fbpx
Hoi-chung-tien-kinh-nguyet-pms-la-gi

Nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy căng tức ngực, nổi mụn, mất ngủ, hay thậm chí là đau bụng dưới âm ỉ trước kỳ kinh nguyệt. Những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Bài viết này TIANYIAI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân, triệu chứng của PMS và các phương pháp giúp giảm khó chịu trước kỳ kinh nguyệt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là gì?

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS – Premenstrual Syndrome) là tình trạng phổ biến xảy ra trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, tức là sau giai đoạn rụng trứng. Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần và cảm xúc của phụ nữ, từ nhẹ đến nghiêm trọng. 

Các biểu hiện thường gặp bao gồm khó chịu, dễ nổi nóng, cảm giác buồn bã, thay đổi tâm trạng, dễ xúc động, đau nhức, mệt mỏi, mất ngủ, tăng ham muốn tình dục hoặc thèm ăn bất thường.

Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Hội chứng tiền kinh nguyệt thường xuất hiện từ 1 đến 2 tuần trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Những triệu chứng khó chịu cả về thể chất lẫn tinh thần này thường giảm đi và biến mất khi kỳ kinh nguyệt chính thức diễn ra.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc gia đình, các mối quan hệ cá nhân cũng như khả năng làm việc và sinh hoạt thường ngày.

Đọc thêm: Rối loạn kinh nguyệt là gì? Uống thuốc gì để có kinh nguyệt trở lại?

Đối tượng nào thường mắc hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)?

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tình trạng rất phổ biến, ảnh hưởng đến 85-90% phụ nữ với các mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trong đó, khoảng 20-40% phụ nữ trải qua những rối loạn gây ảnh hưởng đến tâm lý và sinh lý, và khoảng 2-3% gặp phải tình trạng nặng, khiến khả năng hoạt động hàng ngày bị suy giảm nghiêm trọng. 

Hội chứng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ thời kỳ thiếu niên, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40.

Dau-hieu-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-pms
Những dấu hiệu hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?

Hiện nay, các nguyên nhân cụ thể của hội chứng tiền kinh nguyệt vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các triệu chứng thường xuất hiện từ 1-2 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu và lặp lại theo chu kỳ, điều này cho thấy có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố và hóa học trong cơ thể, đặc biệt là hormone estrogen, progesterone và serotonin.

Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt vitamin B6, canxi, magie cũng được cho là một yếu tố góp phần gây ra sự mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt. Theo một số nghiên cứu nước ngoài đã phân tích hơn 150 triệu chứng liên quan đến PMS và chia thành hai nhóm chính:

  1. Rối loạn dạng cơ thể: Bao gồm các triệu chứng như chướng bụng (90%), đau ngực (85%), nổi mụn trứng cá (71%), thèm ăn hoặc thay đổi khẩu vị (70%), phù nề, tích nước (67%), đau đầu (60%), và rối loạn tiêu hóa (48%).
  2. Rối loạn dạng cảm xúc và hành vi: Gồm mệt mỏi (92%), dễ bị kích thích (91%), thay đổi tâm trạng thất thường (86%), trầm cảm (80%), quá khích (69%), khó tập trung (47%), và các biểu hiện khác như cảm giác cô đơn, xa lánh bạn bè (65%), hay quên (56%).

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, sức khỏe hoặc công việc của bạn, hãy chủ động tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ. 

Mỗi người có cơ địa và tình trạng khác nhau, vì vậy việc thảo luận với chuyên gia y tế là cách tốt nhất để xác định nguyên nhân, chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn cảm thấy cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

Đọc thêm: [Giải đáp] Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai thì phải làm sao?

Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Các biện pháp cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có thể được giảm thiểu bằng cách áp dụng các biện pháp phù hợp, từ thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống đến sử dụng thuốc khi cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả:

1. Điều trị bằng thuốc

Vì các triệu chứng của PMS có liên quan mật thiết đến sự biến đổi của hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là sự dao động của estrogen và progesterone. Vì vậy, bạn có thể sử dụng estrogen, progestins hoặc thuốc tránh thai để điều chỉnh sự mất cân bằng hormone, giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu trước kỳ kinh nguyệt.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) thường được sử dụng khi các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc hoặc mối quan hệ, như trầm cảm, lo âu, đau nhức kéo dài mà các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả. 

Dưới đây số loại thuốc giúp giảm sự khó chịu và mệt mỏi trước kỳ kinh nguyệt:

  • Thuốc lợi tiểu: Giảm tình trạng giữ nước, chướng bụng và phù nề.
  • Magiê và vitamin B6: Hỗ trợ giảm căng ngực, mệt mỏi và cải thiện tâm trạng.
  • Thuốc nhuận tràng: Giúp cải thiện tiêu hóa và giảm táo bón, thường gặp ở phụ nữ bị PMS.
  • Thuốc chống trầm cảm: Nhằm cân bằng serotonin trong não, giúp giảm tình trạng trầm cảm, lo âu và thay đổi tâm trạng.
  • Thuốc giảm đau: Như ibuprofen hoặc paracetamol, giúp giảm đau bụng kinh, đau đầu và các cơn đau nhức cơ thể.
  • Thuốc chống lo âu hoặc an thần: Phù hợp với các trường hợp mất ngủ hoặc căng thẳng quá mức.
  • Thuốc cân bằng nội tiết tố nữ: Được sử dụng để duy trì sự ổn định của các hormone trong cơ thể.

Điều trị bằng thuốc cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp dựa trên mức độ triệu chứng và tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. 

Đọc thêm: [Giải đáp] Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không?

2.  Sử dụng thảo mộc Thư Tiêm và Mỹ Nghiên

Thảo mộc Thư Tiêm và Mỹ Nghiên của thương hiệu TIANYIAI là giải pháp toàn diện cho phụ nữ trong việc điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ sức khỏe từ bên trong và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Với thành phần được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên. Combo điều hoà kinh nguyệt toàn diện được thiết kế phù hợp với những đối tượng như:

  • Phụ nữ gặp vấn đề về kinh nguyệt: Bao gồm các triệu chứng như chu kỳ kinh nguyệt không đều, đến sớm hoặc muộn, lượng kinh ra quá ít hoặc quá nhiều, rong kinh, tắc kinh, hoặc mất kinh.
  • Phụ nữ khó chịu trong kỳ kinh: Những ai thường xuyên gặp các biểu hiện như đau đầu, bốc hỏa, đau bụng, hoặc cảm giác khó chịu trong giai đoạn kinh nguyệt.
  • Người có hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Đối tượng thường bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng tiền kinh như căng thẳng, đau ngực, sưng phù, hoặc thay đổi tâm trạng trước kỳ kinh nguyệt.
  • Người bị đau bụng trước và sau kỳ kinh: Phụ nữ thường xuyên đau bụng quanh kỳ kinh, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Phụ nữ muốn cải thiện làn da: Đặc biệt là những ai có da thâm sạm, thiếu sức sống hoặc gặp vấn đề da không đều màu trong thời kỳ kinh nguyệt.
Dieu-hoa-kinh-nguyet
Điều hoà kinh nguyệt toàn diện – Thảo mộc Thư Tiêm + Mỹ Nghiên

Thành phần của sản phẩm

  • Thảo mộc Thư Tiêm: Nước, tinh chất thảo dược (đương quy, xuyên khung, xích thược, óc chó, gừng khô, cam thảo, ích mẫu), đường isomalto, nước quả mọng cô đặc (táo, nam việt quất, dâu tây, phúc bồn tử, cherry, lý chua đen), nước lựu cô đặc, đường, nước chanh cô đặc, chiết xuất hoa hướng dương.
  • Thảo mộc Mỹ Nghiên: Nước, tinh chất thảo dược (đương quy, xuyên khung, hoàng kỳ, bạch thược, thục địa, phục linh, bạch truật, cam thảo, táo đỏ, kỷ tử, nhục quế, nhân sâm), đường isomalto, đường, nước quất, nước chanh cô đặc, chiết xuất Pleurotus citrinopileatus (chứa Ceramide)

Để điều hoà cơ thể tận gốc, bạn nên sử dụng mỗi tháng một hộp trong ít nhất 6 tháng. Thảo mộc Thư Tiêm và Mỹ Nghiên có thể hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp chu kỳ đều đặn hơn và giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, rong kinh hay mất kinh. Bên cạnh đó còn giảm đau bụng kinh, cải thiện cảm giác khó chịu trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt.

Đặc biệt, thảo mộc Mỹ Nghiên còn giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS), hạn chế căng thẳng và giúp ngủ ngon, mang lại sự cân bằng cho cơ thể. Với thành phần tự nhiên bổ sung khí huyết, sản phẩm còn cải thiện tình trạng thiếu máu. Ngoài ra thành phần Ceramide, còn có khả năng dưỡng da sáng mịn, hồng hào và làm chậm quá trình lão hóa, mang đến vẻ đẹp rạng ngời và sức khỏe bền vững cho bạn.

Tinh-chat-my-nghien

Mua combo điều hoà kinh nguyệt toàn diện tại đây!

3. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện PMS. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất sau:

  • Canxi: Giảm triệu chứng thay đổi tâm trạng, đau đầu, ứ nước và kích thích. 
  • Magiê: Giúp giảm căng ngực và tình trạng tích nước, thường có trong trái cây tươi và rau củ.
  • Vitamin B6: Hỗ trợ sử dụng serotonin, giúp giảm trầm cảm. 
  • Vitamin E: Giảm đau đầu và căng ngực.

Ngoài ra, nếu bạn không biết tiền kinh nguyệt nên ăn gì và không nên ăn gì để tránh bị khó chịu trước kỳ kinh thì hãy cùng tham khảo những thực phẩm sau nhé

Nên ăn trước kỳ kinh

Không nên ăn trước kỳ kinh

  • Thực phẩm nguyên hạt như gạo lứt, mì ống nguyên cám, bánh mì nguyên cám.
  • Các loại trái cây như táo, lê, nho (ăn cả vỏ) và rau xanh đậm như cải xoăn, cải bó xôi.
  • Các loại đậu như đậu tây, đậu lăng, đậu phộng, đậu Hà Lan và rau xanh đậm.
  • Sữa, yaourt, phô mai, các sản phẩm từ sữa, hạnh nhân.
  • Trái cây như chuối, bơ; các loại hạt như hạt bí ngô, hạt hướng dương.
  • Thịt gà, cá hồi, trứng, khoai tây
  • Thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp, snack mặn, dưa chua.
  • Bánh kẹo, nước ngọt có gas, đồ uống có đường, socola.
  • Cà phê, nước tăng lực, trà.
  • Rượu, bia, đồ uống có cồn và thuốc lá.

Đọc thêm: Đau bụng kinh uống gì? Có được uống cà phê không?

4. Thay đổi lối sống lành mạnh

  • Tập thể dục đều đặn: Các hoạt động như đi bộ, bơi lội, tập yoga, châm cứu, bấm huyệt giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện tuần hoàn máu.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể tái tạo năng lượng và cân bằng cảm xúc.
  • Thư giãn và nghỉ ngơi: Hãy dành thời gian cho bản thân để giảm áp lực và stress.
  • Tăng cường giao tiếp: Chia sẻ với bạn bè, gia đình hoặc tham gia các nhóm hỗ trợ để tìm sự đồng cảm và động viên tinh thần.

Việc kết hợp các biện pháp trên sẽ không chỉ giúp giảm nhẹ hội chứng tiền kinh nguyệt mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể.

Những câu hỏi khác liên quan đến tình trạng khó chịu trước kỳ kinh nguyệt

1. Đau bụng dưới trước kỳ kinh 10 ngày có đáng lo không?

