fbpx
Thuc-pham-bo-sung-canxi-cho-ba-bau
Nguyen-dao-ngoc-thuyet

Bác sĩ Nguyễn Đào Ngọc Thuyết

Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyên ngành y học cổ truyền 

Trong quá trình mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của người phụ nữ tăng cao để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Một trong những dưỡng chất quan trọng nhất cần được bổ sung đầy đủ trong giai đoạn này chính là canxi. Vậy đâu là những loại thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu? Cùng TIANYIAI tìm hiểu trong bài viết ngày nhé!

Canxi có vai trò như thế nào với mẹ bầu và thai nhi?

Canxi không chỉ là dưỡng chất thiết yếu giúp mẹ duy trì sức khỏe xương và ngăn ngừa loãng xương sau sinh, mà còn đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển xương, răng và hệ thần kinh của thai nhi. Việc thiếu hụt canxi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé trong và sau thai kỳ, cụ thể:

Nếu thai nhi thiếu canxi sẽ có những hậu quả sau:

Nếu thai nhi không được cung cấp đủ canxi trong quá trình mang thai, sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng như sau:

  • Thai chậm phát triển: Thiếu canxi có thể khiến thai nhi phát triển chậm, không đạt được kích thước và trọng lượng tối ưu khi chào đời, dẫn đến tình trạng chậm phát triển bẩm sinh.
  • Hệ thần kinh và tim mạch kém phát triển: Canxi không chỉ cần thiết cho xương mà còn cho sự phát triển của hệ thần kinh và tim mạch. Thiếu canxi có thể khiến hệ thần kinh và tim mạch của thai nhi phát triển không hoàn thiện, gây ra các vấn đề về sức khỏe sau khi sinh.
  • Còi xương bẩm sinh: Canxi là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của xương. Khi thiếu hụt, thai nhi có nguy cơ mắc bệnh còi xương bẩm sinh, dẫn đến xương yếu, dễ gãy và biến dạng.
  • Dị dạng xương: Sự phát triển không đầy đủ của hệ xương do thiếu canxi có thể dẫn đến các dị dạng xương, gây ra các vấn đề về hình dáng và chức năng của xương sau này.
  • Khò khè bẩm sinh: Thiếu canxi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ hô hấp, dẫn đến tình trạng khò khè bẩm sinh, làm ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ ngay sau khi sinh.

Những vai trò của canxi với mẹ bầu:

Những lợi ích mà canxi mang lại cho mẹ bầu bao gồm:

  1. Phòng tránh các bệnh về xương: Canxi giúp ngăn ngừa các vấn đề về xương như loãng xương, thiếu xương, xốp xương và giảm nguy cơ mất xương sau khi sinh.
  2. Duy trì nhịp tim và hoạt động trao đổi chất ổn định: Canxi hỗ trợ việc duy trì nhịp tim ổn định, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể mẹ, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
  3. Giảm nguy cơ tiền sản giật: Việc bổ sung đủ canxi giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc tiền sản giật – một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
  4. Hỗ trợ quá trình co giãn, cầm máu và đông máu tự nhiên: Canxi là yếu tố cần thiết cho hoạt động co giãn cơ, cũng như quá trình cầm máu và đông máu tự nhiên, giúp mẹ giảm được nguy cơ băng huyết sau sinh. 
  5. Cần thiết cho sản xuất sữa sau sinh: Sau khi sinh, cơ thể mẹ cần một lượng lớn canxi để sản xuất sữa nuôi con. Việc bổ sung đủ canxi trong thai kỳ giúp mẹ chuẩn bị tốt cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

Loi-ich-cua-canxi-doi-voi-me-bau

Đọc thêm: Mẹ bầu nằm sấp có bị sảy thai không? Gợi ý 10+ tư thế tránh sảy thai

Dấu hiệu mẹ bầu đang bị thiếu hụt canxi:

Dấu hiệu mẹ bầu đang bị thiếu hụt canxi có thể nhận biết qua những biểu hiện sau:

