fbpx
Noi-me-day-sau-sinh
Nguyen-dao-ngoc-thuyet

Bác sĩ Nguyễn Đào Ngọc Thuyết

Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành y học cổ truyền 

Nổi mề đay sau sinh mổ không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần của người mẹ. Vậy nguyên nhân nổi mề đay sau sinh là gì? Bệnh này có tự khỏi không? Điều trị như thế nào? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng như thế nào? 

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng da bị kích ứng, xuất hiện các mảng, ban đỏ hoặc hồng, gây ngứa và khó chịu. Đây là vấn đề phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh con, do cơ thể phải trải qua nhiều thay đổi lớn về nội tiết tố và hệ miễn dịch.

Hiện tại vẫn chưa có một thời gian cụ thể để biết được bao lâu thì các cơ quan trong cơ thể trở lại như trước khi mang thai, nhưng giai đoạn này sẽ thường kéo dài 6 – 12 tuần sau sinh.

Hinh-anh-noi-me-day-sau-sinh
Hình ảnh nổi mề đay sau sinh

Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến cho mẹ bị nổi mẩn ngứa sau khi sinh:

1. Thay đổi nội tiết tố

Sau khi sinh con, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi đột ngột. Sự biến đổi này có thể làm mất cân bằng hệ thống miễn dịch và gây ra các phản ứng dị ứng, dẫn đến nổi mề đay. Hormone estrogen và progesterone giảm mạnh, gây ra những biến đổi trong cấu trúc da và làm da dễ bị kích ứng.

2. Hệ miễn dịch thích nghi

Trong suốt giai đoạn mang thai và sau khi sinh, hệ miễn dịch của phụ nữ thường phải thay đổi để thích nghi, tránh phản ứng phản vệ từ phía bào thai. Khi sinh con xong, hệ miễn dịch cần một thời gian để phục hồi, trong khi đó, cơ thể lại trở nên dễ bị các yếu tố bên ngoài tấn công, dẫn đến các phản ứng dị ứng như nổi mề đay.

3. Căng thẳng và áp lực tâm lý

Trải qua giai đoạn sinh nở và chăm sóc em bé mới sinh, phụ nữ thường phải đối mặt với cảm giác căng thẳng và áp lực tâm lý. Các tình trạng này có thể kéo dài sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng khả năng dị ứng của cơ thể.

4. Dị ứng thực phẩm và thuốc

Phụ nữ sau khi sinh em bé thường trở nên nhạy cảm hơn đối với một số loại thực phẩm và thuốc. Dị ứng với các thành phần như hải sản, sữa, trứng, hoặc một số loại thuốc có thể gây ra phản ứng dị ứng và gây ra nổi mề đay.

Đọc thêm: Bà đẻ ăn gì để nhiều sữa, uống gì để nhiều sữa?

Những dấu hiệu nhận biết nổi mề đay sau khi sinh

Nhận biết các dấu hiệu của nổi mề đay sau sinh là rất quan trọng để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp:

  • Ngứa: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất. Ngứa có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và có thể gây khó chịu, làm gián đoạn giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày.
  • Xuất hiện các ban, mảng đỏ: Những sang thương này thường có kích thước và hình dạng khác nhau, có thể nhỏ hoặc lớn và có màu đỏ hoặc hồng. Khi làm căng da vùng mảng ban đỏ, ban đỏ sẽ biến mất.
  • Phát ban: Phát ban có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở cánh tay, chân, bụng và lưng.
  • Xuất hiện và biến mất nhanh chóng: Các triệu chứng của nổi mề đay thường xuất hiện và biến mất nhanh chóng trong vòng vài giờ, nhưng có thể tái phát trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tuần.
  • Rỉ dịch và trầy xước do cào gãi: Cảm giác ngứa ngáy liên tục khiến người bệnh cào gãi liên tục, dẫn đến tổn thương da và rỉ dịch từ các vùng da bị trầy xước.

Noi-me-day-sau-sinh-gay-tray-xuoc-da

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Có tự khỏi không?

Thời gian nổi mề đay sau sinh mổ kéo dài bao lâu có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian hồi phục: 

Yếu tố cơ địa

Đối với các bà mẹ có sức đề kháng tốt, triệu chứng có thể giảm nhanh chóng, đôi khi chỉ sau vài giờ mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên với những người có cơ địa nhạy cảm thường mất nhiều thời gian hồi phục hơn khi bị nổi mề đay sau sinh.

Nếu nguyên nhân nổi mề đay sau sinh là do sự thay đổi nội tiết tố, tình trạng này sẽ giảm dần khi cơ thể cân bằng hormone (thường từ vài tuần đến vài tháng). Còn nếu là do dị ứng thực phẩm hoặc thuốc thì tình trạng này sẽ kéo dài đến khi loại bỏ hoàn toàn yếu tố gây dị ứng.

