✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành y học cổ truyền
Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng cho việc phá thai, chị em hãy tìm hiểu thật kĩ về tác hại của phá thai là gì, biến chứng và nguy cơ của các phương pháp phá thai để có thể lựa chọn phương pháp phá thai phù hợp nhất đồng thời chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho những quyết định tiếp theo cũng như cách chăm sóc bản thân sau khi phá thai. Cùng TIANYIAI tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!
Mục lục
TogglePhá thai là gì?
Phá thai hay còn gọi là bỏ thai là kết thúc thai kỳ bằng cách lấy thai hoặc phôi thai ra khỏi tử cung người mẹ trước thời kỳ sinh nở.
Trên báo Tiền Phong, theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có gần 300.000 ca nạo hút thai, chủ yếu ở độ tuổi 15 – 19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên.
Đồng thời, theo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai ở độ tuổi sinh sản cao nhất ở Đông Nam Á và là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam nạo phá thai 2,5 lần trong đời.
Có những phương pháp phá thai nào?
Hiện nay, 3 phương pháp phá thai được sử dụng phổ biến nhất là: Phá thai bằng thuốc, hút thai chân không, nong – nạo gắp thai.
1. Phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc (phá thai nội khoa), là phương pháp chấm dứt thai kỳ bằng việc sử dụng thuốc mà không cần đến phẫu thuật. Phương pháp này áp dụng được cho các trường hợp thai nhỏ hơn 12 tuần (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng), sử dụng kết hợp 2 loại thuốc thường gặp là:
Mifeprist0ne
Mifeprist0ne có tác dụng kháng hormone progesterone do tương tác cạnh tranh tại thụ thể của hormone này, làm ức chế hoạt động của progesterone, làm thai ngừng phát triển và bong ra khỏi tử cung. Thuốc này thường được uống tại phòng khám hoặc bệnh viện dưới sự giám sát của y bác sĩ.
Misoprost0l
Khoảng 24 đến 48 giờ sau khi uống mifeprist0ne, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định uống thuốc misoprost0l, thường là tại nhà. Misoprost0l làm co bóp tử cung và mở cổ tử cung, giúp đẩy thai nhi và lớp niêm mạc tử cung ra khỏi cơ thể, thường gây ra đau bụng và chảy máu.
Sau khi sử dụng misoprost0l, bạn cần quay lại phòng khám hoặc bệnh viện để tái khám theo yêu cầu của bác sĩ để kiểm tra xem phá thai có thành công hay không. Ngoài ra, với phương pháp này, bạn nên ở gần bệnh viện hoặc phòng khám nơi mình khám phá thai, thời gian đến bệnh viện không quá 60 phút để kịp thăm khám khi dùng thuốc tại nhà mà có tác dụng phụ.
Phá thai bằng thuốc là một phương pháp an toàn và hiệu quả để chấm dứt thai kỳ. Vậy tác hại của phá thai là gì sẽ được giải đáp ở phía dưới. Hãy thật cẩn trọng khi đưa ra quyết định của mình để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của chính bạn.
Đọc thêm: Phá thai và 10 điều nhất định bạn phải biết
2. Hút thai chân không
Hút thai chân không là một phương pháp phá thai ngoại khoa, trong đó bác sĩ sẽ thực hiện can thiệp trực tiếp vào tử cung: sử dụng một ống hút chuyên dụng, được đưa vào qua cổ tử cung và tiếp cận buồng tử cung, thông qua lực hút chân không để lấy thai nhi ra khỏi cơ thể.
Phương pháp hút thai chân không thường được chỉ định cho những thai kỳ từ 6 đến 12 tuần tuổi. Đây là một phương pháp phá thai khá an toàn và đạt hiệu quả cao (tỉ lệ thành công trên 95%).
3. Nong – nạo gắp thai
Nong nạo gắp thai cũng là 1 phương pháp phá thai ngoại khoa phổ biến thường được áp dụng cho những trường hợp thai kỳ từ tuần thứ 13 đến 18. Phù hợp cho các trường hợp phá thai mà tuổi thai đã lớn.
Với nong – nạo gắp thai, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc (thường là Misoprost0l) để bệnh nhân chuẩn bị mở cổ tử cung, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để nạo phần mô thai ra khỏi lớp niêm mạc tử cung và đưa ra khỏi cơ thể.
Tác hại của phá thai bằng phương pháp nong – nạo gắp thai là có thể gây ra đau đớn và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai của người mẹ.
Do đó, quyết định thực hiện phá thai bằng phương pháp nong nạo gắp thai nên được thực hiện tại một cơ sở y tế uy tín, với sự hỗ trợ của các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.
Đọc thêm: Nạo phá thai có vi phạm pháp luật không? Chi phí bao nhiêu?
Tác hại của phá thai là gì? Có nguy hiểm không?
Cho dù là phá thai theo bất kỳ hình thức nào cũng sẽ để lại những nguy cơ và biến chứng nhất định đối với cơ thể của phụ nữ. Dưới đây là một số tác dụng phụ của phá thai bằng thuốc và phá thai ngoại khoa:
1. Biến chứng và nguy cơ của các phương pháp phá thai
Tác dụng phụ của phá thai bằng thuốc
- Băng huyết, mất máu, sốt cao kéo dài, đau bụng: Có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt để giảm bớt cơn đau, nhưng nếu tình trạng kéo dài và nghiêm trọng thì cần đến sự giúp đỡ của cơ sở y tế có chuyên môn.
- Phá thai không hoàn toàn: Mô thai còn sót lại trong tử cung, gây ra chảy máu nặng hoặc nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng: Đây là một tác hại của phá thai thường gặp, khi gặp tình trạng này bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và có biện pháp xử lí thích hợp.
- Ảnh hưởng đến việc mang thai sau này: Vô sinh, viêm nhiễm nặng, trẻ sinh ra bị thiếu cân, sảy thai, sinh non, chảy máu âm đạo,…
Tác dụng phụ của phá thai ngoại khoa
- Chảy máu âm đạo, rong kinh, kinh nguyệt không đều
- Rách cổ tử cung, thủng tử cung
- Sót nhau, sót thai
- Nhiễm trùng
- Dính buồng tử cung, thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường sinh dục
- Nguy cơ vô sinh
Đọc thêm: Phá thai gây vô sinh? Phá thai 1 lần có con được nữa không?
2. Tác hại của phá thai là gì? Cảnh báo trầm cảm sau phá thai
Tác hại của phá thai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của phụ nữ mà còn có liên quan đến các vấn đề tâm lý sau phá thai, gây cảm giác buồn bã, tội lỗi thậm chí là trầm cảm.
Trầm cảm cũng là một trong những tác hại của phá thai với các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Cảm giác buồn bã, khóc thường xuyên.
- Thay đổi trong giấc ngủ hoặc ăn uống: Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, thay đổi chế độ ăn uống dẫn đến tăng cân hoặc giảm cân đáng kể.
- Mất hứng thú trong các hoạt động hàng ngày: Trầm cảm có thể làm bạn mất hứng thú hoặc không còn cảm thấy hạnh phúc khi tham gia vào các hoạt động mà bạn thường thích.
- Cảm giác không đáng sống hoặc suy nghĩ về tự tử: Đây là một dấu hiệu rất nghiêm trọng của trầm cảm và cần được xử lý ngay lập tức. Hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ ngay lập tức.
- Cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng.
- Cảm giác tự trách hoặc cảm giác tội lỗi.
Đọc thêm: Sau khi phá thai nên ăn gì? Sảy thai uống gì cho sạch tử cung?
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Phòng tránh nguy cơ biến chứng sau phá thai
Phá thai theo phương pháp nào nào cũng đều mang lại cho cơ thể phụ nữ những biến chứng nhất định. Vậy làm thế nào để phòng tránh biến chứng của phá thai? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
- Chọn cơ sở y tế uy tín chất lượng
Trong trường hợp đã quyết định thực hiện phá thai, hãy tìm hiểu và chọn cho mình một cơ sở y tế, bệnh viện tốt được cấp phép bởi Bộ y tế, đồng thời có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp để quá trình phá thai được diễn ra an toàn và nhận được sự chăm sóc nhiệt tình của đội ngũ y bác sĩ.
- Tái khám định kỳ
Tái khám định kỳ đúng thời hạn theo tư vấn của bác sĩ để kiểm tra phá thai hoàn toàn hay chưa cũng là một cách để hạn chế biến chứng của phá thai. Nếu phát hiện phá thai không hoàn toàn thì phải tiến hành phẫu thuật để lấy hết những mô thai còn sót lại trong cơ thể.
- Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn
Việc sử dụng biện pháp tránh thai an toàn cũng là 1 phương pháp ngăn ngừa việc có thai ngoài ý muốn, tránh triệt để những biến chứng có thể xảy ra khi phá thai.
- Chăm sóc sức khoẻ để hạn chế biến chứng của phá thai
Sau khi phá thai, cơ thể phụ nữ cực kỳ yếu ớt và mệt mỏi đồng thời tử cung cũng sẽ bị tổn thương nặng nề. Do vậy việc chăm sóc sức khoẻ sau khi phá thai là cực kỳ cần thiết đối với người phụ nữ.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc nặng để cơ thể có thể phục hồi một cách nhanh chóng.
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân cẩn thận để tránh nhiễm trùng: thay băng vệ sinh thường xuyên, không sử dụng tampon, không quan hệ tình dục cho đến khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn.
- Ăn uống lành mạnh: Ăn một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh để giúp cơ thể hồi phục. Bao gồm nhiều loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và protein trong chế độ ăn của bạn.
- Sử dụng thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để cơ thể đào thải và làm sạch tử cung đồng thời bổ sung khí huyết và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thảo mộc Ái Tiểu Nguyệt chăm sóc và phục hồi sức khoẻ toàn diện cho phụ nữ sau khi gặp các vấn đề về sảy thai, phá thai là cần thiết trong thời gian này.
Bài viết trên TIANYIAI đã chia sẻ cho chị em về những nguy cơ và biến chứng của phá thai đồng thời giải đáp thắc mắc về cách phòng tránh những tác hại của phá thai cho phụ nữ. Lưu ý, chỉ phá thai khi có chỉ định của bác sĩ về các lý do thai nhi phát triển không tốt hoặc gặp các vấn đề nghiêm trọng trong quá trình mang thai cần phải xử lý ngay.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.