Đau bụng dưới trước kỳ kinh là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều phụ nữ, thường xảy ra vài ngày trước và trong kỳ kinh. Tuy nhiên, khi cơn đau xuất hiện sớm, khoảng 10 ngày trước kỳ kinh, nhiều chị em có thể cảm thấy lo lắng.

Trong hầu hết các trường hợp, đau bụng dưới âm ỉ trước kỳ kinh không phải là dấu hiệu nghiêm trọng. Đây thường là do sự thay đổi nội tiết tố hoặc các cơn co thắt của tử cung. Nếu chu kỳ kinh nguyệt bình thường, cơn đau sẽ giảm dần và biến mất sau đó.

Tuy nhiên, nếu đau bụng trước kỳ kinh mấy ngày đi kèm với các triệu chứng bất thường như kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc đau bụng dữ dội, bạn nên thăm khám bác sĩ. Những biểu hiện này có thể liên quan đến các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung hoặc u xơ buồng trứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Ngoài ra, đau bụng dưới trước kỳ kinh cũng có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai, đặc biệt nếu sau đó kinh nguyệt không xuất hiện và bạn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn hoặc đau bụng âm ỉ. Trong trường hợp này, nên kiểm tra bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân.

2. Đau bụng như đến tháng nhưng không ra máu có phải có thai không?

Đau bụng dưới nhưng không có kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm mang thai, mang thai ngoài tử cung, rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố, hoặc các bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng và các vấn đề tuyến giáp.

Dau-bung-nhu-den-thang-nhung-khong-ra-mau
Đau bụng như đến tháng nhưng không ra máu có thai không?

Một số dấu hiệu như đau âm ỉ bụng dưới, đau dữ dội một bên, hoặc các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều có thể giúp phân biệt từng nguyên nhân. Đặc biệt, mang thai ngoài tử cung hoặc các bệnh lý như u nang buồng trứng cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bị đau bụng nhưng không có kinh kéo dài đi kèm triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn kịp thời.

Đọc thêm: Quan hệ vào những ngày cuối kinh nguyệt có thai không? Cần lưu ý gì?

3. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là gì? Có nguy hiểm không?

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) là một dạng nghiêm trọng và hiếm gặp hơn của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của phụ nữ. Các triệu chứng thường xuất hiện trong nửa sau chu kỳ kinh nguyệt và biến mất khi kỳ kinh bắt đầu hoặc ngay sau đó.

So với PMS, mức độ nghiêm trọng của PMDD đủ để làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ và sinh hoạt cá nhân. PMDD không chỉ gây cảm giác lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt mà còn có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm nặng nề, sự bất ổn cảm xúc, và thậm chí là có suy nghĩ tự tử. 

Người mắc PMDD thường mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, khó tập trung, và cảm thấy kiệt quệ cả về tinh thần lẫn thể chất. Vì vậy PMDD được xem là tình trạng nguy hiểm, đặc biệt khi không được nhận biết và điều trị kịp thời. 

Tuy nhiên, nếu được can thiệp y tế đúng cách thông qua tư vấn tâm lý, liệu pháp hormone hoặc sử dụng thuốc chống trầm cảm, các triệu chứng của PMDD có thể được kiểm soát hiệu quả. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu nghi ngờ mắc PMDD, hãy nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia y tế để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất một cách toàn diện.

Đọc thêm: Kinh nguyệt ra ít có sao không? Cách chữa kinh nguyệt ra ít

Những ngày trước kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu chị em biết cách chăm sóc bản thân đúng cách. Với những gợi ý từ TIANYIAI, hy vọng bạn sẽ tìm thấy cho mình những phương pháp cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) phù hợp để giảm mệt mỏi và vượt qua sự khó chịu trước kỳ kinh nguyệt dễ dàng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

93497764

Liên hệ Zalo ngay để được chuyên gia tư vấn miễn phí và nhận ngay mã ưu đãi cực lớn