✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
“Không biết là nên ở cữ tại bệnh viện? Hay là đến trung tâm ở cữ? Hay là ở nhà để mẹ chồng chăm sóc thì tốt hơn?” Chắc chắn rằng các bà mẹ không chỉ phải suy nghĩ về những điều này, mà còn băn khoăn không biết nên ở cữ bao nhiêu ngày là tốt? Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết? Cách tống sản dịch sau sinh là gì? Bài viết dưới đây TIANYIAI sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này cho bạn.
Mục lục
ToggleNếu chăm sóc tốt khi ở cữ, các vấn đề phụ khoa cũng sẽ được cải thiện?
Từ việc ăn gì, uống gì, tập thói quen sinh hoạt tốt, ngủ đủ giấc, tất cả mọi thứ đều là những việc cần làm khi ở cữ.
Thông thường, các bà mẹ sau khi ở cữ xong sẽ rất ngạc nhiên khi thấy cơ thể của mình đã trở nên khoẻ mạnh hơn, tay chân không còn lạnh nữa, mắt sáng hơn, đầu óc sảng khoái hẳn lên.
Nhiều bà mẹ cho biết, trước đây hay bị kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh, sau khi ở cữ đã khỏi hẳn mà không cần dùng thuốc. Vì vậy, nếu bạn có thể kiên trì và nắm bắt đúng khái niệm ở cữ, chắc chắn sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn!
Ở cữ nhất định chỉ có 30 ngày sao?
Trên thực tế, cho dù bạn ở cữ tại nhà hay đến trung tâm ở cữ (*), nếu tiếp tục điều tiết sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, thì việc kéo dài thời gian ở cữ lên 40 ngày hoặc thậm chí 60 ngày sẽ khiến quá trình cải thiện sức khoẻ của bạn trở nên hoàn thiện hơn.
(*) Dịch vụ chăm sóc bà mẹ và em bé sơ sinh, thường được gọi là trung tâm ở cữ, đang phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan và một số nước phát triển khác. Tuy nhiên, loại hình dịch vụ này vẫn chưa được phổ biến tại Việt Nam.
Đọc thêm: Sau sinh nên ăn trái cây gì? 4 thực đơn tẩm bổ Đông y khuyên dùng khi ở cữ
Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết?
Sản dịch là gì?
Sau khi sinh, phụ nữ sẽ gặp hiện tượng xuất tiết âm đạo sau sinh, sản phẩm xuất tiết này gọi là sản dịch (lochia). Sản dịch sau sinh là một phần tự nhiên của quá trình phục hồi sau khi sinh, nhưng nó có thể gây bất ngờ đối với những người không biết nó sẽ kéo dài bao lâu.
Sản dịch là hỗn hợp của máu, biểu mô cùng với các chất khác từ tử cung sau khi sinh. Đây là cách tự nhiên của cơ thể loại bỏ các chất cần thiết để giữ cho tử cung khỏe mạnh và phục hồi.
Quá trình sản dịch sau sinh diễn ra như thế nào?
Thời gian sản dịch sau sinh kéo dài có thể thay đổi tuỳ thể trạng và tình hình sức khoẻ của mỗi người, nhưng thường kéo dài từ 2-6 tuần sau khi sinh. Màu sắc, mùi của sản dịch cũng sẽ thay đổi theo thời gian, từ màu đỏ tươi trong những ngày đầu tiên sau khi sinh đến màu nâu hoặc trắng sau một vài tuần.
Sản dịch bất thường
Trong quá trình sản dịch, hãy quan sát sự thay đổi của nó. Nếu bạn phát hiện ra một lượng máu lớn, mùi hôi hoặc sốt, đây là hiện tượng bất thường của sản dịch sau sinh, hãy đi khám để nhận được sự tư vấn kịp thời của bác sĩ.
Đọc thêm: Progesterone là gì? 6 cách bổ sung progesterone cho cơ thể
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
5 cách tống sản dịch sau sinh hiệu quả
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Bạn nên thay băng vệ sinh sau mỗi 3 giờ và vệ sinh vùng kín bằng nước ấm sau mỗi lần thay. Nên sử dụng nước đã được đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn betadine pha loãng để vệ sinh.
Vận động và nghỉ ngơi thích hợp
Dù cần thời gian nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng sau sinh, bạn không nên nằm liên tục. Bạn nên cử động chân tay nhẹ nhàng trước khi ngồi dậy và vận động nhẹ nhàng khi đã hồi phục đủ năng lượng.
Cho bé bú thường xuyên
Cho bé bú sớm không chỉ giúp tăng sức đề kháng cho bé mà còn giúp tử cung của mẹ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ băng huyết. Việc bú mút vú của trẻ giúp tăng co hồi tử cung (tử cung co lại về hình dạng ban đầu và co thắt đẩy sản dịch ra ngoài).