Mức độ nghiêm trọng

Các đợt mề đay cấp tính thường kéo dài khoảng 2-3 ngày nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đối với mề đay mạn tính, tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 tháng để thấy sự thuyên giảm.

Nếu việc điều trị không được tiến hành sớm, thời gian để tình trạng này chấm dứt có thể kéo dài tới 4-6 tháng.

Yếu tố dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nổi mề đay, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh. Nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh xa các thực phẩm dễ gây dị ứng, cũng như duy trì lối sống lành mạnh và tránh những thói quen xấu, thời gian hồi phục sẽ được rút ngắn đáng kể.

Tranh-xa-nhung-thuc-pham-de-gay-di-ung
Một số thực phẩm dễ gây dị ứng mẹ nên tránh xa

Yếu tố tâm lý

Tâm lý không ổn định, căng thẳng, và stress có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và đào thải độc tố của cơ thể. Điều này khiến tình trạng bệnh kéo dài và dễ tái phát. Do đó, các bà mẹ cần tìm cách giảm stress và duy trì tinh thần thoải mái để hạn chế nổi mề đay sau sinh.

Bị nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm cho mẹ và bé không?

Thông thường nổi mề đay sau sinh mổ thường không quá nguy hiểm, vì các triệu chứng thường lành tính và có thể tự thuyên giảm. Tuy nhiên, các cơn ngứa ngáy và khó chịu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ.

Ảnh hưởng đến mẹ:

  • Gây ngứa ngáy ngoài da: Gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Mất ngủ và suy nhược: Ngứa liên tục có thể khiến mẹ mất ngủ, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và suy nhược cơ thể.
  • Khiến da bị tổn thương: Việc gãi liên tục có thể gây trầy xước, tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Cảm giác ngứa ngáy kéo dài có thể làm mẹ dễ bực bội, cáu gắt.
  • Gây suy giảm chất lượng sữa: Sức khỏe kém và stress có thể làm giảm lượng sữa và chất lượng sữa mẹ.
  • Nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng: Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phù mạch, tụt huyết áp, co thắt thanh quản, khó thở, suy tuần hoàn, và thậm chí sốc phản vệ, đe dọa tính mạng.

Ảnh hưởng đến em bé:

  • Gây ra tình trạng thiếu sữa: Nếu mẹ ít sữa, trẻ có thể không được bú đủ no, ảnh hưởng đến sự phát triển.
  • Khiến trẻ bị dị ứng thông qua sữa mẹ: Sữa mẹ có thể chứa dị nguyên gây nổi mề đay, khiến trẻ cũng bị ảnh hưởng.
  • Việc chăm sóc trẻ bị gián đoạn: Mẹ mệt mỏi do bệnh cũng có thể làm gián đoạn việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

Có thể thấy, nổi mề đay sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con. Vì vậy nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Cách chữa nổi mề đay sau sinh

Khi bị nổi mề đay sau sinh mổ, việc điều trị sớm là cực kỳ quan trọng để giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa những biến chứng.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, dưới đây là một số cách điều trị nổi mề đay sau sinh:

Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng thuốc

Thuốc kháng histamin – loại thuốc thường được sử dụng nhất để điều trị nổi mề đay. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamin, một chất hóa học trong cơ thể gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa và phù.

Các loại thuốc kháng histamin phổ biến bao gồm:

  • Diphenhydramine: Thường được sử dụng để giảm ngứa và sưng nhanh chóng. Tuy nhiên, nó có thể gây buồn ngủ và không nên dùng khi cần sự tỉnh táo.
  • Loratadine: Một lựa chọn không gây buồn ngủ, phù hợp cho những người cần giữ sự tỉnh táo trong ngày.
  • Cetirizine: Loại thuốc này ít gây buồn ngủ và có hiệu quả kéo dài trong 24 giờ.

Trong các trường hợp nổi mề đay nghiêm trọng và kéo dài, bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid để giảm viêm và sưng. Các loại corticosteroid có thể được sử dụng dưới dạng kem bôi ngoài da, thuốc uống, hoặc tiêm.

Lưu ý: Việc sử dụng corticosteroid cần được kiểm soát chặt chẽ do nguy cơ tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng trong thời gian dài.

Nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để kiểm soát tình trạng mề đay. Tuy nhiên, chúng có thể có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết.

Đọc thêm: Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết? Cách tống sản dịch sau sinh

Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng phương pháp tự nhiên

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị nổi mề đay sau sinh như đã kể trên, các mẹ cũng có thể áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà an toàn và ít tác dụng phụ. Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp làm dịu da và giảm ngứa:

1. Tắm bằng nước muối ấm

Tắm bằng nước muối ấm là một trong những phương pháp hiệu quả để giảm ngứa và phù do mề đay. Muối có tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp làm sạch da và giảm tình trạng viêm nhiễm. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Hòa tan khoảng 1-2 chén muối biển vào bồn tắm đầy nước ấm.
  • Cách thực hiện: Ngâm mình trong nước muối ấm khoảng 15-20 phút, tập trung vào các khu vực bị mề đay. Sau đó, lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn mềm.

Lưu ý: Không nên tắm nước quá nóng, vì nhiệt độ cao có thể làm da thêm kích ứng.

2. Sử dụng gel nha đam

Nha đam (lô hội) là một nguyên liệu tự nhiên nổi tiếng với tính năng làm dịu da và kháng viêm. Bởi vì nha đam tươi khá khó bào chế, cũng rất dễ gây kích ứng cho da nên chị em có thể sử dụng các loại gel có chiết xuất nha đam. Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị: Chọn các loại gel có thành phần nha đam tinh khiết.
  • Cách thực hiện: Thoa gel nha đam trực tiếp lên vùng da bị mề đay. Để gel khô tự nhiên trên da trong khoảng 20-30 phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm.
Dieu-tri-noi-me-day-sau-sinh-bang-nha-dam
Điều trị nổi mề đay sau sinh bằng nha đam

Tắm với nước mướp đắng

Mướp đắng là một loại quả dây leo rất thường gặp ở Việt Nam. Đây là một loại chưa nhiều thành phần kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, giúp làm dịu da. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Vài quả mướp đắng tươi, một ít muối và nước.
  • Cách thực hiện: Thái lát mướp đắng rồi nấu cùng nước và muối hạt để tắm. Tắm hoặc dùng khăn lau ít nhất 2 lần/ngày.

4. Sử dụng bột yến mạch

Bột yến mạch có khả năng làm dịu da và giảm ngứa do mề đay, một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Cách sử dụng như sau:

  • Chuẩn bị: Xay nhuyễn một chén yến mạch thành bột mịn.
  • Cách thực hiện: Hòa bột yến mạch vào bồn tắm nước ấm và ngâm mình trong khoảng 15-20 phút. Bột yến mạch sẽ giúp làm dịu các triệu chứng ngứa và khô da.

Lưu ý: Sau khi tắm, mẹ nên lau khô da nhẹ nhàng và thoa kem dưỡng ẩm để giữ da mềm mại.

5. Uống trà thảo dược

Một số loại trà thảo dược có tác dụng kháng viêm và giảm ngứa như trà cam thảo, trà gừng hoặc trà bạc hà. Các mẹ sau sinh có thể uống trà thảo dược hàng ngày để giúp làm dịu các triệu chứng mề đay từ bên trong. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Chọn loại thảo dược yêu thích và pha trà theo hướng dẫn.
  • Cách thực hiện: Uống 1-2 tách trà thảo dược mỗi ngày để hỗ trợ quá trình điều trị mề đay.

Lưu ý: Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào để đảm bảo an toàn.

Đọc thêm: Sau sinh kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân và giải pháp

Dieu-tri-noi-me-day-sau-sinh-mo-bang-tra-thao-duoc

Cách phòng tránh nổi mề đay sau sinh

Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ bỉm khỏe mạnh và hạn chế tối đa những triệu chứng khó chịu của nổi mề đay sau sinh:

  • Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi: Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể. Ngoài ra mẹ cũng nên bổ sung các loại hạt, cá, thịt gà, và đậu để đảm bảo cung cấp đủ protein và các dưỡng chất cần thiết.
  • Hạn chế thực phẩm gây dị ứng: Tránh các thực phẩm như hải sản, sữa, trứng nếu bạn biết mình dị ứng với chúng.
  • Uống đủ nước: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho da và hỗ trợ các chức năng cơ thể.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Sử dụng các loại thực phẩm chức năng giàu vitamin C, vitamin D, và kẽm để hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Tắm rửa thường xuyên: Sử dụng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, không chứa hương liệu và hóa chất để tránh kích ứng da. Đảm bảo quần áo luôn khô ráo và sạch sẽ bằng cách thay thường xuyên, đặc biệt là khi ra mồ hôi nhiều.
  • Thực hiện các bài tập thư giãn: Yoga, thiền, và hít thở sâu giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
  • Tránh lo lắng quá mức: Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để cơ thể hồi phục đồng thời chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái với người thân để giảm bớt áp lực.

Đọc thêm: Sau sinh nên ăn trái cây gì? Những lưu ý về dinh dưỡng sau sinh

Nổi mề đay sau sinh là một tình trạng phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả. TIANYIAI hy vọng rằng bài viết này đã mang đến cho mẹ những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách phòng tránh nổi mề đay sau sinh mổ. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và xinh đẹp nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *