✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành y học cổ truyền
Thụ tinh ống nghiệm (IVF) là một phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến dành cho các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc có con. Tuy nhiên, không phải lúc nào IVF cũng thành công, và sau nhiều lần thất bại, nhiều cặp đôi thường băn khoăn IVF thất bại có thai tự nhiên được không?. Trong bài viết này, TIANYIAI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp thụ tinh ống nghiệm, những rủi ro tiềm ẩn, và khả năng mang thai tự nhiên sau khi IVF không thành công.
Mục lục
ToggleTại sao làm IVF thất bại? Nguyên nhân là do đâu?
Giống như nhiều phương pháp điều trị y tế khác, thụ tinh ống nghiệm (IVF) không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong muốn. Tỷ lệ thành công của phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ sức khỏe sinh sản của cặp đôi đến khả năng đáp ứng với liệu pháp điều trị. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến IVF thất bại:
Yếu tố | Nguyên nhân khiến IVF thất bại |
Tuổi tác | Tuổi chị em càng tăng, khả năng dự trữ buồng trứng và chất lượng trứng ngày càng giảm. Điều này làm giảm tỉ lệ mang thai thành công qua IVF. Đặc biệt, tỉ lệ thành công khi làm IVF ở phụ nữ trên 40 tuổi có thể chỉ còn 10%. Nam giới cũng có thể gặp vấn đề về chất lượng tinh trùng khi tuổi càng cao hơn. |
Chất lượng trứng và tinh trùng | Trứng và tinh trùng kém chất lượng sẽ dẫn đến phôi yếu hoặc không thể phát triển bình thường, gây khó khăn trong việc cấy ghép và duy trì thai kỳ. |
Chất lượng phôi | Phôi yếu, phát triển không bình thường hoặc gặp bất thường về nhiễm sắc thể có thể gây ra việc làm tổ thất bại hoặc ngừng phát triển. |
Khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung | Tử cung có vấn đề, chẳng hạn như nội mạc tử cung quá mỏng, u xơ, hoặc lạc nội mạc tử cung, có thể ngăn cản phôi bám vào thành tử cung và phát triển thành bào nhi. |
Nguyên nhân vô sinh | Các vấn đề gây vô sinh khiến chị em phải thực hiện IVF cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai thành công. Những nguyên nhân thường gặp gây vô sinh bao gồm: rối loạn nội tiết, bệnh lý mạn tính hoặc các vấn đề di truyền. |
Chế độ dinh dưỡng | Một chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên căng thẳng và lối sống không khoa học có thể làm giảm khả năng sinh sản và ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tinh trùng cũng như khả năng tiếp nhận phôi của tử cung. |
Đọc thêm: Mang thai lại sau sảy thai có sao không? Dấu hiệu có thai sau sảy thai
IVF thất bại có thai tự nhiên được không?
IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) là một hành trình đầy thử thách, đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí và cả một tâm lý vững vàng. Khi kết quả không như mong đợi, sự thất vọng là điều không thể tránh khỏi.
Theo Báo Dân Trí, một nghiên cứu từ Đại học Aberdeen đã theo dõi 2.133 phụ nữ điều trị IVF tại một cơ sở ở Aberdeen từ năm 1998 đến 2011, với thời gian theo dõi từ 1 đến 15 năm. Kết quả cho thấy, trong số các phụ nữ đã điều trị IVF nhưng không thụ thai hoặc mất thai, cứ 6 người thì có 1 người sau đó có thể sinh con.
Trong vòng 5 năm, khoảng 17% các cặp vợ chồng IVF thất bại sau đó vẫn có thể sinh con khỏe mạnh mà không cần sự can thiệp y tế. Ngoài ra, khoảng 15% phụ nữ đã sinh con nhờ IVF tiếp tục có thêm con mà không cần sự hỗ trợ từ phương pháp này.
Như vậy chị em đã có câu trả lời cho câu hỏi “IVF thất bại có thai tự nhiên được không?”. Có thể nói việc mang thai tự nhiên sau khi IVF thất bại hoàn toàn có thể xảy ra, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi phụ nữ.
IVF thất bại bao lâu thì có thể làm lại?
Sau khi IVF thất bại, thời gian để thực hiện lần tiếp theo phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tâm lý của người điều trị. Nếu người phụ nữ có đủ điều kiện về sức khỏe và tinh thần, họ có thể tiến hành lần IVF thứ hai sau khi kết thúc một chu kỳ kinh nguyệt.
Trong trường hợp người bệnh còn phôi trữ đông, quá trình IVF tiếp theo sẽ đơn giản hơn, không cần thực hiện lại các bước kích thích trứng và chọc hút. Thay vào đó, bác sĩ sẽ thực hiện quá trình rã đông phôi và chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển phôi. Nếu không còn phôi trữ, toàn bộ quá trình từ kích trứng sẽ phải được lặp lại.
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng trước mỗi lần làm IVF. Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cần điều trị, việc điều trị sẽ được ưu tiên trước khi tiến hành IVF lại.
Đặc biệt, đối với phụ nữ trên 35 tuổi, do sự suy giảm nhanh chóng về số lượng và chất lượng trứng, nên việc làm lại IVF không nên trì hoãn quá lâu để đảm bảo tăng cơ hội thành công. Quan trọng là phải kết hợp giữa điều kiện sức khỏe, tài chính và sự sẵn sàng về tâm lý để quyết định thời điểm thích hợp thực hiện IVF lần tiếp theo.
Đọc thêm: Những nguyên nhân gây sảy thai mà bạn cần phải biết
IVF thất bại bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?
Sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh thành công, hợp tử sẽ được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt cho đến ngày thứ 3 hoặc thứ 5. Sau đó, bác sĩ sẽ chọn phôi có chất lượng tốt nhất để chuyển vào tử cung.
Sau khi được chuyển vào tử cung, phôi cần khoảng 40 giờ để thoát khỏi lớp màng bảo vệ và bắt đầu làm tổ trong niêm mạc tử cung. Nếu phôi bám thành công và tiếp tục phát triển, sau khoảng 3 ngày, một số phụ nữ có thể thấy dấu hiệu như ra chút máu hoặc đau nhẹ, giống như triệu chứng khi đến kỳ kinh nguyệt.
Trong trường hợp quá trình chuyển phôi không thành công, kinh nguyệt thường sẽ xuất hiện sau khoảng 14 đến 16 ngày, tức là từ 3 đến 5 ngày sau khi ngừng sử dụng thuốc hỗ trợ nội tiết giúp phôi làm tổ.
Đọc thêm: Sảy thai có cần kiêng như đẻ không? Sảy thai nên kiêng gì?
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
IVF thất bại cần bổ sung gì để nhanh hồi phục?
Sau khi IVF thất bại, cơ thể phụ nữ cần được chăm sóc kỹ lưỡng để phục hồi nhanh chóng và đạt được trạng thái sức khỏe tốt nhất. Một trong những phương pháp giúp hỗ trợ quá trình này là bổ sung các loại thảo dược thiên nhiên nhằm bồi bổ cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường thể lực và hồi phục khí sắc. Sản phẩm Thảo mộc Ái Tiểu Nguyệt của TIANYIAI là một giải pháp tối ưu cho phụ nữ sau IVF thất bại.
Sản phẩm này giúp phụ nữ phục hồi nhanh chóng với liệu trình chia thành 3 giai đoạn, bao gồm:
- Tinh chất thanh lọc (Detox Herbal Essence): Giúp thanh nhiệt, làm sạch cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu và cân bằng kinh nguyệt với các thành phần như đương quy, xuyên khung, và cam thảo. Đây là bước đầu tiên cần thiết để loại bỏ các độc tố trong cơ thể sau quá trình điều trị IVF.
- Tinh chất dưỡng khí (Nourish Herbal Essence): Sau khi quá trình thanh lọc hoàn tất và cơ thể không còn chảy máu hay sản dịch, giai đoạn này tập trung vào việc dưỡng khí huyết và bổ sung dưỡng chất quan trọng. Các thành phần như hoàng kỳ và bạch truật giúp cơ thể tăng cường sức khỏe và thể lực, giúp tái tạo hồng cầu và thúc đẩy quá trình hồi phục.
- Tinh chất bồi bổ (Enhance Herbal Essence): Sau khi dưỡng khí, cơ thể cần được bồi bổ để khôi phục hoàn toàn thể lực. Giai đoạn này chứa các thảo dược như đương quy, đông trùng hạ thảo, và nấm linh chi giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu và tái tạo sức khỏe toàn diện.
Với thành phần từ các loại thảo dược quý như đương quy, xuyên khung, cam thảo và nhiều loại dược liệu khác, Ái Tiểu Nguyệt không chỉ giúp phục hồi cơ thể mà còn tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng nội tiết tố sau quá trình IVF thất bại.
Làm IVF có hại không? Những rủi ro khi làm IVF
Làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) nhìn chung không gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe nếu được thực hiện đúng quy trình và dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy có thể nói đây là một phương pháp hỗ trợ sinh sản an toàn với rất ít rủi ro nhất.
Một số rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thực hiện IVF thường liên quan đến việc sử dụng thuốc kích trứng, quá trình chọc hút trứng, và chuyển phôi. Dưới đây là một số mặt hại khi làm IVF mà bạn có thể gặp phải:
1. Tác dụng phụ của thuốc kích trứng
Trong giai đoạn kích thích buồng trứng, một số phụ nữ có thể gặp phải phản ứng với các loại thuốc hormone, gây ra một số triệu chứng như:
- Sốt nhẹ.
- Căng tức ngực.
- Thay đổi tâm trạng, lo lắng hoặc mệt mỏi.
- Đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
Những triệu chứng này thường xuất hiện trong vài ngày cuối của quá trình kích trứng và sẽ biến mất sau khi chọc hút trứng. Nếu tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, các triệu chứng này sẽ không gây ra vấn đề nghiêm trọng.
2. Hội chứng quá kích buồng trứng
Hội chứng quá kích buồng trứng xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với thuốc kích trứng, làm buồng trứng sưng to và gây đau đớn. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ mắc hội chứng này đã giảm xuống dưới 5%, và chỉ một số ít trường hợp phát triển thành mức độ nghiêm trọng.
Triệu chứng thường gặp ở hội chứng quá kích buồng trứng bao gồm đau bụng, tăng cân và cơ thể khó chịu. Trường hợp nặng có thể gây tích tụ dịch trong bụng, hạ huyết áp hoặc ảnh hưởng đến gan. Phụ nữ trẻ, có thể trạng gầy hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ cao gặp phải hội chứng này.
3. Rủi ro khi chuyển phôi
Quá trình chuyển phôi thường ít khi gây ra biến chứng nghiêm trọng, nhưng trong một số ít trường hợp, có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết âm đạo, nhiễm trùng nhẹ hoặc thay đổi trong dịch tiết âm đạo. Những triệu chứng này thường không kéo dài và có thể tự cải thiện khi được theo dõi và chăm sóc đúng cách.
4. Nguy cơ mang đa thai
Một trong những rủi ro phổ biến khi làm IVF là nguy cơ mang đa thai. Tỷ lệ mang đa thai khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có thể cao hơn so với thụ tinh tự nhiên. Điều này tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non và các vấn đề sức khỏe khác cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến cáo chỉ chuyển một hoặc hai phôi để giảm nguy cơ mang đa thai.
5. Nguy cơ không có noãn/phôi
Một số trường hợp hiếm gặp có thể không thu được trứng hoặc phôi sau quá trình kích trứng và thụ tinh. Nguy cơ này xảy ra chủ yếu ở những phụ nữ có chất lượng trứng kém, dự trữ buồng trứng thấp hoặc người chồng có chất lượng tinh trùng bất thường. Việc khám sức khỏe và đánh giá kỹ lưỡng trước khi bắt đầu quá trình IVF sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ này.
Đọc thêm: TOP 6 thuốc bổ máu sau sảy thai mà chị em cần phải biết
Đọc thêm: 5 thực đơn cho người sảy thai, phụ nữ sảy thai nên ăn gì?
Câu hỏi khác liên quan đến IVF
Bên cạnh câu hỏi “Làm IVF có hại không?”, các mẹ thường có thêm nhiều băn khoăn khác liên quan đến quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Dưới đây là câu trả lời cho một số câu hỏi phổ biến:
1. IVF có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không?
Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng thụ tinh trong ống nghiệm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hoặc sự phát triển của thai nhi. Các em bé được sinh ra từ IVF phát triển bình thường, giống như các thai nhi thụ thai tự nhiên. Ngoài ra, các kỹ thuật sàng lọc phôi trước khi chuyển vào tử cung giúp giảm nguy cơ về dị tật bẩm sinh và các bất thường nhiễm sắc thể, đảm bảo thai nhi có sự phát triển khỏe mạnh.
2. Quá trình làm IVF có gây đau đớn không?
Trong suốt quá trình IVF, một số giai đoạn có thể gây khó chịu hoặc đau đớn. Các cơn đau thường xuất hiện khi kích thích buồng trứng, chọc hút trứng và chuyển phôi. Tuy nhiên, mức độ đau đớn thường nhẹ và tạm thời. Sau các thủ thuật, cảm giác này sẽ giảm đi nhanh chóng với sự chăm sóc đúng cách từ các bác sĩ.
3. Nam giới có gặp rủi ro gì khi làm IVF không?
Đối với trường hợp nam giới gặp khó khăn trong việc lấy tinh trùng bằng cách thông thường, có thể sử dụng các phương pháp can thiệp như:
- PESA (MESA): Lấy tinh trùng bằng cách chọc vào mào tinh hoàn với gây tê cục bộ.
- Micro TESE: Phẫu thuật để lấy tinh trùng từ tinh hoàn, thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân.
Những phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ nhỏ như đau, nhiễm trùng hoặc chảy máu tại chỗ. Tuy nhiên, các rủi ro này thường không nghiêm trọng và sẽ được khắc phục dễ dàng nếu bệnh nhân được chăm sóc đúng cách sau khi thực hiện thủ thuật.
Đọc thêm: Vừa sảy thai 1 tuần quan hệ có sao không? Cần lưu ý gì?
Có thể nói phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) là tia hy vọng cho rất nhiều cặp vợ chồng mong con, dù đôi khi không tránh khỏi thất bại và những rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, nếu còn lo lắng IVF thất bại có thai tự nhiên được không thì may mắn thay, nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn vẫn có khả năng mang thai tự nhiên sau khi IVF thất bại. TIANYIAI mong rằng các cặp đôi sẽ sớm đón nhận tin vui và chào đón những thiên thần bé nhỏ trong tương lai nhé!
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.