✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành y học cổ truyền
Sinh non là một trong những vấn đề sản khoa rất nguy hiểm. Vấn đề này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh mạng của mẹ và bé. Vậy sinh non 32 tuần có nuôi được không? Phòng tránh tình trạng sinh non như thế nào? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
ToggleSinh non là gì?
Sinh non – đẻ non là khi bé sinh ra ở tuổi thai từ 22 tuần đến 37 tuần. Bình thường một thai kỳ khỏe mạnh sẽ diễn ra trong 9 tháng 7 ngày (tương đương với 40 tuần). Trong sản khoa, cả quá trình thai nghén được chia ra làm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối cùng.
Theo thống kê của UNICEF, toàn cầu có khoảng 15 triệu trẻ sinh non ra đời mỗi năm, chiếm tỷ lệ là 1/10 trẻ sơ sinh. Sinh non được xem là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó khoảng 1 triệu trẻ sinh non tử vong do những biến chứng gây nên. Nhiều trẻ sống nhưng phải đối mặt với tình trạng khuyết tật ví dụ như: Khuyết tật ống thần kinh, tim mạch, thị giác và thính giác.
Phân loại mức độ sinh non
Phân loại mức độ sinh non được mô tả theo tuổi thai, được chia làm 4 mức độ như sau:
- Cực non: Khi tuổi thai từ 22-27 tuần 6 ngày.
- Rất non: Khi tuổi thai từ 28 tuần đến 31 tuần 6 ngày.
- Non trung bình: Khi tuổi thai từ 32 tuần đến 33 tuần 6 ngày.
- Non muộn: Khi tuổi thai từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày.
Hấu hết những bé non tháng ở mức độ vừa và nhẹ (trên 32 tuần đến 37 tuần, cân nặng từ 1500 gram – 2500 gram). Những bé sơ sinh non tháng này vẫn có nguy cơ tử vong cao vì thiếu chăm sóc cơ bản như: giữ ấm cơ thể, nuôi dưỡng sữa mẹ, vệ sinh phòng – chống nhiễm khuẩn. Ở những nước có thu nhập thấp, khoảng 10-13% bé sinh non ở tuổi thai từ 28-32 tuần và hơn một nửa số trẻ này bị tử vong.
Những dấu hiệu của chuyển dạ sinh non mẹ nên biết
Trong giai đoạn thai kỳ, nếu mẹ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và xử trí tốt nhất:
- Cơn gò tử cung mức độ nhẹ, có thể đi kèm tiêu chảy. Cơn gò ít đau.
- Sự thay đổi trong dịch tiết âm đạo: nhiều nước hơn, có lẫn máu hoặc nhầy.
- Lượng dịch tiết tăng.
- Thấy chằng vùng bụng dưới hoặc vùng tử cung.
- Đau lưng âm ỉ, liên tục.
- Màng ối vỡ.
Đọc thêm: Thời gian nào dễ bị sảy thai nhất? 10 bí kíp bảo vệ thai nhi
Nguyên nhân nào dẫn đến sinh non?
Có đến 50% trường hợp sinh non không xác định được lí do. Đặc biệt, còn có một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như:
Yếu tố về xã hội
Mẹ bầu không được chăm sóc đầy đủ trước sinh, đời sống kinh tế thấp, kèm theo rất nhiều vấn đề khác như suy dinh dưỡng, không tăng cân, thai phụ bị lao động quá nặng nhọc. Hơn nữa, độ tuổi cũng tác động một phần đến tỷ lệ sinh non, theo nghiên cứu thì mẹ dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi là yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non.
Yếu tố phía mẹ bầu
Một số nguyên nhân từ mẹ có thể dẫn đến nguy cơ sinh non đó là: Nhiễm trùng đường tiết niệu khi đang mang thai, gặp chấn thương ở vùng bụng, phẫu thuật vùng bụng khi mang thai, công việc quá nặng nhọc, môi trường làm việc nhiều chất độc hại hoặc nhiều căng thẳng.
Đặc biệt, ở một số thai phụ có tiền sử mắc bệnh tim, gan, thận sẽ hay gặp những tai biến sản khoa như sản giật, tiền sản giật cũng có nguy cơ sinh non rất cao.
Do thai và phần phụ của thai
Thống kê cho thấy, có khoảng từ 10-20% những trường hợp sinh non rơi vào trường hợp đa thai, 10% có nhau tiền đạo và một số nguy cơ khác như nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm, đa ối hay nhau bong non cũng gây sinh non.
Để tìm hiểu được chính xác nguyên nhân dẫn đến sinh non, các bác sĩ chuyên khoa cần xem xét toàn bộ tiền sử, bệnh sử, bệnh lý sản khoa, xem xét những nguy cơ đến từ khía sản phụ hoặc đến từ phía thai nhi và những nguyên nhân khác.
Đọc thêm: Sản dịch sau sinh bao lâu thì hết? Sản dịch bất thường?
Sinh non 32 tuần có nguy hiểm không?
Vì bé sinh non được ra đời trước khi sẵn sàng về thể chất để rời khỏi bụng mẹ nên có nguy cơ gặp những vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, trẻ sinh non được chăm sóc, hỗ trợ y tế thêm ngay sau khi sinh. Tuỳ thuộc vào thời điểm bé ra đời, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định được tình trạng của bé và đưa ra những phác đồ cần thiết.
Một số vấn đề phổ biến đối với bé bị sinh non bao gồm:
- Rối loạn thân nhiệt
- Vàng da sơ sinh
- Hệ hô hấp và tiêu hóa chưa hoàn thiện
- Bất thường tim mạch bẩm sinh
- Thiếu máu
- Nhiễm trùng trong giai đoạn sơ sinh
Sinh non 32 tuần có nuôi được không? Hầu hết những trẻ sinh non thường phát triển bình thường nhưng chúng có nguy cơ mắc những bệnh lý về phát triển cao hơn. Chính vì vậy cần kiểm tra sức khoẻ thường xuyên tại bệnh viện. Một số vấn đề có thể được xem là ảnh hưởng xa của việc sinh non, đó là tăng nguy cơ:
- Chậm phát triển về thể chất và vận động.
- Các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu,…
- Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHA) và tự kỷ.
- Các bệnh về tim mạch, chuyển hóa, bao gồm cả đái tháo đường tuýp 2.
- Ngoài ra, trẻ sinh non cũng có xu hướng nhút nhát, ít bạn bè, ít giao tiếp xã hội và dễ bị bắt nạt hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Những nguyên tắc dinh dưỡng chăm sóc trẻ sinh non mẹ nên biết
Bé sinh non cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho các cơ quan phát triển đầy đủ. Sau đây là 4 nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng mẹ cần chú ý khi chăm sóc trẻ sinh non 25, 28 và 32 tuần:
- Ưu tiên sử dụng sữa mẹ: Sữa mẹ luôn là lựa chọn đầu tiên cho bé sơ sinh, không những bổ sung dưỡng chất mà còn cung cấp nguồn kháng thể dồi dào cho trẻ, từ đó giúp trẻ nâng cao đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.
- Cho bé bú sớm để tránh hạ đường huyết: Bú sớm sau sinh non có thể giúp bé giảm những nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ. Trẻ chưa bú được thì hút sữa mẹ cho bé ăn qua sonde dạ dày.
- Cho bé bú thường xuyên và nhiều lần trong ngày: Thời gian đầu, kích thước dạ dày của bé khá nhỏ nên trẻ chỉ bú được một lượng sữa nhỏ ở mỗi lần bú. Như vậy khiến cho trẻ nhanh đói, nên mẹ cho trẻ bú thường xuyên hơn để đảm bảo được bé bú đủ sữa, được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Tăng từ từ lượng sữa của mẹ mỗi bữa ăn: Lượng sữa ở mỗi lần bú sẽ tăng dần đều theo thời gian để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của trẻ. Nhưng mẹ nên chú ý tăng lượng sữa một cách đều đặn, từ từ để trẻ thích ứng.
Đọc thêm: Sau sinh nên ăn trái cây gì? Những lưu ý về dinh dưỡng sau sinh
Phòng tránh tình trạng sinh non như thế nào?
Việc ngăn ngừa sinh non vẫn là một thách thức vì có rất nhiều nguyên nhân gây sinh non. Đặc biệt, các nguyên nhân có thể phức tạp và không phải lúc nào cũng được hiểu rõ. Tuy nhiên, phụ nữ khi mang thai có thể thực hiện những bước quan trọng để giúp giảm nguy cơ sinh non và cải thiện sức khoẻ như sau:
- Trước khi có thai: Mẹ cần chuyển bị hành trang đầy đủ về những kiến thức sinh sản, tránh phải can thiệp nhiều vào tử cung. Đặc biệt, tránh tình trạng có thai nhiều lần, chú ý hạn chế các công việc mang vác nặng có thể ảnh hưởng không tốt đến thai. Mẹ bầu nên bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ trước khi mang thai.
- Khi mang thai: Mẹ không được hút thuốc lá (cả hút thuốc chủ động và bị động), bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, tránh tình trạng stress, cung cấp đủ chất dinh dưỡng và khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Giải đáp tất tần tật những thắc mắc về sinh non
Rất nhiều bà mẹ bầu có những thắc mắc về sinh non, cụ thể một số câu hỏi hay gặp như sau:
Trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không?
Theo chuyên gia tại Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ – AAP nghiên cứu, trẻ sinh non 28 tuần có tỷ lệ sống sót là 94%. Mặc dù như vậy, trẻ vẫn có xu hướng gặp rất nhiều biến chứng, cần được điều trị tích cực trong ICU hơn so với những bé có tuổi thai lớn hơn.
Trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không? Tuỳ vào trình trạng sức khoẻ và những bé sinh non 28 tuần sẽ được bác sĩ điều trị riêng. Những phương pháp điều trị lúc này bao gồm:
- Theo dõi nhịp thở, nhịp tim, huyết áp liên tục 24/24 giờ.
- Nằm lồng ấp để đảm bảo duy trì ổn định thân nhiệt.
- Sử dụng máy thở nếu bé gặp vấn đề về hô hấp.
- Ăn qua ống sonde dạ dày hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch.
Những bé sinh non 28 tuần được đưa về nhà vài tuần hoặc đúng vào ngày dự sinh ban đầu nếu như bé không gặp biến chứng gì nguy hiểm. Thông thường bác sĩ sẽ cho bé về khi tự bú được sữa, tự hít thở và tự kiểm soát tốt thân nhiệt.
Trẻ sinh non 25 tuần có nuôi được không?
Trẻ sinh non 25 tuần có nuôi được không? Chủ yếu khi sinh non 25 tuần đều có thể sống sót được khi chăm sóc tích cực ngay từ khi chào đời. Tuy nhiên, bé vẫn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi sinh non, có thể ảnh hưởng khi còn nhỏ hoặc có thể kéo dài đến suốt cả cuộc đời.
Sinh non 32 tuần có nuôi được không?
Ở tuần thai thứ 32, bé vẫn cần thêm một khoảng thời gian nữa để được cân nặng như lúc sinh đủ tháng, nhưng vẫn có thể phát triển tốt. Vì vậy, khi chào đời, bé sinh non 32 tuần tuổi gần giống với bé sinh đủ tháng, chỉ nhỏ hơn về cân nặng.
Hầu hết, trẻ 32 tuần đã có móng chân, có thể mọc tóc. Một số trẻ được bao phủ một lớp lông tơ mềm mịn, sẽ rụng dần sau đó. Móng tay lúc này có thể hình thành chưa đầy đủ. Mắt trẻ chưa thể mở ngay sau sinh, rất nhạy cảm với ánh sáng. Phổi của trẻ đang phát triển ở giai đoạn cuối nên có thể tự thở. Tuy nhiên, phần hộp sọ và xương của trẻ còn rất mềm.
Vậy sinh non 32 tuần có nuôi được không? Thì câu trả lời là có, tuy nhiên trẻ vẫn phải nằm phòng ICU và có thể gặp những biến chứng về sau này. Trẻ có thế gặp phải một số vấn đề về sức khoẻ như sau:
- Suy hô hấp sơ sinh
- Cân nặng quá thấp
- Vàng da
- Hạ thân nhiệt
- Chậm hấp thu thức ăn
Đọc thêm: 12 loại thực phẩm gây sảy thai bà bầu tuyệt đối nên tránh xa
Như vậy quý độc giả đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về “sinh non 32 tuần có nuôi được không?” và những kiến thức liên quan đến sinh non. Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào hữu ích cho những mẹ mới bị sinh non và giúp cho các mẹ có thêm kiến thức về phòng việc sinh non trong thai kỳ nhé!
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.