Trong mỗi giai đoạn mang thai, mẹ bầu sẽ phải tiến hành khám thai định kỳ nhằm biết được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu là những bước kiểm tra quan trọng giúp phát hiện sớm những bất thường có thể xảy ra ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé trong thai kỳ. Vậy các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu là gì và tầm quan trọng của chúng như thế nào? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay nhé!
Tổng quan về các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu
Thời gian mang thai thường được chia ra là 3 giai đoạn. Trong đó, 3 tháng đầu thai kỳ được gọi là tam cá nguyệt thứ nhất tính từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 13. Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu tiên là các xét nghiệm tiền sản giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ và bé đồng thời cung cấp thông tin sớm về nguy cơ trẻ sinh ra có thể mắc một số bệnh bẩm sinh.
Sàng lọc trước sinh khi mang thai ba tháng đầu gồm có các xét nghiệm và siêu âm thường quy. Siêu âm thai thường quy giúp xác định kích thước, vị trí, bất thường trong cấu trúc xương và cơ quan của em bé. Các xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ giúp kiểm tra sức khoẻ của mẹ.
Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 14 của thai kỳ: Mẹ bầu có thể thực hiện thêm siêu âm độ mờ da gáy của thai nhi và xét nghiệm định lượng nồng độ PAPP- A và β- hCG tự do. Sau đó, căn cứ thêm vào tuổi của thai phụ và tuổi thai, bác sĩ chuyên khoa có thể tiên lượng khả năng thai nhi bị rối loạn các nhiễm sắc 13, 18, 21 hay không.
Kết quả của các xét nghiệm này không cho giá trị tuyệt đối mà giúp đánh giá nguy cơ thai nhi có khả năng bị đột biến nhiễm sắc thể ở mức độ thấp, trung bình hoặc cao. Từ đó sẽ có cơ sở cho những theo dõi tiếp theo trong thai kỳ, chỉ định các xét nghiệm sàng lọc chuẩn xác hơn.
Đọc thêm: Gợi ý thực đơn tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu giàu dinh dưỡng
Vì sao cần thực hiện các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu?
9 tháng 10 ngày là một quá trình mang thai gian nan và vất vả của mọi người làm mẹ trên thế gian này. Đặc biệt giai đoạn 3 tháng đầu được coi là thời gian thiêng liêng nhất, bắt đầu cuộc hành trình.
Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu hai kỳ được thực hiện sớm nhất cũng như có kết quả định hướng sớm trong thai kỳ. Điều này sẽ cho bác sĩ và sản phụ, gia đình có nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định về các xét nghiệm chẩn đoán sâu hơn trong quá trình mang thai tiếp theo, định hướng điều trị và chăm sóc trẻ sau sinh.
Cụ thể các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu có thể giúp đánh giá nguy cơ bị bệnh và dị tật bẩm sinh Trisomy 13, 18, 21. Trong đó, hội chứng Down (Trisomy 21) gây ra những khiếm khuyết suốt đời về mặt thể chất và tinh thần của đứa trẻ dưới nhiều mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, Trisomy 13, 18 còn có biểu hiện nghiêm trọng hơn và thường gây tử vong cho trẻ trước khi được 1 tuổi.
Xét nghiệm sàng lọc 3 tháng đầu thai kỳ cũng đồng thời phát hiện ra các loại bệnh lý nguy hiểm khác bao gồm viêm gan B, giang mai, rubella,…để có hướng xử lý sớm, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho mẹ bầu.
Đọc thêm: Rạch tầng sinh môn có đau không? Cách giảm đau sau sinh thường
Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu gồm những gì?
Mang thai là một hành trình đầy gian nan và khó khăn đối với người mẹ. Để con được ra đời khỏe mạnh, mẹ luôn quan tâm về các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu. Dưới đây là danh mục các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua.
Xét nghiệm nước tiểu
Đây là loại xét nghiệm thường quy mà các mẹ bầu cần thực hiện, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Thông qua các chỉ số trong các xét nghiệm, có thể phát hiện được ra những vấn đề bất thường xảy ra trong thai kỳ để có những phương án điều trị phù hợp nhất.
Các xét nghiệm nước tiểu còn có khả năng sàng lọc các bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu như tiểu đường thai kỳ, viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh về thận, tiền sản giật, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục,…
Xét nghiệm máu
Bắt đầu từ tuần thai thứ 10 trở đi, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu. Kết quả của xét nghiệm máu sẽ đem đến những yếu tố quan trọng trong quá trình mang thai như:
- Kiểm tra nhóm máu
Có bốn nhóm máu chính là A, B, AB và O. Ngoài ra, các nhóm máu này còn được phân loại dựa trên yếu tố Rh, là một loại protein có trên bề mặt hồng cầu. Nếu có yếu tố Rh, thì được gọi là Rh dương (+), nếu không có thì gọi là Rh âm (-). Kết quả xét nghiệm nhóm máu sẽ cho ra một trong các loại sau đây:
Nhóm máu |
Kháng nguyên A | Kháng nguyên B |
Yếu tố Rh (Rh) |
A+ |
Có | Không |
Có |
A- |
Có | Không | Không |
B+ | Không | Có |
Có |
B- |
Không | Có | Không |
AB+ |
Có | Có |
Có |
AB- | Có | Có |
Không |
O+ |
Không | Không | Có |
O- | Không | Không |
Không |
Xác định nhóm máu tưởng chừng như là một xét nghiệm không cần thiết, tuy nhiên điều này sẽ giúp kiểm tra chính xác xem người mẹ và người bố mang nhóm máu gì. Nếu trường hợp người mẹ có nhóm máu Rh âm tính, nhưng người bố lại dương tính thì con sinh ra vẫn đứng trước nguy cơ mang Rh dương tính.
Đây là trường hợp bất đồng nhóm máu rất nguy hiểm ở các sản phụ. Cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra kháng thể phản ứng lại với thai nhi, dẫn đến nguy cơ thai lưu, thai tử vong ngay sau khi sinh,…
Ngoài ra, trong quá trình sinh nở, nếu xảy ra các biến chứng sản khoa thì việc xác định nhóm máu của người mẹ từ trước rất cần thiết. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian và truyền đúng nhóm máu phù hợp, hạn chế những rủi ro nghiêm trọng để bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé.
- Xét nghiệm công thức máu:
Bộ xét nghiệm công thức máu giúp kiểm tra các chỉ số quan trọng là số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu.
Số lượng hồng cầu sẽ giúp xác định thai phụ có đang bị thiếu máu không. Kiểm tra số lượng tiểu cầu cho biết khả năng đông máu của thai phụ. Và số lượng bạch cầu sẽ giúp chẩn đoán xem người mẹ có đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng nào không.
Những kết quả này có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp bác sĩ có tư vấn chính xác cho kế hoạch chăm sóc sức khỏe của bà bầu và chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Nếu thai phụ bị thiếu máu trong quá trình mang thai thì bác sĩ có thể chỉ định mẹ làm thêm các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân chính xác. Từ đó, tư vấn cho thai phụ bổ sung Sắt hay vitamin B12. Khi gặp tình trạng nhiễm trùng hay khả năng đông máu thấp, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị và chăm sóc sức khỏe thích hợp.
Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp định lượng đường huyết để kiểm tra mẹ bầu có mắc tiểu đường thai kỳ hay các bệnh liên quan đến thận, gan hay không.
Đọc thêm: Sinh thường có bảo hiểm hết bao nhiêu tiền? Mẹ cần chuẩn bị gì?
Xét nghiệm kháng thể Rubella
Ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu bị nhiễm Rubella thì sẽ đứng trước nguy cơ sảy thai cao, trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh như mù, điếc, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Để phát hiện sự có mặt của virus Rubella, các mẹ bầu sẽ thực hiện xét nghiệm miễn dịch giúp tìm kháng thể IgM và IgG trong cơ thể người mẹ chống lại Rubella.
Không chỉ là xét nghiệm khi mang bầu, đây là xét nghiệm được thực hiện ở tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Nếu có dự định có thai, bạn nên làm xét nghiệm Rubella ít nhất 3 tháng trước khi có thai để phát hiện các nguy cơ mắc bệnh và tiêm phòng Rubella đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm
Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu này có tác dụng kiểm tra nguy cơ mắc những bệnh có thể lây truyền theo đường từ mẹ sang con như HIV, viêm gan B, bệnh lậu, Chlamydia,…
Trường hợp người mẹ nhiễm virus viêm gan B, C thì nguy cơ lây nhiễm thông qua bào thai và máu rất cao. Ngoài ra, trong quá trình sinh nở và khi mẹ cho con bú, trẻ vẫn có khả năng bị lây nhiễm.
Kết quả xét nghiệm sẽ là cơ sở để bác sĩ tư vấn cho mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh con phù hợp tránh lây bệnh từ người mẹ trong trường hợp dương tính.
Các xét nghiệm sàng lọc tiền sản không xâm lấn
- Double test:
Xét nghiệm Double test là một phương pháp sàng lọc huyết thanh người mẹ được thực hiện trong khoảng tuần thai thứ 11- 13 của thai kỳ nhằm dự đoán các bất thường về nhiễm sắc thể thường. Double test gồm 2 chỉ định là xét nghiệm phân tích mẫu máu ngoại vi và siêu âm đo độ mờ da gáy của thai nhi. Mẫu máu ngoại vi sẽ được định lượng hoá sinh hai chất β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ.
Sau đó, kết hợp với các chỉ số là tuổi mẹ và tuần tuổi thai để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh như Down, Edward hoặc Patau,… Nếu kết quả Double test được đánh giá ở nguy cơ cao, mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện thêm các sàng lọc khác để khẳng định lại kết quả.
- Xét nghiệm NIPT:
NIPT là phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn hiện đại hàng đầu hiện nay. Phương pháp này sẽ giúp phân tích DNA tự do của thai nhi trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền cho thai nhi.
Do đó, tất cả những bất thường về cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể đều sẽ được phân tích và đánh giá. NIPT có thể thực hiện được sớm hơn so với Double test, khoảng từ tuần thứ 9- 10 thai kỳ.
NIPT được xem là phương pháp có độ chính xác cao, giúp phát hiện thai nhi mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh ở nhiễm sắc thể thường như Down, Edwards, Patau và ở nhiễm sắc thể giới tính như Turner, 3X, Klinefelter.
Bên cạnh đó, xét nghiệm này còn giúp phát hiện các hội chứng do đột biến vi mất đoạn và bất thường số lượng tất cả các nhiễm sắc thể.
Đọc thêm: Mẹ bầu nằm sấp có bị sảy thai không? Gợi ý 10+ tư thế tránh sảy thai
Những câu hỏi khác liên quan đến các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu
1. Tại sao cần kết hợp cả siêu âm và xét nghiệm máu trong sàng lọc 3 tháng đầu?
Siêu âm giúp đo độ mờ da gáy của thai nhi, nhưng kết quả sàng lọc chính xác hơn khi kết hợp với xét nghiệm máu mẹ. Các xét nghiệm như freeBeta hCG và PAPP-A giúp giảm số lượng kết quả dương tính giả và tăng tỷ lệ phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể.
2. Kết quả sàng lọc trong 3 tháng đầu có chắc chắn chẩn đoán thai nhi mắc hội chứng Down hoặc các bất thường nhiễm sắc thể khác không?
Không, sàng lọc chỉ đánh giá nguy cơ. Nếu kết quả sàng lọc cho thấy nguy cơ cao, bạn sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác như chọc ối để chẩn đoán chính xác hơn.
3. Nếu kết quả sàng lọc cho thấy nguy cơ tăng cao, điều này có nghĩa là gì?
Điều đó không có nghĩa là thai nhi chắc chắn có vấn đề. Chỉ đơn giản là nguy cơ mắc hội chứng Down hoặc các bất thường nhiễm sắc thể khác cao hơn. Bạn sẽ được tư vấn để thực hiện thêm các xét nghiệm nhằm xác nhận tình trạng của thai nhi.
4. Nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down và các bất thường nhiễm sắc thể khác được tính như thế nào?
Nguy cơ này được tính dựa trên nhiều yếu tố như độ mờ da gáy, xương mũi, kết quả xét nghiệm máu và các yếu tố liên quan đến tuổi mẹ, cân nặng và lịch sử mang thai.
5. Việc sàng lọc trong 3 tháng đầu có phát hiện 100% trường hợp mắc hội chứng Down hoặc bất thường nhiễm sắc thể không?
Không, phương pháp tốt nhất chỉ có thể phát hiện khoảng 95% trường hợp mắc hội chứng Down và 97% trường hợp có 3 nhiễm sắc thể 18/13.
6. Độ mờ da gáy dày có phải là dấu hiệu chắc chắn thai nhi mắc dị tật không?
Không hẳn, độ mờ da gáy dày chỉ là một dấu hiệu gợi ý. Nếu con số này vượt ngưỡng 3mm, nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể hoặc các dị tật khác sẽ cao hơn, nhưng cần thực hiện thêm xét nghiệm để xác định chính xác.
7. Nếu thai nhi có độ mờ da gáy từ 3mm trở lên, mẹ bầu cần làm gì?
Trong trường hợp này, bạn sẽ được khuyên làm thêm xét nghiệm như Double test, Triple test hoặc chọc ối để kiểm tra nhiễm sắc thể thai nhi. Siêu âm ở quý II cũng sẽ giúp theo dõi các bất thường về tim và sự phát triển của bé.
8. Tăng độ mờ da gáy có đồng nghĩa với việc thai nhi chắc chắn bị dị tật bẩm sinh không?
Không hẳn. Khoảng 90% thai nhi có độ mờ da gáy dưới 4,5mm sẽ sinh ra khỏe mạnh. Thậm chí ở mức độ mờ lớn hơn, vẫn có khả năng bé sẽ phát triển bình thường.
Đọc thêm: Giải đáp câu hỏi bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Trên đây là các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu mà các mẹ bầu sẽ phải thực hiện, giúp bảo vệ mẹ và bé ngay từ những ngày đầu thai kỳ, hạn chế những rủi ro không đáng có. Hy vọng với tất cả những thông tin TIANYIAI đã chia sẻ trên, các mẹ bầu hiểu được tầm quan trọng của việc thực các xét nghiệm này, từ đó có thể hạn chế những ảnh hưởng đến thai nhi.