fbpx
Rach-tang-sinh-mon-co-dau-khong

Cập nhật ngày 04/09/2024 bởi Bao Thi

Rạch tầng sinh môn có đau không là câu hỏi mà đa số các mẹ bầu mang thai lần đầu đều quan tâm. Vậy rạch tầng sinh môn là gì? Có gây biến chứng nguy hiểm nào không? Cách giảm đau sau sinh thường như thế nào? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Rạch tầng sinh môn là gì? 

Rạch tầng sinh môn là một thủ thật được các bác sĩ sử dụng trong quá trình hỗ trợ mẹ bầu sinh thường giúp em bé ra ngoài một cách dễ dàng và mẹ bầu đỡ mất sức.

Khi gặp các trường hợp như: Phần đầu hoặc cơ thể của em bé quá to, tầng sinh môn của mẹ giãn nở kém, mẹ bầu có bệnh lý dù đã cố gắng hết sức không thể đưa bé ra ngoài, thai nhi có hiện tượng ngạt thở,…bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp rạch tầng sinh môn

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng dao rạch tầng sinh môn của mẹ một đường chéo khoảng 45 độ. Hầu hết phụ nữ sinh thường đều phải dùng phương pháp này hỗ trợ đưa bé ra ngoài, đặc biệt là các mẹ sinh con lần đầu. 

Rach-tang-sinh-mon
Rạch tầng sinh môn là gì?

Đọc thêm: Gợi ý 10+ cách dễ thụ thai mà mẹ nào cũng cần phải biết

Rạch tầng sinh môn có đau không? 

Rất nhiều mẹ mang thai lần đầu quan tâm đến vấn đề rạch tầng sinh môn có đau không. Phương pháp này có thể gây đau đớn trong một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên nó giúp cho mẹ vượt cạn một cách an toàn và dễ dàng hơn.

Trong quá trình sinh nở, phụ nữ sẽ phải chịu nhiều cơn đau cùng lúc nên việc rạch tầng sinh môn sẽ không đem đến cảm giác quá đau đớn như nhiều người tưởng tượng. Vết thương khi rạch tầng sinh môn cũng sẽ sớm lành trong khoảng 1- 2 tháng. Hãy tiếp tục tìm hiểu để biết về cách giảm đau sau sinh thường nhé!

Những biến chứng sau khi rạch tầng sinh môn

Ngoài câu hỏi rạch tầng sinh môn có đau không thì rất nhiều mẹ bầu quan tâm đến những biến chứng sau khi thực hiện thủ thuật này. Thường những biến chứng sau khi rạch tầng sinh môn hiếm khi xảy ra, bởi phòng thực hiện sinh sản đều vô khuẩn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp không may như mẹ bầu vỡ ối sớm, sản phụ thiếu máu, nhiễm độc thai nghén hoặc ở một số cơ sở y tế không đảm bảo sản phụ bị nhiễm khuẩn trong quá trình chuyển dạ,…sẽ dẫn đến việc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng sau rạch tầng sinh môn.

Các mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nếu gặp phải các tình trạng sau đây:

    • Vết khâu tầng sinh môn có hiện tượng ngứa và nóng rát.
    • Sau 1 tuần âm hộ, âm đạo vẫn sưng tấy, mẩn đỏ. 
    • Sản phụ đau dữ dội phần bụng dưới. 
    • Xuất hiện mủ ở vết khâu tầng sinh môn. 
    • Sản dịch ra nhiều và có mùi hôi bất thường.
    • Sản phụ sốt cao từ 38 độ C hoặc cảm lạnh. 

Nhiễm trùng tầng sinh môn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng khả năng sinh sản của mẹ vì thế bạn cần phải cẩn thận chú ý đến những bất thường sau sinh.

Nhung-bien-chung-sau-khi-rach-tang-sinh-mon
Vệ sinh vết khâu tầng sinh môn không đúng cách có thể gây nhiễm trùng

Đọc thêm: Quan hệ xong đau bụng dưới có thai không?

Những lưu ý sau khi rạch tầng sinh môn

Sau khi trải qua quá trình rạch tầng sinh môn, việc chăm sóc đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo vết thương lành nhanh chóng và tránh các biến chứng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

Vệ sinh vết khâu đúng cách

Sản phụ cần phải giữ vết khâu sạch sẽ, vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng. Sau mỗi lần đi vệ sinh cần rửa lại nhẹ nhàng và lau khô bằng khăn mềm. 

Bác sĩ khuyên rằng các mẹ nên sử dụng vòi hoa sen xả nước thẳng xuống để rửa sạch sau khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện. Ngoài ra, các mẹ nên rửa và vệ sinh tầng sinh môn khoảng 3 lần/ngày.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý chọn quần lót và trang phục sau sinh phù hợp, không được mặc quần áo bó sát. Các mẹ sau sinh có thể tham khảo các loại bỉm người già, quần bỉm để mặc và tiện cho việc vệ sinh.

Học phương pháp rặn đẻ đúng 

Thay vì lo lắng rạch tầng sinh môn có đau không, các mẹ bầu nên dành thời gian để học những phương pháp rặn đẻ đúng cách. Việc rặn đẻ đúng sẽ giúp cho quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi và đôi khi bác sĩ không cần dùng tới thủ thuật rạch tầng sinh môn. 

Mẹ bầu cần học cách thở phù hợp với từng chu kỳ của cơn gò tử cung để giữ sức và giảm đau. Dưới đây là những dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết các thì của cơn gò tử cung và thở đúng cách: 

Cơn gò tử cung          

Dấu hiệu

Cách thở đúng 

Thì co       Bụng cương cứng và các cơn đau tăng dần. Hít sâu bằng mũi và từ từ thở ra bằng miệng. Mẹ cầu cần giữ bình tĩnh làm chủ hơi thở.
Thì kéo dài Cơn co bóp bắt đầu tăng dần vaà kéo dài, mẹ bầu cảm thấy đau đến đỉnh điểm. Hơi thở nông, hít thở nhanh và đều để tăng sức rặn.

Mẹ bầu cần dồn sức rặn trong thì kéo dài và lưu ý tránh phát ra âm thanh. Điều này sẽ làm giảm lực xuống phần bụng dưới

Thì nghỉ Cơn gò sẽ giảm dần, thai phụ không còn cảm thấy đau. Đây là thời gian nghỉ của cơn co tử cung để chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo. Đây là thời gian sản phụ có thể thư giãn bằng cách thở chậm và sâu.

Bên cạnh đó, sản phụ cũng cần học tư thế rặn đẻ đúng trong quá trình chuyển dạ. Tư thế đúng khi rặn đẻ là: Thai phụ nằm cao góc 45 độ, mông nhấc cao, lưng áp với bàn sinh, hai chân đạp vào bàn đỡ và tay nắm chặt vào thành của bàn sinh hoặc người hỗ trợ bên cạnh.

Tu-the-ran-de-dung
Tư thế rặn đẻ đúng

Điều quan trọng trong quá trình chuyển dạ, thai phụ cần bình tĩnh, giữ tinh thần thoải mái và nghe theo sự hướng dẫn của hộ sinh để quá trình vượt cạn diễn ra thuận lợi hơn.

Điều chỉnh chế độ ăn theo cân nặng của em bé

Ở những tháng cuối thai kì, mẹ bầu cần đi tham khám bác sĩ thường xuyên để nắm được tình trạng và cân nặng của thai nhi. Một số trường hợp thai nhi phát triển với mức cân nặng quá lớn mẹ bầu cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống trong những tuần cuối của thai kì. Bởi khi trọng lượng của thai nhi lớn, sản phụ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh thường.

Luyện tập các bài tập phù hợp trong quá trình mang thai

Nhiều mẹ hoàn toàn các vận động khi đang mang bầu, điều này là hoàn toàn sai. Các bác sĩ luôn khuyến khích sản phụ nên vận động nhẹ nhàng, tập các bài tập phù hợp cho từng giai đoạn. Việc luyện tập thể dục không chỉ giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong quá trình vượt cạn mà còn làm giảm đau lưng, chống chuột rút và ngủ ngon. 

Một trong số các bài tập dành riêng cho mẹ bầu phải kể đến kegel. Đây là phương pháp luyện tập giúp mẹ sinh thường mà không cần rạch tầng sinh môn. Ngoài ra để đảm bảo an toàn, mẹ bầu có thể tham gia các lớp học yoga bầu để được các chuyên gia hướng dẫn các bài tập đúng cách và an toàn. 

Phương pháp chiếu tia Plasma sau sinh cho mẹ bầu

Khi hỏi về việc rạch tầng sinh môn có đau không, nhiều sản phụ được tư vấn chiếu tia plasma sau sinh. Đây là phương pháp mới, hoàn toàn không xâm lấn và đem lại nhiều hiệu quả vượt trội: 

  • Khử trùng cho vết thương. 
  • Giảm đau sau sinh thường cho mẹ. 
  • Giúp vết khâu mau lành, phòng ngừa để lại sẹo. 
  • Giảm khả năng nhiễm trùng sau khi rạch tầng sinh môn.

Không chỉ sử dụng cho mẹ, một số sản phụ cũng đăng ký chiếu tia plasma cho phần rốn của bé sau sinh. Chi phí cho dịch vụ chiếu tia plasma sẽ giao động 300.00 – 500.000 VNĐ (tuỳ theo từng cơ sở y tế), các mẹ có thể tham khảo và sử dụng phương pháp để giảm đau sau sinh.

Chieu-tia-plasma-giup-vet-khau-tang-sinh-mon-nhanh-hoi-phuc
Chiếu tia Plasma giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh hồi phục

Đọc thêm: Dấu hiệu mang thai tuần đầu thường gặp mà chị em cần biết

Gợi ý những cách giảm đau sau sinh thường

Để giảm đau sau sinh thường, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

  1. Cho con bú: Khi cho con bú, cơ thể mẹ sẽ giải phóng hormone oxytocin, giúp tử cung co hồi nhanh hơn và giảm nguy cơ mất máu. Điều này cũng có thể làm giảm cơn đau dạ con hiệu quả sau sinh.
  2. Massage bụng: Mẹ bỉm có thể người thân massage nhẹ nhàng vùng bụng sẽ giúp giảm và hỗ trợ đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Cách massage đơn giản là xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, tập trung vào các vùng cứng cho đến khi cảm thấy mềm và đỡ đau.
  3. Thay đổi tư thế nằm: Nằm sấp nhẹ nhàng với một chiếc gối đặt dưới bụng có thể giúp giảm cơn đau tức thời cho mẹ sinh thường. Mẹ cũng có thể nằm nghiêng với gối kê bên thành bụng hoặc lưng để cảm thấy thoải mái hơn.
  4. Tập luyện nhẹ nhàng: Tập cử động vùng khung sàn chậu và cơ bắp thành bụng để tránh tình trạng cơ bị co cứng, giúp sản dịch đẩy ra nhanh hơn và cải thiện độ đàn hồi của cơ và dây chằng sàn chậu.
  5. Đi tiểu đúng lúc: Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên giúp cải thiện tình trạng đau dạ con và đẩy nhanh quá trình tống sản dịch ra khỏi cơ thể. Tránh nhịn tiểu để không dẫn đến nguy cơ xuất huyết hoặc viêm bàng quang sau sinh.
  6. Ngồi thiền: Ngồi thiền cũng là một cách giảm đau sau sinh thường vì nó giúp tử cung co lại nhanh hơn và giảm các cơn đau bụng. Tuy nhiên, chỉ nên ngồi trong thời gian ngắn và kết hợp với việc nghỉ ngơi để tránh đau lưng và vai gáy sau sinh.

Đọc thêm: 6 cách bổ sung progesterone cho cơ thể

Hỏi đáp về rạch tầng sinh môn

Ngoài câu hỏi về rạch tầng sinh môn có đau không, TIANYIAI cũng nhận được nhiều thắc mắc của các mẹ về những vấn đề liên quan đến thủ thuật này. Trong phần cuối của bài viết, TIANYIAI sẽ giải đáp thắc mắc chi tiết cho các mẹ nhé. 

1. Có được tiêm tê để giảm đau khi rạch tầng sinh môn?

Thông thường phương pháp rạch tầng sinh môn không cần phải gây tê hay tiêm giảm đau trước khi thực hiện. Tuy nhiên với một số sản phụ lựa chọn mũi tiêm gây tê màng cứng thì quá trình rạch tầng sinh môn sẽ không có cảm giác đau đớn nhiều.

2. Sau khi rạch tầng sinh môn bao lâu có thể quan hệ?

Vết khâu tầng sinh môn sẽ mất 1 tháng để bình phục hoàn toàn. Vì vậy bạn có thể quan hệ tình dục sau 4 đến 6 tuần kể từ khi sinh. Tuy nhiên với một số trường hợp mẹ bị nhiễm khuẩn hoặc có một số bệnh lý liên quan nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết. 

Đọc thêm: Sau khi sảy thai bao lâu thì quan hệ được?

3. Rạch tầng sinh môn xong bao lâu có thể đi vệ sinh?

Vết khâu tầng sinh môn có thể làm tăng cảm giác đau đơn khi mẹ đi vệ sinh. Sản phụ có thể đi tiểu tiện sau 3 đến 8 giờ và đi đại tiện sau 2 – 3 ngày kể từ khi vượt cạn. Tuyệt đối sản phụ không được đi vệ sinh trong thời gian 1 – 2 tiếng sau sinh, việc này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và băng huyết. 

Đối với sản phụ bị táo bón nên sử dụng thuốc để hỗ trợ trong thời gian này. Bởi việc rặn khi đi đại tiện sẽ khiến vết khâu bị bung chỉ, chảy máu, vết thương mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.

Thông qua bài viết trên, TIANYIAI đã giúp các mẹ trả lời câu hỏi rạch tầng sinh môn có đau không và cách giảm đau sau sinh thường giúp các sản phụ dễ dàng hơn trong việc sinh nở. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu an tâm hơn và chuẩn bị tốt tinh thần đón các bé yêu chào đời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *