cơ thể. Điều này gây tác động đến sự chuyển hóa insulin, từ đó làm tăng đường huyết. Hiện tượng này làm gián đoạn quá trình rụng trứng và kinh nguyệt.
- Chất kích thích: Khi sử dụng thuốc lá, rượu bia thường xuyên sẽ làm cho sức khỏe bị sa sút nghiêm trọng. Từ đó kéo theo tình trạng kinh nguyệt không đều.
- Mất cân bằng nội tiết tố: Nội tiết tố của nữ giới bao gồm estrogen và progesterone. Khi nội tiết tố bị mất cân bằng sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
- Cân nặng thay đổi: Việc cân nặng bị tăng hay giảm đột ngột có thể khiến nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi. Điều này cũng làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
- Chế độ ăn uống kém: Chế độ ăn uống không cân đối, giảm cân hoặc tăng cân đột ngột có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Thiếu dinh dưỡng hoặc béo phì cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
- Thời kỳ tiền mãn kinh: Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, sự thay đổi hormone có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Mang thai và cho con bú: Mang thai làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt, trong khi cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone prolactin để sản xuất sữa. Đây chính là chất làm chậm quá trình rụng trứng, từ đó khiến cho phụ nữ sau sinh bị mất kinh khoảng 6 tháng.
Đọc thêm: Kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh vón cục có nguy hiểm không?
Nguyên nhân bệnh lý
Nội tiết nữ thay đổi khi cơ thể mắc bất cứ căn bệnh nào ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động ở buồng trứng, vùng dưới đồi, tuyến yên. Từ đó, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều.
Một số căn bệnh gây ảnh hưởng có thể kể đến như: Ung thư cổ tử cung, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), u xơ cổ tử cung,…
Vậy liệu có cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt không đều không? Hay xem phần tiếp theo để có câu trả lời ngay nào!
Cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt không đều
Trên thực tế, một chu kỳ kinh nguyệt tốt nhất là 28 ngày. Từ ngày 11 – 16 là thời điểm dễ thụ thai nhất, ngày rụng trứng rơi vào ngày thứ 14. Tuy nhiên, đối với chị em có kinh nguyệt không đều thì ngày rụng trứng không cố định.
Theo y học, ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 tính lùi từ ngày cuối chu kỳ. Thời điểm dễ thụ thai tính từ ngày rụng trứng rồi cộng hoặc trừ thêm 3 – 5 ngày trước và sau đó. Có thể chia làm 3 nhóm chính và áp dụng cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt không đều:
1. Chu kỳ 26 – 30 ngày
Nữ giới có chu kỳ từ 26 – 30 ngày có thể chia làm hai mốc thời gian để tính ngày rụng trứng:
- Chu kỳ 26 ngày: Thời điểm rụng trứng sẽ ở ngày thứ 12 = 26 – 14 của chu kỳ và khả năng thụ thai cao vào khoảng ngày thứ 9 – 15 của chu kỳ.
- Chu kỳ 30 ngày: Thời điểm rụng trứng sẽ ở ngày thứ 16 = 30 – 14 của chu kỳ và khả năng thụ thai cao vào khoảng ngày thứ 13 – 19 của chu kỳ.
Kết hợp cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều thuộc chu kỳ 26 – 30 ngày. Ta có thể tính ngày rụng trứng sẽ nằm trong khoảng ngày thứ 12 – 16 của chu kỳ và thời điểm dễ thụ thai từ ngày 9 – 19 của chu kỳ.
2. Chu kỳ 32 ngày
Cũng tương tự như trên, ngày rụng trứng chính là ngày 14 tính lùi từ ngày cuối chu kỳ. Nghĩa là, chu kỳ 32 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày 18 = 32 – 14 của chu kỳ và thời điểm dễ thụ thai rơi vào khoảng ngày 15 – 21 của chu kỳ.
Bạn cũng có thể tính ngày rụng trứng dựa trên cột mốc của chu kỳ chuẩn 28 ngày. Nếu chu kỳ kinh tăng thêm 1 ngày thì ngày rụng trứng tăng thêm 1 ngày. Nếu chu kỳ kinh giảm 1 ngày thì ngày rụng trứng giảm một ngày.
Chu kỳ của bạn là 32 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 18 = 14 + 4 của chu kỳ, thời điểm dễ thụ thai khoảng từ ngày 15 – 20 của chu kỳ.
3. Chu kỳ 35 – 40 ngày
Tương tự như với chu kỳ 26 – 30 ngày, ta cũng chia làm hai mốc:
- Chu kỳ 35 ngày: Thời điểm rụng trứng vào ngày 21 = 35 – 14 của chu kỳ, khả năng thụ thai cao vào ngày 18 – 24 của chu kỳ.
- Chu kỳ 40 ngày: Thời điểm rụng trứng vào ngày 26 = 40 – 14 của chu kỳ, khả năng thụ thai cao vào ngày 23 – 29 của chu kỳ.
Kết hợp lại, ta có thể tính được ngày rụng trứng của người có chu kỳ 35 – 40 ngày. Sẽ vào khoảng ngày 21 – 26, thời điểm dễ thụ thai vào ngày 18 – 29 của chu kỳ.
Những dấu hiệu biểu hiện ngày rụng trứng sắp đến
Việc nắm được những dấu hiệu của ngày rụng trứng sẽ giúp cho chị em dễ dàng phát hiện ngày rụng trứng. Chị em có thể tham khảo một số dấu hiệu nổi bật dưới đây:
1. Cổ tử cung xuất hiện dịch nhầy
Đây là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của ngày rụng trứng. Khi đến ngày rụng trứng, cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi, chất nhầy cổ tử cung sẽ ra nhiều hơn. Dịch này có màu như lòng trắng trứng và dính trên quần lót.
Nhiều người thắc mắc không biết vì sao cổ tử cung lại có dịch nhầy. Theo nghiên cứu, chất nhầy tiết ra nhiều để hỗ trợ việc thụ thai thuận lợi hơn. Cổ tử cung tiết ra chất nhầy sẽ giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng, gặp được trứng và tăng tỷ lệ thụ thai
2. Bụng dưới căng tức
Một trong những dấu hiệu cho chị em biết rằng trứng sắp rụng là bụng dưới căng tức. Khi đóm cùng bụng dưới hoặc vùng chậu thường có cảm giác đau nhẹ.
Bạn cũng không được chủ quan dù là hiện tượng bình thường. Hãy đến cơ sở y tế thăm khám nếu thấy dấu hiệu kéo dài và nặng hơn.
3. Căng tức ngực
Chị em sẽ thấy ngực và núm vú căng tức khi đến ngày rụng trứng. Bưởi vì khi đến ngày rụng trứng, để chuẩn bị cho quá trình thụ thai, nồng độ hormone progesterone sẽ tăng lên. Điều này khiến cho bầu ngực chị em bị căng tức.
4. Nhu cầu ham muốn tình dục tăng
Nhu cầu ham muốn tình dục cao hơn bình thường khi phụ nữ khi đến ngày rụng trứng. Bởi vì, trong thời gian rụng trứng nội tiết tố tăng lên khiến chị em có nhu cầu ham muốn tình dục.
Đọc thêm: Đau bụng kinh uống gì? Có được uống cà phê không?
Cách xác định ngày rụng trứng chính xác nhất cho chị em
Bên cạnh những câu hỏi về ngày rụng trứng. Việc xác định ngày rụng trứng một cách chính xác nhất cũng được nhiều chị em quan tâm. Các chị em có thể áp dụng 3 cách dưới đây để xác định ngày rụng trứng của mình:
- Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt
Đây là cách được nhiều chị em áp dụng và truyền tai nhau nhiều nhất. Cách này chỉ mang tính chất tham khảo vì chu kỳ mỗi người là khác nhau. Những người có chu kỳ không đều thì rất khó áp dụng phương pháp này.
- Dựa vào que thử rụng trứng
Đây cũng là cách được nhiều chị em áp dụng để xác định ngày rụng trứng. Que thử này có thể kiểm tra lượng LH trong nước tiểu và cho biết ngày trứng rụng.
- Siêu âm noãn
Đây là cách xác định ngày rụng trứng chính xác nhất. Với những chị em hiếm muộn muốn có con nên áp dụng thử cách này để tăng khả năng tinh trùng gặp trứng.
Đọc thêm: Tổng hợp cách để kinh nguyệt đến sớm, đến tháng sớm có sao không?
Uống gì để điều hoà chu kỳ kinh nguyệt?
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mang thai cũng như tính ngày rụng trứng chính xác nhất, chị em có thể bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt đến từ thương hiệu nổi tiếng tại Đài Loan – TIANYIAI.
Thảo Mộc Thư Tiêm – Tinh chất điều hoà trong kỳ kinh nguyệt
Với thành phần chính từ các loại thảo dược như đương quy, xuyên khung, xích thược và ích mẫu,…Tinh chất Thư Tiêm hỗ trợ hiệu quả trong việc điều hoà kinh nguyệt, giảm thiểu sự khó chịu trong kỳ kinh, và giúp kinh nguyệt diễn ra đều đặn.
Sản phẩm còn chứa nước quả mọng cô đặc và chiết xuất hoa hướng dương, giúp hỗ trợ trao đổi chất, đốt cháy chất béo, và mang lại làn da trẻ trung, sáng mịn. Hương vị chua ngọt, thơm ngon của tinh chất Thư Tiêm không chỉ dễ uống mà còn giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất cần thiết.
Lưu ý: Nên sử dụng Thư Tiêm từ ngày thứ 2 của kỳ kinh nguyệt và kéo dài trong 5 ngày.
Thảo Mộc Mỹ Nghiên – Tinh chất điều hoà trước và sau kỳ kinh nguyệt
Sau khi kỳ kinh kết thúc, tinh chất Mỹ Nghiên là sự lựa chọn hoàn hảo để tiếp tục duy trì sự cân bằng nội tiết và cải thiện sức khỏe tổng thể. Với sự kết hợp của các thảo dược như đương quy, xuyên khung, hoàng kỳ, thục địa và nhân sâm,…Tinh chất Mỹ Nghiên không chỉ hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt mà còn tăng cường dưỡng ẩm, giúp da hồng hào, tươi sáng.
Đặc biệt, chiết xuất Pleurotus citrinopileatus chứa Ceramide giúp cải thiện độ đàn hồi và làm dịu làn da xỉn màu. Sử dụng tinh chất Mỹ Nghiên hai lần mỗi ngày sau bữa sáng và bữa trưa trong 5 ngày liên tục, và có thể tăng cường sử dụng trước khi kỳ kinh nguyệt đến 1 tuần để đạt hiệu quả tối ưu.
>> Mua bộ đôi điều hoà kinh nguyệt toàn diện tại đây!
Như vậy, chị em đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về cách tính ngày rụng trứng cho kinh nguyệt không đều. Hy vọng rằng, qua bài viết trên sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề ngày rụng trứng, từ đó hiểu rõ sức khoẻ sinh sản của mình để chuẩn bị tốt cho hành trình mang thai sắp tới nhé!