✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành y học cổ truyền
Thụ tinh ống nghiệm (IVF) là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại, mang lại hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn mong muốn có con. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chuyển phôi thất bại nhiều lần, gây ra lo lắng và thất vọng cho các cặp đôi. Vậy tại sao chuyển phôi thất bại nhiều lần? Dấu hiệu chuyển phôi thất bại là gì? Cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay!
Mục lục
ToggleThụ tinh ống nghiệm là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một phương pháp hỗ trợ sinh sản, trong đó quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng diễn ra bên ngoài cơ thể, trong môi trường phòng thí nghiệm. Sau khi phôi hình thành và được nuôi dưỡng trong một thời gian nhất định, nó sẽ được chuyển vào tử cung của người phụ nữ nhằm giúp quá trình mang thai diễn ra tự nhiên.
Các bước chính của một chu kỳ IVF bao gồm:
- Kích thích buồng trứng để sản xuất nhiều noãn (trứng) hơn.
- Thu hoạch trứng thông qua quá trình chọc hút.
- Lọc và chuẩn bị tinh trùng.
- Tiến hành thụ tinh giữa trứng và tinh trùng trong phòng thí nghiệm.
- Nuôi dưỡng phôi sau thụ tinh.
- Thực hiện chuyển phôi vào tử cung.
- Bảo quản phôi thừa bằng phương pháp đông lạnh.
- Hỗ trợ chức năng hoàng thể sau khi phôi đã được chuyển vào tử cung.
Chuyển phôi là gì?
Chuyển phôi là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình thụ tinh ống nghiệm (IVF). Sau khi phôi đã được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, các bác sĩ sẽ đưa phôi vào tử cung người mẹ để tạo điều kiện cho quá trình phát triển và làm tổ. Thông thường, khoảng 2 đến 3 phôi sẽ được chuyển nhằm tăng cơ hội thành công.
Trong vòng từ 1 đến 5 ngày sau khi chuyển phôi, phôi sẽ di chuyển và tìm cách bám vào nội mạc tử cung để làm tổ. Giai đoạn này rất quan trọng, đòi hỏi chị em phụ nữ phải theo dõi sức khỏe cẩn thận.
Chuyển phôi thất bại xảy ra khi phôi không thể gắn kết vào tử cung, dẫn đến việc thai kỳ không thể tiếp diễn hoặc thai nghén bị hỏng sớm. Trong quy trình IVF, khi phôi được nuôi cấy đến ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 5 trong phòng thí nghiệm, phôi sẽ được chuyển vào tử cung người phụ nữ. Nếu quá trình làm tổ của phôi không thành công, đó được coi là chuyển phôi thất bại.
Đọc thêm: Sảy thai bao lâu thì có thai lại được? Bổ sung axit folic sau sảy thai
Đối tượng nào cần sử dụng phương pháp IVF?
Những người có thể cân nhắc sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bao gồm:
- Phụ nữ có vấn đề tại tử cung như lạc nội mạc tử cung, hoặc u xơ tử cung;
- Phụ nữ bất thường về quá trình phóng noãn: không phóng noãn, kém phóng noãn, buồng trứng đa nang hoặc tổn thương vòi trứng, cả những trương hợp phải phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng, suy buồng trứng sớm,…
- Nam giới chất lượng tinh trùng yếu, số lượng ít, bất thường về ống dẫn tinh, xuất tinh ngược, không có tinh trùng trong tinh dịch;
- Các cặp vợ chồng lớn tuổi, chất lượng trứng của người vợ bị suy giảm;
- Đã áp dụng phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần nhưng không thành công;
- Vô sinh không rõ nguyên nhân;
Dấu hiệu chuyển phôi thất bại là gì?
Dấu hiệu chuyển phôi thất bại có thể khác nhau tùy theo từng người, và nhiều triệu chứng chỉ có thể được xác định chính xác thông qua kiểm tra y tế. Tuy nhiên, có một số biểu hiện chung mà phụ nữ có thể nhận thấy nếu quá trình chuyển phôi không thành công:
- Kinh nguyệt xuất hiện: Nếu kinh nguyệt đến đúng chu kỳ sau khi chuyển phôi, đây có thể là dấu hiệu cho thấy quá trình cấy ghép phôi vào tử cung không thành công.
- Không có dấu hiệu mang thai: Một số người không cảm thấy các triệu chứng thường gặp của thai kỳ như đau ngực, đau chằn bụng dưới, đầy hơi, buồn nôn, nghén. Tuy nhiên, việc không có những dấu hiệu này cũng không phải lúc nào cũng khẳng định chuyển phôi thất bại, vì có những trường hợp mang thai mà không có triệu chứng rõ rệt.
- Kết quả thử thai âm tính: Cách chắc chắn nhất để xác định việc chuyển phôi có thành công hay không là thông qua xét nghiệm beta hCG. Phôi cấy vào tử cung sẽ kích thích cơ thể sản xuất hormone hCG. Nếu kết quả xét nghiệm beta hCG âm tính, có nghĩa là phôi không làm tổ thành công và chu kỳ IVF thất bại.
Lưu ý: Không nên xét nghiệm hCG quá sớm sau khi chuyển phôi, vì nồng độ hormone có thể chưa đủ cao để phát hiện và cho kết quả chính xác. Thời điểm kiểm tra lý tưởng là khoảng 12 ngày sau khi chuyển phôi.
Đọc thêm: Những điều kiêng kỵ khi phá thai, sảy thai bạn cần biết
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Nguyên nhân chuyển phôi thất bại nhiều lần là gì?
Chuyển phôi thất bại có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp, liên quan đến các yếu tố như chất lượng phôi, tuổi tác, bệnh lý, và sự tương tác giữa phôi với niêm mạc tử cung. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến chuyển phôi không thành công:
1. Tuổi tác
Theo nhiều nghiên cứu, tuổi tác là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khi tuổi tăng, số lượng và chất lượng trứng giảm, khiến tỷ lệ thành công của IVF cũng giảm theo.
Một nghiên cứu trên gần 200.000 phụ nữ tại Anh cho thấy, phụ nữ dưới 30 tuổi có tỷ lệ thành công lên đến 52%, trong khi ở nhóm từ 31 đến 35 tuổi, tỷ lệ này giảm nhẹ xuống còn 50%. Đối với phụ nữ từ 36 đến 40 tuổi, cơ hội giảm đáng kể chỉ còn 34%, và khi bước qua tuổi 40, tỷ lệ thành công chỉ còn khoảng 10%.
Ngoài ra, tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ gia tăng đáng kể theo độ tuổi. Đối với những phụ nữ ở độ tuổi 20, nguy cơ sảy thai khoảng 10%, nhưng tỷ lệ này tăng vọt lên 90% khi phụ nữ bước sang tuổi 45. Nếu người chồng trên 45 tuổi, nguy cơ sảy thai của người vợ cũng tăng gấp đôi so với những phụ nữ có chồng trẻ tuổi hơn.
Bên cạnh đó, các biến chứng trong thai kỳ cũng trở nên phổ biến hơn khi phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt sau 35 tuổi. Những biến chứng có thể gặp bao gồm đái tháo đường thai kỳ, nhau tiền đạo, và khả năng phải sinh mổ. Mặc dù những tình trạng này không phải lúc nào cũng xảy ra, nhưng nguy cơ gặp phải sẽ tăng cao đối với phụ nữ trên 35 tuổi.
2. Dự trữ buồng trứng suy giảm
Khi phụ nữ lớn tuổi hoặc gặp các vấn đề về bệnh lý hay di truyền làm số lượng và chất lượng trứng trong buồng trứng suy giảm nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng thu hoạch trứng khi thực hiện IVF, dẫn đến ít phôi được tạo ra và giảm tỷ lệ thành công của quá trình chuyển phôi.
3. Vấn đề di truyền và nhiễm sắc thể
Những bất thường về nhiễm sắc thể trong phôi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra thất bại cấy ghép. Các lỗi về số lượng nhiễm sắc thể hoặc cấu trúc DNA trong phôi có thể dẫn đến phôi không phát triển đúng cách và không thể làm tổ thành công trong tử cung.
4. Chất lượng trứng, tinh trùng và phôi
Chất lượng trứng và tinh trùng quyết định trực tiếp đến sức khỏe của phôi. Trứng kém chất lượng thường xuất hiện ở phụ nữ lớn tuổi, làm giảm khả năng phôi phát triển và bám vào tử cung. Tinh trùng cũng có thể gặp các vấn đề về phân mảnh DNA, ảnh hưởng đến sự phát triển phôi và làm giảm cơ hội thành công khi chuyển phôi.
5. Bất thường ở niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung phải có độ dày và cấu trúc phù hợp để tiếp nhận phôi. Những tình trạng như u xơ tử cung, polyp, lạc nội mạc tử cung hay ứ dịch vòi trứng có thể cản trở quá trình phôi làm tổ, khiến tỷ lệ thành công khi chuyển phôi bị giảm sút.
6. Sự tương tác giữa phôi và niêm mạc tử cung
Một số trường hợp dù phôi và niêm mạc tử cung đều ở trạng thái tốt nhưng vẫn xảy ra thất bại. Điều này có thể do “cửa sổ làm tổ” – thời điểm niêm mạc tử cung sẵn sàng tiếp nhận phôi – không được xác định chính xác, dẫn đến việc phôi không thể làm tổ thành công. Việc tính toán đúng thời điểm này có thể tăng cơ hội thành công của IVF.
7. Yếu tố lối sống
Lối sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, ăn uống thiếu khoa học, ít vận động và thừa cân có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tinh trùng và sức khỏe tổng thể của tử cung, làm giảm khả năng thành công của IVF. Các bệnh lý tiềm ẩn như đái tháo đường, bệnh tuyến giáp hay rối loạn nội tiết cũng có thể làm giảm khả năng tương tác giữa phôi và niêm mạc tử cung.
Đọc thêm: Sau khi phá thai nên ăn gì? Sảy thai uống gì cho sạch tử cung?
Tỷ lệ chuyển phôi thất bại là bao nhiêu?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là một phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến, tuy nhiên không thể đảm bảo kết quả thành công 100%. Theo IVFTA, tỷ lệ chuyển phôi thất bại thường dao động từ 10% đến 30%, phụ thuộc vào từng trung tâm IVF và nhóm bệnh nhân cụ thể.
Trên thế giới, tỷ lệ thành công của phương pháp IVF thường nằm trong khoảng 28-45%. Tại Việt Nam, mặc dù phương pháp này chỉ được áp dụng sau nhiều năm so với các nước khác, nhưng hiện nay nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản đã đạt được những tiến bộ đáng kể.
Đọc thêm: Triệu chứng trầm cảm sau sảy thai, 4 bước điều trị hiệu quả
Làm sao để tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công?
Khi chuyển phôi thất bại, vẫn có nhiều phương pháp hỗ trợ giúp tăng tỷ lệ thành công trong lần tiếp theo. Các kỹ thuật này được áp dụng tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bao gồm:
1. Khắc phục các bất thường trong tử cung
Các vấn đề như dính buồng tử cung, vách ngăn tử cung, tử cung đôi hoặc u xơ tử cung cần được giải quyết nếu có liên quan đến việc cản trở quá trình phôi làm tổ. Điều này giúp tạo môi trường thuận lợi hơn cho phôi phát triển.
2. Nuôi cấy phôi ngày 5 (phôi nang)
Theo thống kê, chuyển phôi ở ngày 5 có tỷ lệ thành công cao hơn so với phôi ngày 3, do phôi ngày 5 có chất lượng tốt hơn và khả năng bám vào niêm mạc tử cung cao hơn. Kết hợp nuôi cấy phôi ngày 5 và sàng lọc phôi phù hợp có thể làm tăng cơ hội thành công, đồng thời giảm nguy cơ sảy thai và đa thai.
3. Xét nghiệm di truyền trước khi chuyển phôi (PGT)
Tình trạng lệch bội nhiễm sắc thể là nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Xét nghiệm PGT giúp sàng lọc các phôi có nhiễm sắc thể bình thường, từ đó tăng cơ hội đậu thai và giảm nguy cơ sảy thai hoặc thai nhi bất thường.
4. Xét nghiệm ERA xác định cửa sổ làm tổ
ERA sử dụng công nghệ tiên tiến để đánh giá mức độ biểu hiện của hàng trăm gen trong niêm mạc tử cung, nhằm xác định thời điểm tối ưu để chuyển phôi vào tử cung, giúp tăng khả năng phôi làm tổ thành công.
Ngoài ra, ERA còn có thể phát hiện những bất thường tiềm ẩn trong tử cung. Nếu phát hiện các vấn đề, bác sĩ sẽ đề nghị trữ lạnh phôi nang và hoãn chuyển phôi cho đến khi niêm mạc tử cung sẵn sàng tiếp nhận phôi tốt hơn, giúp tăng tỷ lệ thành công khi chuyển phôi.
Những kỹ thuật này giúp tối ưu hóa tỷ lệ thành công trong quá trình IVF, mang lại hy vọng mới cho những cặp vợ chồng mong muốn có con sau khi chuyển phôi thất bại.
Đọc thêm: Sau sảy thai có nên uống thuốc bắc để bồi bổ sức khoẻ không?
Nên làm gì sau khi chuyển phôi không thành công?
Việc chuyển phôi thất bại là một trải nghiệm không ai mong muốn, đặc biệt đối với các cặp vợ chồng đang khao khát có con. Tuy nhiên, thất bại trong lần đầu chuyển phôi không có nghĩa là không còn hy vọng. Dưới đây là một số bước quan trọng mà các cặp vợ chồng nên thực hiện sau khi chuyển phôi không thành công:
1. Xác định nguyên nhân thất bại
Trước hết, việc tìm ra nguyên nhân chuyển phôi thất bại là cần thiết. Bác sĩ sẽ xem xét tiền căn sức khoẻ, các yếu tố di truyền, chất lượng phôi, tình trạng niêm mạc tử cung và các thông số khác để điều chỉnh phương án điều trị cho lần chuyển phôi tiếp theo. Điều này giúp đưa ra chiến lược hiệu quả hơn trong các chu kỳ IVF sau.
2. Duy trì tâm lý lạc quan
Thất bại có thể gây ra cảm giác buồn bã, căng thẳng, nhưng IVF là một hành trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Duy trì tinh thần tích cực và không bỏ cuộc là yếu tố quan trọng giúp các cặp vợ chồng chuẩn bị tốt hơn cho những lần điều trị tiếp theo. Tránh để tâm lý tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
3. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh
Lối sống và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe sinh sản. Cả hai vợ chồng nên duy trì chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng, hạn chế chất kích thích và duy trì thói quen tập thể dục đều đặn. Bên cạnh đó, cần tránh thức khuya, căng thẳng và duy trì cân nặng ở mức hợp lý để tối ưu hóa khả năng sinh sản.
4. Tham vấn bác sĩ điều trị
Sau khi nhận kết quả chuyển phôi thất bại, việc trao đổi trực tiếp với bác sĩ là vô cùng cần thiết. Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chi tiết về nguyên nhân thất bại và cung cấp các phương án điều trị tiếp theo. Đôi khi, cần thực hiện vài lần IVF mới có kết quả thành công, vì vậy đừng ngần ngại tìm hiểu thêm về các phương pháp hỗ trợ để tăng tỷ lệ thành công trong các chu kỳ sau.
5. Hỗ trợ tâm lý
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc các chuyên gia tâm lý là điều cần thiết để vượt qua cú sốc tinh thần. Ngoài ra, tham gia vào các cộng đồng hoặc nhóm hỗ trợ về IVF có thể giúp các cặp vợ chồng kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và động viên nhau trong quá trình điều trị. Điều này giúp các cặp đôi cảm thấy không cô đơn trong hành trình tìm con.
6. Cân nhắc phương pháp thay thế
Trong một số trường hợp, nếu thất bại liên tục có liên quan đến các vấn đề di truyền hoặc bệnh lý không thể điều trị, cặp vợ chồng có thể cân nhắc sử dụng noãn hoặc tinh trùng hiến tặng. Nếu sức khỏe của người vợ không đủ điều kiện để mang thai, phương án mang thai hộ cũng có thể được xem xét.
Đọc thêm: 5 thực đơn cho người sảy thai, phụ nữ sảy thai nên ăn gì?
Nên uống gì sau khi làm IVF thất bại để nhanh hồi phục?
Sau khi trải qua quá trình IVF thất bại, cơ thể phụ nữ cần được chăm sóc kỹ lưỡng để hồi phục nhanh chóng. Một trong những phương pháp hỗ trợ phục hồi hiệu quả là sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp bồi bổ và tái tạo sức khỏe. Ái Tiểu Nguyệt là một lựa chọn tuyệt vời, đặc biệt dành cho phụ nữ sau sảy thai, phá thai, hoặc gặp thất bại sau quá trình IVF.
- Tinh chất thanh lọc (Detox Herbal Essence): Giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn và điều hòa kinh nguyệt. Thành phần bao gồm đương quy, xuyên khung, gừng khô và nhiều loại thảo dược khác giúp làm ấm cơ thể và thanh nhiệt.
- Tinh chất dưỡng khí (Nourish Herbal Essence): Sau giai đoạn thanh lọc, sản phẩm tiếp tục bồi bổ cơ thể bằng các thành phần như hoàng kỳ, đảng sâm, thục địa và táo đỏ, giúp tăng cường chức năng tuần hoàn và hồi phục nhanh chóng.
- Tinh chất bồi bổ (Enhance Herbal Essence): Ở giai đoạn này, sản phẩm tập trung bồi dưỡng sức khỏe toàn diện với các thành phần như nhục quế, lá đỗ trọng và nấm Đông trùng hạ thảo thể sợi, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và phục hồi sau quá trình điều trị.
Sử dụng Ái Tiểu Nguyệt trong liệu trình 15 ngày, chia thành 3 giai đoạn, giúp cơ thể phụ nữ sau quá trình IVF nhanh chóng lấy lại sức khỏe, đồng thời hỗ trợ cân bằng khí huyết và nâng cao thể lực. Với thành phần thảo dược thiên nhiên được sản xuất bởi nhà máy dược phẩm Tianyi, Ái Tiểu Nguyệt là giải pháp an toàn và hiệu quả để hồi phục cơ thể sau khi IVF thất bại.
Cách sử dụng: Pha với nước ấm hoặc xé gói uống liền, mỗi ngày 2 gói sau bữa sáng và bữa trưa.
Tóm lại, sau quá trình thụ tinh ống nghiệm, nếu gặp phải tình trạng chuyển phôi thất bại nhiều lần, việc xác định nguyên nhân và hiểu rõ các dấu hiệu chuyển phôi thất bại là vô cùng quan trọng. Điều này giúp các cặp vợ chồng có thể chuẩn bị tốt hơn về tinh thần và thể chất, đồng thời phối hợp với bác sĩ để đưa ra giải pháp tối ưu, tăng cơ hội thành công trong những chu kỳ IVF tiếp theo.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sảy thai hoặc phá thai, chị em có thể tham gia: Hội các mẹ sảy thai – phá thai – thai lưu – IVF thất bại chia sẻ kinh nghiệm để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.