✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành y học cổ truyền
Hiện nay, rất nhiều trường hợp buộc phải đình chỉ thai nghén do vỡ kế hoạch, mẹ mắc những bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim, bệnh thận, thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Nhưng nhiều mẹ vẫn thắc mắc không biết có những phương pháp phá thai nào? Phá thai 2 tháng tuổi hết bao nhiêu tiền? Có để lại biến chứng gì nguy hiểm không? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
ToggleTìm hiểu chung về phá thai
Phá thai là chấm dứt một quá trình thai nghén bằng cách loại bỏ phôi thai hoặc lấy thai ra khỏi buồng tử cung của người mẹ trước kỳ sinh nở. Đây là giải pháp được chỉ định trong những trường hợp thai ngoài ý muốn hoặc thai phụ mắc những bệnh phụ khoa nguy hiểm không thể tiếp tục mang thai.
Đa số những nguyên nhân dẫn đến phá phai là do người mẹ chưa có kế hoạch mang thai trong một số hoàn cảnh như sau:
- Người mẹ chưa đủ tuổi hoặc chưa đủ trưởng thành để mang thai
- Người mẹ mang thai ngoài ý muốn do các kế hoạch trong cuộc sống như đi học, du học, hoặc sinh con thứ 3,…
- Một số nguyên nhân khác bất đắc dĩ bắt buộc cần phải phá thai như bị xâm hại tình dục.
- Thai phụ mắc bệnh mà nếu mang thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Thai nhi sau khi được thăm khám và sàng lọc thì được bác sĩ chẩn đoán mắc những dị tật bẩm sinh, bệnh di truyền,…
Tất cả những nguyên nhân trên đều xuất phát từ việc không áp dụng hoặc áp dụng không hiệu quả những biện pháp tránh thai an toàn: Không sử dụng biện pháp tránh thai nào, dùng bao cao su không đúng cách, vòng tránh thai bị quá thời hạn, vòng tránh thai, que cấy không đủ tiêu chuẩn để tránh thai.
Theo những bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện nay với sự phát triển của y học, những phương pháp phá thai được cải thiện và giảm thiểu tối đa nguy cơ gây biến chứng cho mẹ. Trước khi tìm hiểu về phá thai 2 tháng tuổi hết bao nhiêu tiền, mẹ cần nắm được 3 phương pháp phá thai phổ biến hiện nay, đó là:
Phá thai bằng phương pháp nội khoa
Phá thai nội khoa – phá thai bằng thuốc, tức là sử dụng thuốc để gây sảy thai giống cơ chế sảy thai tự nhiên mà không cần phải can thiệp thủ thuật vào buồng tử cung. Điều này sẽ giúp cho mẹ giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng và thủng lòng tử cung.
Tuy nhiên, phương pháp phá thai bằng thuốc này áp dụng với những thai nhỏ khoảng 4-7 tuần tuổi, khi phôi thai đã di chuyển vào buồng tử cung, thai phụ không nằm trong những nhóm chống chỉ định như thiếu máu, rối loạn đông máu, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc phá thai.
Đối với thai lớn hơn từ 9-12 tuần vẫn có thể sử dụng phương pháp này, nhưng tỷ lệ thành công giảm, có thể phải kết hợp thêm việc sử dụng thủ thuật mới đảm bảo thành công.
Đọc thêm: Phá thai bằng thuốc ra cục thịt có nguy hiểm hay không?
Hút thai chân không
Đây là phương pháp phá thai ngoại khoa, bác sĩ sử dụng một dụng cụ hút chuyên dụng đi qua cổ tử cung vào buồng tử cung, khi này thông qua lực hút chân không để hút thai ra ngoài.
Phương pháp hút thai chân không này thường được chỉ định đối với thai nhi ở tuần từ 6-12 tuần tuổi, thai đã nằm trong tử cung và mẹ không nằm trong nhóm chống chỉ định.
Đây là phương pháp phá thai có sử dụng những dụng cụ đưa vào buồng tử cung nên chỉ được thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín, chất lượng được bộ y tế đảm bảo cấp phép, tránh những biến chứng như băng huyết, nhiễm trùng hoặc thủng tử cung.
Nong nạo phá thai
Phương pháp nong nạo gắp thai là một phương pháp phá thai ngoại khoa, thường được chỉ định ở những trường hợp thai nhi đã lớn từ 13-18 tuần tuổi. Bác sĩ sẽ chuẩn bị làm mở cổ tử cung bằng misoprostol kết hợp nong cổ tử cung, sau đó sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để hút và gắp lấy thai ra ngoài.
Trong những phương pháp phá thai hiện nay, đây là phương pháp gây ra nhiều đau đớn và tiềm ẩn rất nhiều biến chứng đến sức khỏe sinh sản sau này của phụ nữ. Chính vì thế, khuyến cáo chị em chỉ nên thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, trực tiếp bởi bác sĩ sản phụ khoa chuyên môn cao, tay nghề vững vàng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người mẹ.
Đọc thêm: Nạo và hút thai khác nhau thế nào? Sau hút thai bao lâu thì tử cung hồi phục?
Phá thai có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không?
Việc nạo phá thai có ảnh hưởng gì không là thắc mắc của rất nhiều chị em khi tìm hiểu về vấn đề này. Bác sĩ chuyên khoa sản cho biết, khi nạo phá thai có can thiệp trực tiếp vào buồng tử cung, do vậy tồn tại rất nhiều nguy cơ tổn thương tử cung, thủng tử cung, tổn thương các tạng trong ổ bụng, băng huyết, nhiễm khuẩn,…Có một số trường hợp có thể gây dính buồng tử cung hoặc viêm ứ dịch tai vòi ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai và sinh con trong tương lai.
Nhiều bạn trẻ chỉ quan tâm phá thai 2 tháng tuổi hết bao nhiêu tiền mà không biết rằng phá thai quá sớm ở độ tuổi vị thành niên sẽ tăng nguy cơ gặp những biến chứng sau này. Chỉ những trường hợp bất đắc dĩ không thể giữ được thai thì mới quyết định chấm dứt thai kỳ để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm về sau.
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Những biến chứng sau khi nạo phá thai
Những biến chứng rất hay gặp sau khi phá thai phải kể đến như sau:
Phá thai nội khoa
Sau khi phá thai nội khoa mẹ có thể gặp những biến chứng như:
- Băng huyết
- Sót nhau gây tình trạng rong kinh, rong huyết
- Nhiễm trùng gây viêm dính buồng tử cung, viêm vùng chậu, đây là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn sau này.
Phá thai ngoại khoa
Bác sĩ chuyên khoa sản cho biết, nếu thực hiện thủ thuật phá thai tại những cơ sở uy tín, tay nghề vững vàng sẽ hiếm khi xảy ra biến chứng nguy hiểm. Bình thường, biến chứng hay gặp khi phá thai ở những cơ sở y tế kém chất lượng. Những biến chứng khi phá thai ngoại khoa như sau:
- Sót nhau thai: Tuỳ vào từng mức độ sót nhau mà bác sĩ sẽ có những chỉ định xử lý khác nhau, có thể là theo dõi, ngậm thuốc hoặc can thiệp hút buồng tử cung.
- Băng huyết: Nguyên nhân chính là do sót nhau, sót thai hoặc có tổn thương cổ tử cung, thủng tử cung. Cách khắc phục khi này có thể là hút lại buồng tử cung, sử dụng thuốc co hồi tử cung, truyền máu hoặc thậm chí là phẫu thuật. Tình trạng băng huyết nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây choáng nặng do mất quá nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
- Thủng tử cung: Khi bị thủng tử cung mà có kèm theo tổn thương ruột, mạch máu hoặc bất kỳ nguy cơ nào khác, bác sĩ sẽ chỉ định mổ mở ổ bụng để xử lý tổn thương.
- Dính buồng tử cung: Biến chứng này nếu không điều trị hiệu quả có thể gây mất kinh hoặc vô sinh hiếm muộn về sau này.
- Nhiễm trùng: Với những trường hợp nhiễm trùng quá nặng, cần phải nhập viện, nếu không xử trí kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Hơn nữa, nhiễm trùng cũng tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc bị vô sinh hiếm muộn trong tương lai.
- Biến chứng liên quan đến thuốc tê, giảm đau: Mẹ có thể bị shock do dị ứng thuốc.
Đọc thêm: Nạo phá thai có vi phạm pháp luật không? Chi phí bao nhiêu?
Giải đáp những thắc mắc của các mẹ khi đi phá thai
Dưới đây là những câu hỏi hay gặp nhất của các bà mẹ khi đi phá thai như:
Phá thai 2 tháng tuổi hết bao nhiêu tiền?
Mức chi phí phá thai 2 tháng tuổi hết bao nhiêu tiền? Theo như bác sĩ chuyên khoa sản thì chi phí của 1 ca phá thai sẽ tùy thuộc vào những yếu tố ảnh hưởng như sau:
- Chi phí xét nghiệm, thăm khám tổng quát ban đầu: Trước khi thực hiện thủ thuật phá thai, bác sĩ bắt buộc phải kiểm tra tình trạng sức khỏe của bà bầu và siêu âm đánh giá tuổi thai.
- Sức khoẻ của sản phụ: Nếu như thai phụ bị mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bị bệnh tăng huyết áp, máu khó đông…thì khi này bác sĩ cần phải điều trị khỏi những vấn đề trên thì mới có thể tiến hành phá thai được.
- Phương pháp thực hiện phá thai: Trong trường hợp thai 1-2 tháng tuổi, có thể áp dụng phương pháp nội khoa hoặc hút chân không.
- Địa chỉ phá thai: Đối với những cơ sở phá thai uy tín, bệnh viện tuyến đầu, bác sĩ chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại thì chi phí phá thai sẽ cao hơn so với những bệnh viện nhỏ.
Tóm lại, chi phí phá thai 2 tháng tuổi hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Tuy nhiên, đây không phải mức phí quá cao. Nhưng cũng không vì thế mà phá thai tuỳ tiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ.
Thai 4 tháng có phá được không?
Khi thai 4 tháng tuổi tương đương với 16 tuần. Theo những bác sĩ chuyên khoa, thai 16 tuần tuổi vẫn có thể đình chỉ thai nghén được. Nhưng tại thời điểm này, thai nhi đã phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. Đồng thời thai nhi đã có sự liên kết chặt chẽ với cơ thể của mẹ.
Chính vì vậy, bác sĩ chuyên khoa thường khuyên thai phụ nên giữ lại thai nhi. Chỉ trừ những trường hợp thai nhi bị dị tật nặng, sức khoẻ của người mẹ không đảm bảo được tiếp tục thai kỳ thì bác sĩ mới khuyên nên phá thai 16 tuần tuổi.
Đặc biệt, thai 16 tuần tuổi có kích thước khá lớn nên việc phá thai to ở thời điểm này sức khỏe thai phụ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Chính vì vậy, khi quyết định phá thai ở 16 tuần tuổi, thai phụ nên đến những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho chính bản thân mình.
Phá thai 4 tháng tuổi hết bao nhiêu tiền? Bằng cách nào?
Ngoài thắc mắc phá thai 2 tháng tuổi hết bao nhiêu tiền thì câu hỏi “phá thai 4 tháng tuổi hết bao nhiêu tiền?” cũng được nhiều chị em quan tâm. Đối với thai nhi trên 4 tháng tuổi, việc áp dụng những phương pháp phá thai cũng cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe tính mạng cho người mẹ.
Đối với thai trên 4 tháng tuổi chắc chắn không thể sử dụng biện pháp bỏ thai bằng nội khoa hoặc hút thai chân không bởi có nhiều rủi ro cho sức khỏe. Vì vậy, khi thai to cần sử dụng biện pháp nong gắp thai là an toàn nhất.
Chi phí phá thai 4 tháng tuổi cũng còn tùy thuộc vào tình trạng của mẹ, tình trạng thai, thuốc mở cổ tử cung (thường là Misoprostol), thai đôi hay thai đơn, sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung, thuốc gây tê và thuốc giảm đau, cũng như dịch vụ phục hồi sau sinh. Tuy nhiên, chi phí phá thai 4 tháng tuổi không phải là quá lớn, nếu có điều kiện kinh tế ở mức trung bình hoặc thấp vẫn đủ khả năng chi trả.
Đọc thêm: Sau khi phá thai nên ăn gì? Sảy thai uống gì cho sạch tử cung?
Trên đây là giải đáp chi tiết về “phá thai 2 tháng tuổi hết bao nhiêu tiền?”, hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp các chị em phụ nữ hạn chế phá thai mức tối đa. Phá thai nhiều lần còn có thể dẫn đến vô sinh, chính vì vậy, trước khi phá thai chị em phụ nữ cần tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.