Ăn rau ngót
Theo Sở y tế tỉnh Nam Định, rau ngót được coi là một thực phẩm giúp thanh nhiệt cơ thể, cải thiện sữa mẹ, và là cách tống sản dịch sau sinh nhanh chóng. Bạn có thể xay rau ngót với một ít muối và nước để uống mỗi ngày, hoặc ăn canh rau ngót hàng ngày.
Xông hơi vùng kín
Xông hơi vùng kín là một trong những cách tống sản dịch sau sinh được nhiều người sử dụng vì không chỉ dễ thực hiện mà còn giúp làm sạch âm đạo và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, bạn cần tránh một số sai lầm sau sinh như nằm gác chân lên nhau (có thể ngăn sản dịch thoát ra ngoài), hay nịt bụng quá chặt (có thể làm thay đổi vị trí của cơ quan sinh sản, gây ảnh hưởng tới việc sản dịch thoát ra ngoài). Nếu tình trạng ra sản dịch kéo dài, bạn cần thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử trí phù hợp.
Ngoài ra, Đông y còn có nhiều liệu pháp đặc trị khác, dùng để điều hòa khí huyết sau khi sinh nhằm làm thông khí huyết, thông kinh mà không ảnh hưởng đến việc cho con bú của mẹ. Cụ thể như day huyệt Tam âm giao, cứu ấm huyệt Quan nguyên.
Đọc thêm: Bà đẻ ăn gì để nhiều sữa, uống gì để nhiều sữa? 5 loại đồ uống bạn nên uống khi ở cữ
3 kiểu mẹ bầu cần duy trì chăm sóc và điều tiết
Đối tượng 1: Người có thể trạng yếu
Những bà mẹ có thể trạng không tốt như hen suyễn, dị ứng, thiếu máu, bệnh mãn tính,…có thể hồi phục sau thời gian ở cữ lâu hơn và có nhiều năng lượng hơn để chăm sóc con cái. Lúc này chế độ ăn uống và thuốc bổ là rất quan trọng, có thể sử dụng các sản phẩm bồi bổ để cải thiện sức khoẻ.
Đối tượng 2: Người có thể trạng yếu, thói quen sinh hoạt không tốt
Những người có thói quen sinh hoạt không tốt khi còn trẻ như: thích thức khuya, làm việc mệt mỏi, hay để bụng đói, thích ăn vặt, giảm cân và ăn kiêng, có thể nhân cơ hội trong thời gian ở cữ điều chỉnh lại một lối sống tốt hơn. Tốt nhất các mẹ nên có chế độ ăn uống điều độ và đủ chất, ngủ nghỉ điều độ, ăn uống lành mạnh kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm bồi bổ cho cơ thể.
Đối tượng 3: Các bà mẹ muốn sinh bé thứ 2
“Sinh con già thêm chục tuổi” thực sự không hề nói ngoa, nên nếu có thể ở cữ hơn 40 ngày, nhất là các mẹ đang muốn sinh bé thứ 2 thì hãy tranh thủ thời gian ở cữ để chăm sóc cơ thể thật tốt nhé, khi sinh em bé thứ 2 chắc chắn sẽ rất thuận lợi.
Sau sinh bao lâu thì được tắm gội?
Hầu hết mọi người khi nghĩ đến ở cữ, họ đều nghĩ đến “không được tắm, không được gội đầu và phải nịt bụng”,…nhưng những quan niệm ở cữ này đã lỗi thời từ lâu và bác sĩ cũng khuyên rằng không nên quá cứng nhắc tuân thủ theo những quan niệm đó. Ngoài việc đai bụng giúp cố định các cơ quan nội tạng như tử cung, bàng quang, thì các mẹ cũng có thể gội đầu, tắm rửa bình thường miễn là nhớ sấy khô tóc và lau khô người để giữ ấm, tất cả đều không có vấn đề gì.
Tại sao thời xưa thai phụ thường không được tắm và gội đầu?
Bởi vì thời xưa không có nước nóng, không có máy sấy tóc, cũng không có máy sưởi, cho nên các bà mẹ thường không tắm rửa và gội đầu vì sợ bị cảm lạnh, nhưng vẫn dùng nước nóng để lau cơ thể, chải đầu và xoa bóp da đầu cho tóc khỏe, sạch sẽ.
Chính vì vậy, trong thời gian ở cữ, bạn nên chọn những thực phẩm có tính ấm, các loại canh lợi sữa, mới có thể giúp bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng hơn khi vừa làm việc vừa chăm sóc em bé.
Đọc thêm: Sau sinh kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân và giải pháp
Như vậy quý độc giả đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về sản dịch sau sinh bao lâu thì hết? và 5 cách tống sản dịch sau sinh cực kỳ hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho những mẹ bỉm mới sinh em bé nhé!