  1. Đau lưng, đau mỏi cơ thể gia tăng: Khi cơ thể thiếu canxi, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức lưng, đặc biệt là ở vùng thắt lưng và hông.
  2. Cơ thể mệt mỏi: Thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài, cảm giác kiệt sức dù mẹ bầu không hoạt động nhiều.
  3. Tê tay chân, chuột rút: Mẹ bầu bị thiếu canxi thường xuyên cảm thấy tê bì ở tay chân và dễ bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm. Chuột rút có thể gây đau đớn và làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ.
  4. Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc: Khi thiếu canxi, mẹ bầu có thể gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm và cảm thấy giấc ngủ không sâu, khiến cơ thể mệt mỏi.

Có thể thấy, canxi đóng vai trò quan trọng vô cùng cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vậy mới thấy, tại sao các mẹ bầu luôn quan tâm các loại thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu, các loại thực phẩm chức năng bổ sung canxi nhiều đến vậy.

Lưu ý: Nhu cầu canxi của mỗi giai đoạn thai kì không giống nhau và nếu không nắm bắt được nhu cầu phù hợp dẫn đến bổ sung chưa đủ hoặc thừa sẽ có những tác động không tốt.

Nhu cầu canxi của mẹ bầu trong từng giai đoạn như thế nào?

Nhu cầu canxi của mẹ bầu thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ, và việc hiểu rõ định mức này giúp mẹ có kế hoạch bổ sung canxi đúng và đủ. Điều này không chỉ đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi mà còn bảo vệ sức khỏe của mẹ, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu canxi.

Nhu cầu canxi trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong giai đoạn này, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng về hệ thần kinh, tim mạch, và hệ xương cũng bắt đầu hình thành và cứng lại vào cuối kỳ. Mặc dù ở giai đoạn này, nhu cầu canxi chưa cao như các giai đoạn sau, việc bổ sung canxi vẫn rất cần thiết để hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển ban đầu của thai nhi. 

3-thang-dau-thai-ky

Đọc thêm: Tổng hợp những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Nhu cầu canxi trong 3 tháng giữa thai kỳ

Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển vượt bậc của hệ xương thai nhi, khi xương bắt đầu dài ra, to lên và trở nên chắc chắn hơn. Bên cạnh đó, móng tay, móng chân của bé cũng bắt đầu phát triển, tóc xuất hiện nhiều hơn, và cân nặng tăng nhanh chóng. Sự phát triển này tạo áp lực lớn lên xương cột sống và xương chậu của mẹ, dẫn đến tình trạng đau lưng phổ biến. 

Nhu cầu canxi trong 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn “nước rút” khi hệ cơ, xương khớp, cơ hàm và răng của thai nhi được hoàn thiện. Ngoài ra, canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho quá trình sản xuất sữa sau khi sinh. 

Lượng canxi cần bổ sung trong giai đoạn này tăng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của thai nhi và dự trữ cho cơ thể mẹ sau sinh. Nếu không bổ sung đủ, mẹ có thể gặp các triệu chứng thiếu canxi như mệt mỏi, đau lưng, đau hông và chuột rút. Vì vậy, bạn cần tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trước khi chào đời.

3-thang-cuoi-thai-ky

Đọc thêm: Ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu có sao không?

Tuy nhiên, hiện tại chưa có một tiêu chuẩn nào khuyến cáo liều lượng bổ sung cụ thể cho từng tam cá nguyệt. Theo WHO, để giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật, thai phụ nên bổ sung ít nhất 1500 – 2000 mg canxi mỗi ngày, kể từ lần đầu tiên đến khám thai. Đặc biệt chú ý ở các thai phụ các nước đang phát triển, ít sử dụng các thực phẩm giàu canxi hàng ngày. 

Ngoài ra, một vấn đề đang còn nhiều tranh cãi là sự ức chế hấp thu giữa canxi và sắt. Đây là hai loại vi chất rất cần thiết cho sự phát triển sức khỏe của mẹ và bé, nhưng chúng lại có nguy cơ ức chế lẫn nhau. Vì vậy, nếu sử dụng các loại thực phẩm chức năng để bổ sung, nên dùng tách riêng canxi và sắt để đạt được hiệu quả hấp thu tốt nhất.

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Những loại thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu

Nguồn canxi lành mạnh nhất là nguồn canxi đến từ tự nhiên, không chỉ an toàn mà còn dễ sử dụng, dễ hấp thụ. Trong thế giới thực phẩm, nguồn canxi có ở rất nhiều nhóm thực phẩm khác nhau nhưng 9 loại dưới đây được cho là những loại thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu với số lượng nhiều nhất.

1. Rau cải xoăn

Theo thống kê của Food Unfolded, cứ 100g rau cải xanh có chứa đến 250mg canxi. Đây là con số vượt xa cả các loại trứng, sữa.

Ngoài ra, loại rau này còn chứa lượng lớn vitamin A, vitamin C, lutein và zeaxanthin cực kỳ tốt cho sức khỏe đôi mắt. Chính vì vậy, khi nhắc đến thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu, đừng bỏ qua loại rau chứa nhiều canxi hơn cả trứng hay sữa này nhé.

2. Súp lơ xanh (bông cải xanh)

Súp lơ xanh được coi là một “siêu thực phẩm” bởi nguồn dinh dưỡng từ trong loại thực phẩm này dồi dào và lành mạnh.

Trong 100g súp lơ xanh có chứa đến 47mg canxi. Ngoài ra, lượng chất xơ trong loại rau này rất tốt cho hệ tiêu hóa đang bị “khó chịu” của mẹ trong hành trình thai kỳ.

Bên cạnh đó, các loại vitamin nhóm B, vitamin K và omega đều là những vitamin và chất béo tốt mà mẹ cần bổ sung. Loại thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu này không hề khó mua, giá thành cũng không cao thế nên mẹ bầu đừng bỏ qua loại rau này.

3. Cá mòi

Có lẽ ít mẹ biết, cá mòi được xếp vào nhóm cá béo và có nguồn dinh dưỡng tốt nếu biết sử dụng đúng và đủ. Lượng canxi có trong 100g cá mòi có thể tương đương lượng canxi có trong 400ml sữa tươi.

Ngoài canxi, cá mòi còn chứa magie và vitamin D là 2 chất rất cần thiết trong việc hỗ trợ cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin nhất có thể. Tuy nhiên, cá mòi là cá biển vì vậy chỉ nên ăn khoảng 340g cá mòi 1 tuần để tránh ngộ độc thủy ngân.

4. Cá hồi

Cá hồi, một loại cá béo nổi tiếng, luôn được các mẹ bầu ưu tiên lựa chọn khi cần bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là omega-3 và canxi. Cứ 100g cá hồi chứa 9mg canxi, chiếm khoảng 1% lượng canxi mẹ bầu cần trong ngày.

Cá hồi cũng phù hợp để chế biến cùng với súp lơ xanh, sữa tươi, măng tây, cam,…để cải thiện khẩu vị và gia tăng nền tảng canxi cho cơ thể.

5. Đậu phụ

Xếp đậu phụ trong nhóm này có lẽ khiến nhiều mẹ bầu bất ngờ, thế nhưng thật sự đậu phụ nhiều chất dinh dưỡng hơn các mẹ nghĩ. Sẽ có khoảng 350mg canxi trong 100g đậu phụ, cùng với đó là chất xơ, protein, omega 3, omega 6.

Đậu phụ cũng là một loại thực phẩm dễ ăn, có nhiều cách chế biến và kết hợp cùng các loại thực phẩm khác để gia tăng dinh dưỡng như: Thịt lợn, trứng,…Nhưng chỉ nên ăn khoảng 3 bữa trong tuần. Vậy nên, mẹ nhớ đưa đậu phụ vào danh sách những thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu của mình nhé.

6. Nấm mỡ (nấm trắng)

Các loại nấm nói chung là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin nhóm B, vitamin D và canxi. Riêng nấm mỡ được đánh giá cao hơn về lượng canxi. Trong 100g nấm mỡ có chứa 6mg canxi, chiếm 0,6% lượng canxi mẹ bầu cần trong 1 ngày.

Ngoài việc cung cấp canxi, nấm mỡ còn giúp mẹ tăng cường miễn dịch. Nấm mỡ không khó ăn, dễ dàng kết hợp với các loại thực phẩm khác như các loại hải sản, thịt, trứng,…

7. Trứng gà

Trứng gà là loại thực phẩm quen thuộc, luôn luôn được nhắc đến trong nhóm những thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu vì nhiều dinh dưỡng, dễ mua, dễ chế biến và dễ ăn.

Trong 100g trứng gà, ngoài 55mg canxi còn chứa trên 10 loại vitamin, axit amin và khoáng chất khác như: Protein, chất béo, năng lượng, vitamin A, vitamin D,…

Ngoài cung cấp lượng canxi lớn, trứng gà còn có tác dụng hỗ trợ hệ tim mạch, giảm các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tốt cho mắt.

8. Sữa tươi

Một loại thực phẩm quen thuộc khác trong nhóm thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu là sữa tươi. Trong 100ml sữa tươi có chứa khoảng 120mg canxi, cung cấp khoảng 12% lượng canxi cần thiết 1 ngày.

Các vitamin và khoáng chất khác trong sữa như: Kali, vitamin D, magie,…giúp cung cấp năng lượng, củng cố hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai nghén, mẹ bầu nên sử dụng sữa tươi không đường hoặc ít đường để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể, tránh tiểu đường thai kỳ.

Sua-tuoi-la-thuc-pham-bo-sung-canxi-cho-ba-bau
Thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu: Sữa tươi

Sữa tươi là 1 món phù hợp với hầu hết mẹ bầu và sử dụng tiện lợi. Mẹ nên sử dụng sữa vào bữa sáng, hoặc làm bữa phụ sáng và chiều. Sữa có thể kết hợp với các loại hạt, kết hợp với hoa quả làm sinh tố, làm bánh,…

9. Hạt hạnh nhân

Trong danh sách này, loại thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu không thể bỏ qua là hạnh nhân. Nằm trong nhóm ngũ cốc, nhưng hạnh nhân lại chứa đến 269mg canxi trong 100g, chiếm đến 27% lượng canxi cần thiết trong ngày. Hạnh nhân có thể kết hợp dùng với bánh, sữa hoặc cùng salad để đa dạng cách nạp dinh dưỡng bằng loại hạt này.

Các loại thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu là nguồn canxi lành mạnh, không lo lắng cặn, thừa canxi dẫn đến những tác hại cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên bỏ qua những lưu ý khi sử dụng thực phẩm để có hiệu quả tốt nhất.

Đọc thêm: Gợi ý thực đơn tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu giàu dinh dưỡng

Những lưu ý khi mẹ bầu nạp canxi qua thực phẩm

Khi sử dụng thực phẩm, mẹ nên chú ý những điều sau:

  • Sơ chế, rửa sạch trước khi chế biến.
  • Nên nấu chín, không ăn các món sống, món gỏi.
  • Không lạm dụng mà nên dùng đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để cân bằng dinh dưỡng.
  • Không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều canxi và sắt, axit oxalic cùng lúc.
  • Bổ sung canxi nên chú ý tăng cường thêm vitamin D, magie để tăng cường hấp thụ canxi.
  • Nên bổ sung thêm viên canxi để đảm bảo lượng cần thiết, tuy nhiên phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Qua bài viết này, TIANYIAI đã giới thiệu chi tiết những loại thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu rất dễ ăn, dễ chế biến và an toàn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu tự tin hơn trong quá trình tìm nguồn dinh dưỡng tốt và lành mạnh cho thai kỳ của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *