fbpx
Thai-luu
Nguyen-ngoc-huyen-tram

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huyền Trâm

✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng

Thai chết lưu là tình trạng thường xảy ra trong thai kỳ do độ bám của thai nhi chưa chắc chắn. Tình trạng này khiến cho không ít mẹ bầu cảm thấy đau khổ, buồn rầu và chán nản. Vậy dấu hiệu nhận biết chính xác hiện tượng thai lưu là gì? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay nhé!

Hiện tượng thai lưu là gì?

Thai lưu, hay còn gọi là thai chết lưu, là tình trạng thai nhi ngừng phát triển sau khi đạt 20 tuần tuổi và trước khi người mẹ bắt đầu chuyển dạ. Trong trường hợp này, thai không thể tiếp tục phát triển và không thể chào đời bình thường, thường được lưu lại trong tử cung một thời gian ngắn trước khi được đẩy ra ngoài. 

Thời gian thai lưu trong tử cung thường phụ thuộc vào tuổi thai, và nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ.

Dựa trên số tuần mang thai mà thai lưu được phân loại như sau:

  • Từ 20 – 27 tuần được gọi là thai chết lưu sớm
  • Từ 28 – 36 tuần được gọi là thai chết lưu muộn
  • Sau 37 tuần được gọi là thai chết lưu đủ tháng
Hien-tuong-thai-luu
Hiện tượng thai lưu là gì?

Đọc thêm: Có nên uống thuốc bắc sau khi bị thai lưu?

Thai lưu và sảy thai khác nhau như thế nào?

Thai lưu và sảy thai khác nhau chủ yếu ở thời điểm xảy ra trong thai kỳ. Sảy thai xảy ra khi thai nhi mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ, trong khi thai lưu là khi thai nhi ngừng phát triển sau tuần thứ 20 và trước khi người mẹ chuyển dạ. 

Hầu hết phụ nữ đã từng trải qua thai lưu hoặc sảy thai vẫn có khả năng sinh con khỏe mạnh trong lần mang thai sau.

Ai có nguy cơ bị thai lưu?

Mọi mẹ bầu đều có nguy cơ gặp phải tình trạng thai chết lưu, nhưng nguy cơ này sẽ tăng cao đối với những phụ nữ thuộc nhóm dưới đây:

  • Mang thai khi tuổi còn quá trẻ (dưới 15 tuổi) hoặc ở độ tuổi lớn hơn (trên 35 tuổi).
  • Phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai.
  • Thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá thường xuyên trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu có tình trạng béo phì.
  • Phụ nữ mắc các bệnh nền trước khi mang thai như động kinh, cao huyết áp, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe mạn tính khác.

Dấu hiệu nhận biết thai lưu

Các dấu hiệu dưới đây có thể là tín hiệu cảnh báo thai chết lưu, cần được theo dõi và xử lý kịp thời:

  1. Mất cảm giác thai máy: Sau tuần thứ 20, mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng những cử động của thai nhi. Nếu bất ngờ không còn cảm nhận được các hoạt động của bé trong bụng, đây có thể là dấu hiệu thai đã ngừng phát triển.
  2. Chiều cao tử cung không tăng thậm chí có thể bị giảm: Khi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ đo chiều cao tử cung, và thông thường, chỉ số này sẽ tăng theo sự phát triển của thai. Nếu tử cung không lớn hơn hoặc giảm đi, điều này có thể báo hiệu thai chết lưu.
  3. Kích thước ngực giảm dần: Trong suốt thai kỳ, ngực thường căng và có thể tiết sữa. Nếu tình trạng này đột ngột biến mất, mẹ cần đi kiểm tra thai nhi.
  4. Xuất huyết âm đạo hoặc ra dịch bất thường: Việc ra máu hoặc dịch tối màu kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, sốt cao, đau lưng hoặc chóng mặt cũng là dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý.

Đọc thêm: Sảy thai có cần kiêng như đẻ không? Sảy thai nên kiêng gì?

Nguyên nhân dẫn đến thai lưu là gì?

Theo Vinmec, trong nhiều trường hợp, dù đã áp dụng các phương pháp y học hiện đại, vẫn có khoảng 20-50% trường hợp thai chết lưu vẫn không xác định được nguyên nhân chính xác. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai lưu bao gồm:

  1. Dị tật bẩm sinh: Thai nhi có thể mắc các dị tật, có hoặc không liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể, gây ra tình trạng ngừng phát triển.
  2. Dây rốn bất thường: Tình trạng dây rốn sa ra ngoài trước khi sinh hoặc quấn quanh cơ thể em bé (tay, chân, cổ) có thể cản trở việc cung cấp oxy, dẫn đến nguy cơ tử vong trước khi bé có thể tự thở.
  3. Nhau thai bất thường: Nhau bong non, tức là nhau thai tách ra khỏi tử cung quá sớm, khiến việc cung cấp dưỡng chất cho thai bị gián đoạn, có thể gây tử vong cho thai nhi.
  4. Bệnh lý của mẹ: Các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao, đặc biệt là tiền sản giật hoặc tăng huyết áp khi mang thai, đều có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu.
  5. Thai chậm phát triển trong tử cung: Khi thai không nhận đủ dưỡng chất để phát triển, nguy cơ tử vong trong tử cung tăng lên.
  6. Thiếu dinh dưỡng: Thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển dẫn đến nguy cơ chết lưu.
  7. Tác nhân môi trường: Việc tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, khí carbon monoxide cũng có thể là nguyên nhân gây hại cho thai nhi.
  8. Những yếu tố khác: Tuổi mẹ cao (trên 35 tuổi), mẹ thừa cân, mang thai đôi hoặc đa thai, hoặc mẹ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (giang mai, sốt rét), nhiễm virus (viêm gan, quai bị, cúm), hay nhiễm độc thai nghén không được điều trị đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ thai lưu.

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Những phương pháp y khoa giúp xử lý tình trạng thai lưu

Những lựa chọn để sinh thai chết lưu gồm:

  1. Nong và nạo, hút thai: Đối với các trường hợp thai chết lưu trong tam cá nguyệt thứ hai, có thể áp dụng phương pháp nong và hút thai. Bác sĩ sẽ tiến hành mở rộng cổ tử cung (lỗ giữa âm đạo và tử cung) và sử dụng lực hút nhẹ để loại bỏ thai nhi cùng các mô trong tử cung.
  2. Kích thích chuyển dạ: Khi thai chết lưu xảy ra vào cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc trong tam cá nguyệt cuối, có thể sử dụng thuốc để kích thích quá trình chuyển dạ. Bác sĩ có thể làm vỡ ối để người mẹ sinh thai lưu qua đường âm đạo.
  3. Chuyển dạ tự nhiên: Trong một số trường hợp, có thể chờ đợi cho đến khi chuyển dạ tự nhiên xảy ra, thường là trong vòng 2 tuần sau khi thai chết lưu.
  4. Sinh mổ: Mặc dù phương pháp sinh thường được ưu tiên, sinh mổ vẫn là một lựa chọn trong các trường hợp đặc biệt. Bác sĩ sẽ khuyến cáo sinh mổ khi có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ, chẳng hạn như thai nhi quá lớn, mẹ bị suy tim nặng hoặc có sẹo mổ tử cung nhiều lần.

Việc xử lý sớm và đúng cách là rất quan trọng để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, rối loạn đông máu, hoặc nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.

Đọc thêm: Nạo và hút thai khác nhau thế nào? Sau hút thai bao lâu thì tử cung hồi phục?

Mẹ nên làm gì khi bị thai lưu?

Khi mẹ bầu gặp phải tình trạng thai lưu, dù đau buồn, nhưng cần thực hiện một số bước quan trọng để chăm sóc sức khỏe cho lần mang thai tiếp theo. Vậy sau thai lưu mẹ nên làm gì? Cách chăm sóc như thế nào? Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

1. Tìm hiểu nguyên nhân

Việc xác định nguyên nhân khiến thai lưu rất quan trọng để giúp giảm thiểu rủi ro trong lần mang thai tiếp theo. Nếu thai nhi còn trong tử cung, bác sĩ có thể tiến hành chọc ối để kiểm tra các yếu tố di truyền hoặc nhiễm trùng.

Sau khi thai nhi được sinh ra, bác sĩ sẽ khám bé và kiểm tra dây rốn, nhau thai để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Đôi khi, khám nghiệm tử thi có thể cần thiết để xác định rõ nguyên nhân.

2. Phục hồi thể chất

Sau khi thực hiện phẫu thuật lấy thai, mẹ cần khoảng 6-8 tuần để hồi phục hoàn toàn. Trong thời gian này, mẹ nên tập trung vào việc nghỉ ngơi và ăn uống đủ dinh dưỡng, sử dụng thảo dược chăm sóc sau thai lưu như Ái Tiểu Nguyệt để nhanh chóng lấy lại sức khỏe. 

Một số mẹ có thể gặp phải tình trạng tiết sữa trong khoảng 7-10 ngày sau khi mổ, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nếu điều này gây khó chịu, mẹ có thể tham khảo bác sĩ để được kê đơn thuốc giúp ngừng tiết sữa.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu những phương pháp khoa học giúp cắt sữa sau sảy thai hoặc thai lưu, hãy tham khảo thêm các thông tin hữu ích trong bài viết này!

3. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Trải qua mất mát lớn có thể dẫn đến cảm giác đau buồn, thậm chí là trầm cảm. Mẹ không nên tự ép bản thân phải nhanh chóng vượt qua nỗi đau mà hãy để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên. Hãy tìm sự an ủi từ gia đình, bạn bè và người bạn đời để vơi bớt nỗi buồn. 

Nếu sau một thời gian dài mẹ vẫn cảm thấy không thể đối mặt với nỗi đau, xuất hiện các triệu chứng trầm cảm như chán ăn, khó ngủ, mất hứng thú với cuộc sống, mẹ nên tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý để lấy lại sự cân bằng.

Đọc thêm: 5 thực đơn cho người sảy thai, phụ nữ sảy thai nên ăn gì?

Cách phòng ngừa tình trạng thai lưu

Hiện tượng thai lưu có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ, do đó việc phòng tránh là rất quan trọng. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa thai lưu trước và trong thai kỳ:

Cách phòng ngừa thai lưu trước khi mang thai

  • Bỏ hút thuốc: Các hóa chất trong thuốc lá có thể cản trở oxy và dưỡng chất từ mẹ truyền sang thai nhi, gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai. 
  • Giữ cân nặng hợp lý: Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ gặp các biến chứng như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiền sản giật. Duy trì chỉ số BMI lý tưởng (18,5 – 22,9) bằng cách ăn uống điều độ và tập luyện thường xuyên.
  • Tránh xa rượu bia và ma túy: Rượu bia và ma túy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. 
  • Khám sức khỏe trước khi mang thai: Việc này giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm và tiền sử bệnh của cả vợ và chồng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.
  • Tránh kết hôn và sinh con sớm: Mẹ nên lập gia đình và quyết định sinh con ở độ tuổi thích hợp, đẻ thưa và ít con để giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ.
  • Điều trị bệnh lý trước khi mang thai: Các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch cần được điều trị trước khi mang thai để giảm tỷ lệ gặp hiện tượng thai  lưu.

Cách phòng tránh thai lưu trong thai kỳ

  • Khám thai sớm và định kỳ: Giúp mẹ theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường.
  • Theo dõi chuyển động của thai: Nếu thấy thai nhi đột nhiên ít cử động hơn, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay để phát hiện sớm các vấn đề.
  • Yêu thương và chăm sóc chính mình: Việc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, bổ sung axit folic và tiêm phòng cúm theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp mẹ tránh được hiện tượng thai lưu và những biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác.
  • Ngủ nghiêng trong tam cá nguyệt thứ ba: Tư thế này giúp giảm áp lực lên các mạch máu, đảm bảo cung cấp đủ máu và oxy cho thai nhi.

Những câu hỏi liên quan đến hiện tượng thai lưu

1. Sau thai lưu cần nghỉ ngơi bao lâu?

Thời gian nghỉ ngơi cần thiết sau khi bị thai lưu sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của thai nhi. Theo quy định tại Điều 33 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi phụ nữ lao động gặp phải tình huống sảy thai, nạo, hút thai, thai  lưu hoặc phá thai do bệnh lý được xác định dựa trên chỉ định từ cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Cụ thể, thời gian nghỉ tối đa được phân loại như sau:

  • 10 ngày đối với trường hợp thai dưới 5 tuần tuổi;
  • 20 ngày nếu thai từ 5 tuần đến dưới 13 tuần tuổi;
  • 40 ngày khi thai từ 13 tuần đến dưới 25 tuần tuổi;
  • 50 ngày đối với thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thai lưu bao lâu thì có thai lại được? 

Để đảm bảo tính an toàn cho lần mang thai kế tiếp, mẹ nên chờ ít nhất 3 – 6 tháng sau khi lấy thai lưu ra. Thời gian này cho phép tử cung và các cơ quan sinh sản khác tái tạo và hồi phục hoàn toàn. Một vài trường hợp đặc biệt, thời gian chờ mang thai lại sau thai llưu có thể kéo dài lên đến 6 – 12 tháng.

3. Sau thai lưu nên uống thuốc bổ gì?

Đối với những trường hợp mất thai do sảy thai tự nhiên, thai lưu, thụ tinh nhân tạo thất bại, phá thai bằng thuốc,…Chị em có thể sử dụng liệu trình Ái Tiểu Nguyệt trong vòng 15 ngày để phục hồi tử cung nhanh chóng. Nếu tuổi thai lớn thì liệu trình chăm sóc 30 ngày là phù hợp nhất.

1 hộp Ái Tiểu Nguyệt sẽ bao gồm 10 gói tinh chất thanh lọc, 10 gói tinh chất dưỡng khí và 10 gói tinh chất bồi bổ. Ba giai đoạn này không chỉ cung cấp dưỡng chất thiết yếu mà còn giúp bảo vệ, tái tạo và tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau thai lưu.

Ai-Tieu-Nguyet
Ái Tiểu Nguyệt – Chăm sóc sức khoẻ sau sảy thai
  1. Tinh chất thanh lọc:

Các thành phần như đương quy, xuyên khung, gừng khô, và cam thảo giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể và cải thiện sức khỏe da. Những thành phần khác như hạt óc chó và ích mẫu thảo bổ sung axit béo thiết yếu, giúp hỗ trợ sức khỏe phụ nữ. Đồng thời, các thành phần chứa chất chống oxy hóa như ô mai và a-ti-sô giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại.

  1. Tinh chất dưỡng khí:

Được chiết xuất từ các loại thảo dược như đương quy, xuyên khung, và hoàng kỳ, giúp cải thiện tuần hoàn, tăng cường chức năng hồng cầu và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Các thành phần như bạch truật và cam thảo có tác dụng cải thiện sức khỏe da và niêm mạc. Táo đỏ và kỷ tử giàu vitamin C và khoáng chất giúp hỗ trợ sức đề kháng và điều hòa chức năng cơ thể.

  1. Tinh chất bồi bổ:

Với sự kết hợp của các thành phần như thục địa, đảng sâm, phục linh, và nấm đông trùng hạ thảo, tinh chất bồi bổ giúp tăng cường thể lực và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đương quy và xuyên khung tiếp tục hỗ trợ lưu thông máu, trong khi nhục quế và lá đỗ trọng giúp cải thiện trao đổi chất, chống oxy hóa, và bồi bổ sức khỏe tổng thể.

Ai-Tieu-Nguyet-cham-soc-sau-say-thai-pha-thai
Ái Tiểu Nguyệt – Thảo dược chăm sóc sức khoẻ sau sảy thai

Có thể thấy, chăm sóc sức khoẻ sau thai lưu là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nếu chưa xác định được rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai lưu là gì, thì mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng Ái Tiểu Nguyệt vì sản phẩm không được khuyến khích sử dụng trong các trường hợp như: U nang sô cô la, u xơ tử cung, tiểu đường, bệnh tim mạch và đang mang thai. 

Lưu ý: Nếu đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Như vậy quý độc giả đã cùng TIANYIAI tìm hiểu vềhiện tượng thai lưu” và những dấu hiệu thai lưu trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho những mẹ đang chuẩn bị mang thai hoặc đang nghi ngờ bị thai lưu nhé!

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *