fbpx
Dinh-buong-tu-cung
Nguyen-ngoc-huyen-tram

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Huyền Trâm

✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng

Dính buồng tử cung hiện nay đang là mối lo ngại về sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết được đây là hiện tượng gì? Liệu có dẫn đến hiếm muộn, sảy thai hoặc sinh non hay không? Chi phí phẫu thuật dính buồng tử cung nội soi là bao nhiêu? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay!

Dính buồng tử cung là gì?

Đối với phụ nữ, tử cung luôn có vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh sản. Tử cung hay còn được gọi là dạ con, có hình dạng như quả lê lộn ngược. Có độ dài bình thường khoảng 6 – 8 cm, dày khoảng 2 – 3 cm và rộng khoảng 4 – 5cm.

Tử cung của phụ nữ được cấu tạo nên bởi 3 lớp: Lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp nội mạc. Riêng lớp nội mạc tử cung có 2 lớp, lớp phía trên là lớp chức năng, lớp phía dưới được gọi là lớp đáy. 

Trong mỗi giai đoạn kinh nguyệt, lớp chức năng sẽ bị bong ra sau đó được đào thải ra ngoài. Và phần được thải ra ngoài đó chính là máu kinh. Còn lớp đáy sẽ thực hiện nhiệm vụ tái tạo lại lớp chức năng mới để tiếp tục vòng chu kỳ kinh nguyệt mới.

Tuy nhiên, khi lớp đáy bị tổn thương dẫn đến thành tử cung phía trước với thành tử cung phía sau dính lại với nhau. Hiện tượng đó chính là dính buồng tử cung. Hiện tượng này diễn ra sẽ làm gián đoạn đến việc tái tạo lại lớp nội mạc tử cung sau mỗi kỳ kinh nguyệt và dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Dinh-buong-tu-cung-la-gi
Dính buồng tử cung là gì?

Dính buồng tử cung có mấy dạng?

Các dạng dính buồng tử cung đều có tác hại riêng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Và đây là 2 dạng chính:

  1. Dính buồng tử cung hoàn toàn: Là hiện tượng thành tử cung phía trước dính hoàn toàn vào thành tử cung phía sau. Đối với dạng này có thể gây mất kinh và làm tắc nghẽn tinh trùng, không thể đi vào gặp trứng gây ra vô sinh thứ phát ở phụ nữ.
  2. Dính buồng tử cung 1 phần: Khác với dính buồng tử cung hoàn toàn, thành tử cung phía trước chỉ dính 1 phần với thành tử cung phía sau. Với dạng này, chị em phụ nữ có thể mang thai được nhưng rất dễ bị sảy thai, sinh non.

Đọc thêm: Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị dính buồng tử cung

Dính buồng tử cung có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Để phát hiện sớm, chị em cần chú ý những dấu hiệu sau:

  • Kinh nguyệt không đều: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất. Khi buồng tử cung bị dính, lớp nội mạc tử cung không thể bong ra hoặc bong ra rất ít, dẫn đến kinh nguyệt không đều, lượng máu ra ít, số ngày hành kinh giảm. Trong trường hợp dính buồng tử cung hoàn toàn, có thể mất kinh hoàn toàn.
  • Đau bụng dưới thường xuyên: Nếu sau khi nạo hút thai hoặc thực hiện các phẫu thuật tử cung mà chị em bị đau bụng dưới liên tục, cơn đau càng ngày càng nghiêm trọng, đó có thể là dấu hiệu của dính buồng tử cung.
  • Khó thụ thai: Nếu chị em không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng sau 1 năm vẫn không có thai, đây cũng có thể là dấu hiệu của dính buồng tử cung, làm cản trở quá trình thụ thai.

Lưu ý: Nếu bạn gặp phải 2 trong 3 triệu chứng trên, cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đọc thêm: Mất kinh nguyệt 1 năm có sao không? Nguyên nhân và giải pháp

Nguyên nhân dẫn đến dính buồng tử cung là gì?

Dính buồng tử cung thường xảy ra do các can thiệp thủ thuật liên quan đến buồng tử cung, gây tổn thương và viêm nhiễm lớp niêm mạc tử cung. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

  1. Nạo hút thai: Đây là nguyên nhân hàng đầu, chiếm khoảng 90% các trường hợp dính buồng tử cung. Các thủ thuật nạo, hút thai hoặc hút nhau thai sau sinh, sảy thai có thể làm tổn thương sâu vào lớp nội mạc tử cung, dẫn đến dính tử cung.
  2. Thủ thuật liên quan đến buồng tử cung: Các phẫu thuật cắt u xơ tử cung, cắt polyp, hoặc bóc tách trong tử cung nếu không thực hiện đúng kỹ thuật có thể làm tổn thương lớp đáy của nội mạc tử cung, gây ra dính buồng tử cung.
  3. Viêm nhiễm kéo dài: Viêm nhiễm phụ khoa, viêm hậu sản, hoặc các bệnh viêm nhiễm kéo dài không được điều trị dứt điểm cũng có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc tử cung, gây ra tình trạng dính.

Những yếu tố này nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, do đó, việc thăm khám và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Dính buồng tử cung nguy hiểm như thế nào?

Dính buồng tử cung là một tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là với khả năng sinh sản của phụ nữ. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào mức độ dính, từ nhẹ đến nghiêm trọng, và thời điểm can thiệp cũng như phương pháp điều trị được áp dụng.

Trong trường hợp buồng tử cung chỉ bị dính một phần, tinh trùng vẫn có thể gặp trứng để thụ tinh, nhưng do diện tích nội mạc tử cung bị thu hẹp, thai nhi có nguy cơ bị sảy cao hoặc sinh non (ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ). 

Dinh-buong-tu-cung-co-the-lam-tang-nguy-co-say-thai
Dính buồng tử cung có thể làm tăng nguy cơ sảy thai

Sau khi sinh, nếu nhau thai bám vào vùng dính không có nội mạc, mẹ có thể gặp nguy cơ băng huyết. Nếu buồng tử cung bị dính hoàn toàn, tinh trùng không thể đi qua để gặp trứng, dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, tình trạng này còn gây rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh hoàn toàn, làm giảm cơ hội mang thai tự nhiên.

Dính buồng tử cung không chỉ ảnh hưởng đến khả năng mang thai mà còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng như mang thai ngoài tử cung, sảy thai, hoặc thai phát triển không tốt. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, hậu quả lớn nhất của dính buồng tử cung chính là vô sinh.

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Chẩn đoán dính buồng tử cung bằng cách nào?

Dính buồng tử cung là một bệnh lý dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác do triệu chứng khá tương đồng. Để xác định chính xác, bác sĩ sản phụ khoa sẽ cần tiến hành các phương pháp thăm khám và xét nghiệm chuyên sâu. 

Dưới đây là các phương pháp phổ biến được sử dụng để chẩn đoán dính buồng tử cung:

Phương pháp

Mô tả

Siêu âm tử cungSử dụng sóng siêu âm để khảo sát hình ảnh tử cung, đánh giá hình dạng và phát hiện những bất thường trong buồng tử cung.
Nội soi buồng tử cungDùng một ống mỏng có gắn camera để quan sát trực tiếp bên trong buồng tử cung, giúp phát hiện dính tử cung một cách chi tiết và chính xác.
Chụp X-quang tử cung vòi trứng có thuốc cản quangPhương pháp sử dụng tia X và thuốc cản quang để khảo sát hình dạng tử cung, ống dẫn trứng và mức độ thông của hai vòi trứng. Đánh giá chính xác tình trạng dính và các bệnh lý liên quan như u xơ, polyp tử cung.

Trong đó, phương pháp chụp X-quang tử cung vòi trứng có thuốc cản quang là một trong những phương pháp hiện đại và được nhiều chuyên gia lựa chọn. Phương pháp này không gây đau, cho hình ảnh rõ nét và giúp bác sĩ đánh giá chi tiết về hình dạng, cấu trúc tử cung và tình trạng dính buồng tử cung. Ngoài ra, nó còn giúp phát hiện các bệnh lý khác như polyp cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.

Chi phí phẫu thuật dính buồng tử cung bằng nội soi

Đa số phương pháp được dùng cho phẫu thuật dính buồng tử cung hiện nay chủ yếu là phẫu thuật nội soi. Đây là phương pháp mới nhất với công nghệ hiện đại, tiên tiến. Phương pháp này đang được áp dụng và triển khai trên các bệnh viện của cả nước.

Vậy chi phí phẫu thuật dính buồng tử cung là bao nhiêu? Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng của dính buồng tử cung, bác sĩ phụ trách, độ khó trong khi phẫu thuật,…Đối với mỗi bệnh viện khác nhau, sẽ có mức dao động chi phí phẫu thuật khác nhau. 

Mức thấp nhất của dao động này là 5 triệu đến 40 triệu cho mức cao nhất. Ví dụ: Chi phí mổ tách dính buồng tử cung tại BVĐK Tâm Anh vào khoảng 25 – 30 triệu đồng, có thể thay đổi tùy vào tình trạng bệnh lý cụ thể và các can thiệp phát sinh trong cuộc mổ. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật trung bình hiện nay sẽ rơi vào khoảng từ 12 – 16 triệu tuỳ thuộc vào từng cơ sở y tế.

Cách chăm sóc sau phẫu thuật dính buồng tử cung

Sau khi thực hiện phẫu thuật tách dính buồng tử cung, việc chăm sóc hậu phẫu đóng vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thiết chị em nên tuân thủ:

  1. Theo dõi sau phẫu thuật: Trong vài giờ đầu, chị em cần được giám sát kỹ về mạch, huyết áp và lượng máu chảy từ âm đạo để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
  2. Vận động sớm: Khoảng 6-12 giờ sau phẫu thuật, chị em nên bắt đầu vận động nhẹ nhàng, đứng dậy và đi lại để kích thích lưu thông máu, giúp ngăn ngừa các biến chứng như tụ máu hay tắc nghẽn mạch.
  3. Chế độ ăn uống: Sau khoảng 12-24 giờ, khi cơ thể đã ổn định, chị em có thể bắt đầu ăn uống lại. Nên chọn thực phẩm nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa để tránh tạo áp lực lên hệ tiêu hóa.
  4. Tái khám theo lịch hẹn: Việc tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ là rất quan trọng để theo dõi quá trình hồi phục và xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.
  5. Theo dõi sức khoẻ: Trong quá trình chăm sóc, nếu chị em gặp phải các triệu chứng như chảy máu quá nhiều, đau dữ dội hoặc sốt cao, cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
  6. Tuân thủ phác đồ điều trị: Để đảm bảo quá trình hồi phục tốt nhất, chị em cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc và chăm sóc sau phẫu thuật.

Việc chăm sóc kỹ lưỡng sau phẫu thuật không chỉ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn mà còn đảm bảo sức khỏe sinh sản lâu dài của chị em.

Đọc thêm: Đa nang buồng trứng (PCOS): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các thắc mắc khác về dính buồng tử cung

Để hiểu rõ hơn về dính buồng tử cung, hãy cùng tìm hiểu thêm những thông tin liên quan dưới đây:

1. Bị dính buồng tử cung thì có thể mang thai được không?

Dính buồng tử cung có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai. Nếu chỉ dính một phần, trứng và tinh trùng vẫn có thể thụ tinh, nhưng trứng thụ tinh khó bám vào tử cung, dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai sớm.

Ngoài ra, dính buồng tử cung làm giảm độ đàn hồi, khiến tử cung khó đáp ứng sự phát triển của thai nhi, gây nguy cơ sinh non. Sau sinh, nếu nhau thai bám vào vùng tử cung không có nội mạc, có thể dẫn đến tình trạng băng huyết, nguy hiểm cho người mẹ.

2. Có làm IVF được không khi bị dính buồng tử cung?

Dính buồng tử cung thường là biến chứng sau nạo hút thai hoặc thủ thuật tử cung, gây hẹp buồng tử cung và ngăn phôi thai làm tổ. Khoảng 1,5% phụ nữ bị vô sinh thứ phát là do nguyên nhân này.

Việc làm IVF có thể được thực hiện tùy vào mức độ dính buồng tử cung. Điều quan trọng là chị em cần thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Nếu không thể mang thai tự nhiên, IVF vẫn có thể là giải pháp nếu đủ điều kiện sức khỏe.

Dinh-buong-tu-cung-co-the-lam-ivf-duoc-khong
Dính buồng tử cung có thể làm IVF được không?

3. Liệu dính buồng tử cung có tái phát sau phẫu thuật tách dính không?

Mặc dù phẫu thuật tách dính buồng tử cung có thể giúp khắc phục tình trạng này, nhưng tỷ lệ thành công chỉ đạt khoảng 60-70%, đồng nghĩa với việc vẫn có khả năng tái dính. Vì vậy, sau khi điều trị, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lên kế hoạch mang thai sớm, tránh kéo dài thời gian chờ đợi. Việc theo dõi sát sao và điều chỉnh kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát và tăng cơ hội mang thai thành công.

4. Phải làm gì khi bị dính buồng tử cung trong thai kỳ?

Nếu mẹ bầu bị dính buồng tử cung, điều quan trọng là phải tiến hành siêu âm sớm, tốt nhất trong khoảng 4-6 tuần để đảm bảo thai nhi đã nằm trong tử cung, loại trừ nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Tiếp theo, cần theo dõi thai kỳ sát sao dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc chuẩn bị kiến thức về dấu hiệu sinh non và hành động kịp thời là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Cuối cùng, trong trường hợp dính buồng tử cung, sinh mổ thường được chỉ định để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi trong quá trình sinh nở.

Đọc thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Dấu hiệu 3 cấp độ, nguyên nhân và cách điều trị

Qua các thông tin trên, TIANYIAI đã giải đáp cho bạn các thắc mắc về bệnh dính buồng tử cung. Đồng thời cung cấp thông tin cần thiết khác về chi phí phẫu thuật tách dính buồng tử cung bằng nội soi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được cho các chị em.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *