✅ Đã kiểm duyệt nội dung bài viết
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng
Kinh nguyệt là yếu tố phản ánh sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nhiều chị em cảm thấy lo lắng khi gặp phải tình trạng bị trễ kinh nhưng thử que không có thai. Vậy trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai thì phải làm sao? Hãy cùng TIANYIAI tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Mục lục
ToggleTrễ kinh là tình trạng như thế nào?
Trễ kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày mà không do mang thai. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường dao động từ 21 đến 35 ngày- trung bình khoảng 28 ngày, và trễ kinh xảy ra khi vượt quá 35 ngày (Điều này cũng chỉ đúng trong trường hợp kinh nguyệt đều đặn và chu kỳ trong khoảng 21-35 ngày)
Hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như thay đổi tâm trạng, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hoặc các vấn đề khác về sức khỏe. Nếu tình trạng trễ kinh kéo dài hoặc có các dấu hiệu bất thường khác, chị em nên đi khám.
Đọc thêm: Chậm kinh có sao không? 10 dấu hiệu trễ kinh bạn cần biết?
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có sao không?
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, đời sống và sức khỏe của phụ nữ, cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng đến chất lượng sống: Trễ kinh thường gây lo lắng, nhất là khi chị em lo sợ mắc các bệnh lý phụ khoa nhưng ngại đi khám. Sự lo lắng này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày đồng thời tạo ra một vòng luẩn quẩn, tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Tác động đến khả năng sinh sản: Rối loạn kinh nguyệt có thể làm tăng nguy cơ vô sinh và hiếm muộn. Trong đó tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai khiến chị em khó xác định chính xác ngày rụng trứng, từ đó giảm khả năng thụ thai.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Trễ kinh có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung hoặc viêm vòi trứng. Những bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng đến các cơ quan khác như bàng quang và đường tiết niệu.
Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
Khi bị trễ kinh chị em sẽ thường có tâm lý là sẽ mua que thử thai về kiểm tra xem liệu mình có mang thai hay không. Việc bị trễ kinh nhưng thử que không có thai là hết sức bình thường vì mang thai chỉ là một trong nhiều nguyên nhân gây trễ kinh.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể kể đến như sau:
Trễ kinh do rối loạn phóng noãn:
Trễ kinh có thể do nhiều nguyên nhân mà không liên quan đến việc mang thai. Một trong những nguyên nhân phổ biến là rối loạn phóng noãn, khi trứng không rụng đều đặn trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không xuất hiện trong thời gian dài.
Khi bị rối loạn phóng noãn sẽ thường gặp phải những triệu chứng của rối loạn nội tiết tố như thay đổi độ nhầy của tử cung, giảm ham muốn tình dục, béo phì, và rậm lông,…đồng thời có thể gây khó khăn trong việc thụ thai và hiếm muộn nếu không được điều trị kịp thời.
Trễ kinh do căng thẳng, stress kéo dài:
Căng thẳng và stress cũng là nguyên nhân chính gây trễ kinh. Hormone gây stress như adrenaline và cortisol ảnh hưởng đến hormone điều hòa kinh nguyệt do vùng dưới đồi sản xuất. Khi căng thẳng, chị em sẽ gặp phải vấn đề kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ kinh.
Trễ kinh do thay đổi cân nặng đột ngột:
Thay đổi cân nặng đột ngột (như tăng hoặc giảm cân quá nhanh) có thể làm thay đổi nồng độ hormone estrogen trong cơ thể, gây mất ổn định lớp niêm mạc tử cung và dẫn đến trễ kinh. Việc duy trì cân nặng ổn định là cần thiết để ngăn ngừa trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
Trễ kinh do tác dụng phụ của thuốc:
Một số loại thuốc như chống trầm cảm, chống loạn tâm thần, tránh thai, và nội tiết tố có thể làm rối loạn kinh nguyệt. Trong trường hợp này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.
Trễ kinh do sử dụng chất kích thích:
Sử dụng chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến hormone sinh sản và chức năng của tử cung, dẫn đến trễ kinh. Vì vậy chị em nên hạn chế hoặc ngừng sử dụng các chất kích thích này có thể giúp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.
Trễ kinh do rối loạn nội tiết tố hoặc tuyến giáp:
Rối loạn nội tiết tố hoặc tuyến giáp cũng là nguyên nhân gây trễ kinh. Khi nội tiết hoặc tuyến giáp hoạt động không bình thường, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, thay đổi cân nặng, và nhịp tim không đều.
Trễ kinh do mắc phải bệnh phụ khoa:
Đây là nguyên nhân ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung,…có thể gây trễ kinh nhưng không do mang thai. Trong trường hợp này cần đặc biệt lưu ý tính chất máu kinh: Bị vón cục, có mùi hoặc màu sắc lạ, đau bụng dưới, dịch tiết âm đạo bất thường,…và cần phải thăm khám kịp thời.
Trễ kinh do bước vào thời kỳ tiền mãn kinh:
Khi bước giai đoạn tiền mãn kinh, rất nhiều chị em bị trễ kinh do rối loạn kinh nguyệt. Các dấu hiệu tiền mãn kinh bao gồm kinh nguyệt không đều, trễ kinh, lượng máu hành kinh không ổn định, thay đổi cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, khô âm đạo, và giảm ham muốn tình dục,…
Đọc thêm: Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày cảnh báo điều gì? Khắc phục thế nào?
Làm thế nào để biết trễ kinh nhưng không phải có thai?
Nhiều phụ nữ vẫn cảm thấy lo lắng và hoài nghi liệu mình có đang có thai hay không dù bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Dưới đây là dấu hiệu giúp chị em biết biết trễ kinh nhưng không phải có thai:
- Không có máu báo thai: Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm, ra ít và chỉ kéo dài khoảng 1-2 ngày. Nếu không xuất hiện máu báo thai, khả năng mang thai là thấp.
- Không có các triệu chứng thai nghén: Các dấu hiệu như ốm nghén, buồn nôn, thay đổi thói quen ăn uống, nhạy cảm với mùi, và căng tức ngực thường xuất hiện từ tuần thứ 2-8 sau thụ tinh. Nếu không có các triệu chứng này, có thể bạn không mang thai.
- Que thử thai âm tính: Sau vài tuần trễ kinh, nếu que thử thai vẫn chỉ hiện 1 vạch, có nghĩa là bạn không mang thai. Lúc này, bạn nên xem xét các nguyên nhân khác gây trễ kinh và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Cần phải làm gì khi trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai?
Theo Medical News Today, ngoài mang thai, nguyên nhân trễ kinh sau khi quan hệ có thể do mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai, đang cho con bú, tăng giảm cân quá mức hoặc áp lực tâm lý. Nếu thi thoảng mới bị trễ kinh thì có thể là do rối loạn nội tiết tố.
Tuy nhiên, nếu trễ kinh kéo dài hoặc diễn ra thường xuyên, chị em cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và xử trí kịp thời, đặc biệt là đối với những người có kinh nguyệt đều đặn nhưng bỗng nhiên bị trễ kinh sau khi quan hệ.
Khi trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, trước hết bạn nên kiểm tra lại bằng que thử thai. Nếu kết quả âm tính, đợi thêm vài ngày và kiểm tra lại lần nữa để chắc chắn.
Khi đã xác định rõ ràng tình trạng trễ kinh không phải do mang thai, việc tiếp theo là đi khám phụ khoa để được xét nghiệm và chẩn đoán nguyên nhân cụ thể.
Đồng thời, chị em cũng cần chăm sóc sức khỏe và thay đổi lối sống để hỗ trợ quá trình điều trị và ngăn ngừa tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai:
- Đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, hạn chế sử dụng thực phẩm có hại như thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường, đồ uống có cồn và caffeine.
- Rèn luyện thể chất đều đặn và duy trì cân nặng ổn định để hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
- Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi ngày và tạo thói quen ngủ sớm để cơ thể có thời gian phục hồi.
- Thư giãn tinh thần, giữ tâm lý thoải mái và tránh căng thẳng quá mức cũng là những yếu tố quan trọng giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Đọc thêm: Tổng hợp cách để kinh nguyệt đến sớm, đến tháng sớm có sao không?
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về trễ kinh
Ngoài thắc mắc về trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai và bị trễ kinh nhưng thử que không có thai. Dưới đây là một số câu hỏi về trễ kinh thường gặp:
Trễ kinh bao lâu thì thử que?
Để biết trễ kinh bao lâu thì nên thử que, chuyên gia khuyên rằng nếu chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, có thể thử que sau khi trễ kinh 1-2 ngày. Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều, nên đợi ít nhất 2 tuần sau khi trễ kinh để có kết quả chính xác nhất.
Trễ kinh 10 ngày thai được mấy tuần?
Chậm kinh thường là dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất. Khi chậm kinh 10 ngày, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 28 ngày, thì bạn đã có thai được hơn 5 tuần. Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Thời gian mang thai thường kéo dài 40 tuần kể từ ngày này.
Một số cách tính tuổi thai cho các mẹ tham khảo:
Thời điểm chậm kinh | Tuổi thai nhi |
Chậm kinh 1 tuần | ~ 5 tuần tuổi |
Chậm kinh 2 tuần | ~ 6 tuần tuổi |
Chậm kinh 3 tuần | ~ 7 tuần tuổi |
Chậm kinh 4 tuần | ~ 8 tuần tuổi |
Chậm kinh 5 tuần | ~ 9 tuần tuổi |
Để có kết quả chính xác, việc tính tuổi thai dựa trên chu kỳ kinh nguyệt là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.
Trễ kinh 10 ngày đi siêu âm được chưa?
Theo một số nghiên cứu, chị em phụ nữ có thể đi siêu âm để kiểm tra có mang thai hay không sau khi trễ kinh khoảng 5 – 7 ngày. Sau khi thụ thai, phôi thai sẽ cần khoảng 10 – 13 ngày để dịch chuyển vào buồng tử cung, tương ứng với việc trễ kinh từ 3 – 5 ngày. Do đó, tốt nhất là chờ trễ kinh khoảng 7 ngày rồi đi siêu âm.
Trong một số trường hợp, có thể phải trễ kinh khoảng 10 ngày mới thấy phôi thai vào buồng tử cung. Bác sĩ thường chỉ định siêu âm đầu dò để phát hiện sớm và chính xác hình ảnh túi thai, vì phôi thai lúc này chỉ vài mm và siêu âm đường bụng khó có thể chẩn đoán.
Nếu sau khi trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai khoảng từ 10 – 15 ngày mà siêu âm không thấy túi thai, chị em cần tiếp tục theo dõi. Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy có thai nhưng siêu âm không thấy túi thai sau 10 – 15 ngày trễ kinh, có thể chị em đã mang thai ngoài tử cung.
Trễ kinh bao nhiêu ngày thì nên đi khám?
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế, mẹ nên đi khám thai lần đầu sau 5-7 ngày chậm kinh.
Điều này giúp mẹ xác định được thời điểm vàng khi mới mang thai để bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu và thai nhi, và phát hiện sớm các vấn đề nguy hiểm khác 3 tháng đầu thai kỳ.
Như vậy các bạn đã cùng TIANYIAI tìm hiểu về tình trạng “Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai”. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho những chị em bị trễ kinh nhưng thử que không có thai nhé!