Trong những tháng đầu của thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau bụng và đau lưng. Đây là hiện tượng khá phổ biến và thường khiến các mẹ lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến em bé không. Bài viết này TIANYIAI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý những cơn đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu, để mẹ bầu có thể yên tâm hơn nhé!
Mục lục
ToggleMẹ bầu bị đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?
Đau bụng, đau lưng là những vấn đề sẽ gặp khá thường xuyên trong suốt quá trình mang thai, bởi sự xuất hiện của em bé trong bụng khiến cơ thể có những thay đổi để thích nghi, hoặc nếu chưa thích nghi sẽ có những phản ứng.
Không phải lúc nào mẹ bầu đau lưng hay đau bụng cũng đều là dấu hiệu xấu hay ảnh hưởng đến sức khỏe. Có khi đau bụng hay đau lưng chỉ là một phản ứng hết sức bình thường và tự hết không cần điều trị. Để xác định liệu đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm hay không, cần phải xem xét kỹ nguyên nhân và từng dấu hiệu cụ thể liên quan đến tình trạng này.
Đọc thêm: Ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu có sao không?
Nguyên nhân gây đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu
Trong quá trình mang thai, thường thì đau bụng và đau lưng sẽ không đi cùng nhau vậy nên nguyên nhân của từng trường hợp cũng không giống nhau.
Nguyên nhân nào gây đau bụng cho mẹ bầu?
Khi mang thai tháng đầu, nhiều mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng đau bụng, và có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này:
1. Nguyên nhân lành tính
Trong hầu hết các trường hợp, đau bụng trong những tuần đầu của thai kỳ không phải là vấn đề nghiêm trọng. Một vài lý do phổ biến có thể là:
- Thai đang làm tổ: Khi phôi bám vào thành tử cung, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhẹ và có thể bị ra một ít máu. Hiện tượng này thường diễn ra trong vài ngày và không có gì đáng lo ngại.
- Căng cơ và dây chằng: Khi tử cung bắt đầu mở rộng để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi, cơ và dây chằng cũng sẽ bị căng. Điều này có thể gây ra cảm giác đau bụng, đặc biệt khi đứng lâu, cười, ho hoặc hắt hơi, do áp lực gia tăng ở vùng bụng.
2. Nguyên nhân cảnh báo nguy hiểm
Mặc dù có thể đau bụng là bình thường, nhưng nếu cơn đau đi kèm với những triệu chứng khác, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn. Các mẹ bầu cần chú ý đến các dấu hiệu sau:
- Thai ngoài tử cung: Nếu bạn bị đau bụng dữ dội, có thể kèm chảy máu đen như bã cà phê, cùng với các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, hoặc ngất xỉu, đó có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, một tình trạng nguy hiểm cần can thiệp y tế ngay lập tức.
- Sảy thai: Đau bụng quặn thắt từng cơn, ngày càng nặng và kèm theo ra máu tươi hoặc máu đông có thể là dấu hiệu của sảy thai. Cơn đau thường trở nên dồn dập, sau đó biến mất đột ngột, kèm theo hiện tượng chảy máu nhiều.
Theo nghiên cứu của Mayo Clinic, khoảng 25% phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu có triệu chứng đau bụng, và trong đó, khoảng 10% có nguy cơ sảy thai. Vì vậy, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, mẹ bầu cần thăm khám ngay để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Đọc thêm: Sinh thiết gai nhau là gì? Có nhất thiết phải làm không?
Chat để được chuyên gia tư vấn trực tiếp!
Nguyên nhân nào gây đau lưng khi mới mang thai?
Đau lưng là triệu chứng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng đều gặp trong suốt quá trình mang thai, đó là điều hiển nhiên bởi thai nhi tác động không ít đến phần cột sống và xương chậu. Ở tháng đầu tiên, mẹ bầu có thể bị đau lưng bởi những nguyên nhân sau:
Đau lưng là một triệu chứng khá phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là các chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Khi thai nhi phát triển lớn hơn, cơn đau lưng cũng thường trở nên nặng hơn. Thậm chí, ngay từ những tháng đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu đã bắt đầu gặp tình trạng này.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng:
1. Thay đổi nội tiết tố
Trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sản sinh ra hormone relaxin. Loại hormone này giúp làm giãn nở khung chậu, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, relaxin cũng khiến các dây chằng và cơ vùng chậu giãn ra, các khớp trở nên lỏng lẻo hơn, dẫn đến đau lưng và vùng xương chậu.
2. Căng thẳng và stress
Khi mẹ bầu lo lắng hoặc căng thẳng, các cơ trong cơ thể không được thư giãn đầy đủ, làm tình trạng đau lưng trở nên trầm trọng hơn. Điều này đặc biệt dễ gặp trong quá trình mang thai, khi tinh thần thường bị áp lực.
3. Thay đổi tư thế
Khi thai nhi phát triển, bụng mẹ bầu cũng lớn dần, làm thay đổi trọng tâm cơ thể. Để giữ thăng bằng, mẹ bầu thường ngả người về phía sau, tạo áp lực lên cột sống và dẫn đến đau lưng. Tư thế đi đứng cũng thay đổi, khiến lưng phải chịu áp lực nhiều hơn.
4. Tăng cân
Việc tăng cân trong thai kỳ là điều bình thường nhưng nó cũng làm tăng gánh nặng lên cột sống. Cân nặng càng lớn, cột sống càng phải chịu nhiều áp lực, dẫn đến đau lưng.
5. Các bệnh lý về cột sống
Một số mẹ bầu có thể bị đau thần kinh tọa, với cơn đau lan từ lưng xuống mông, đùi và bắp chân, kèm cảm giác tê bì. Đau thường xuất hiện ở một bên chân và nặng hơn khi di chuyển. Nếu đã từng bị đau thần kinh tọa trước khi mang thai, mẹ bầu có nguy cơ tái phát tình trạng này cao hơn.
6. Động thai
Nếu mẹ bầu bị đau lưng kèm theo các triệu chứng như ra máu, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng, đó có thể là dấu hiệu của động thai. Trong trường hợp này, mẹ cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thông thường, đau lưng hay đau bụng khi mang thai là những vấn đề dễ gặp và không nguy hiểm. Nếu như mẹ bầu thấy đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu có đi kèm với các dấu hiệu khác và cảm thấy không yên tâm hãy đến các cơ sở y tế thăm khám ngay.
Đọc thêm: Đau nhói bụng dưới khi mang thai: Mẹ bầu chớ chủ quan!
Đau bụng khi mang thai tháng đầu kéo dài trong bao lâu?
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thường thắc mắc rằng cơn đau bụng trong những tháng đầu sẽ kéo dài bao lâu. Thực tế, trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, tình trạng đau bụng thường sẽ giảm khi tử cung và khung xương chậu dần thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Quá trình này có thể gây áp lực lên các cơ và dây chằng, khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi.
Vậy đau bụng kéo dài đến khi nào? Thời gian đau có thể thay đổi tùy theo cơ địa của từng mẹ bầu và sự phát triển của bé. Đôi khi, cơn đau có thể xuất hiện xuyên suốt thai kỳ do nhiều nguyên nhân khác nhau ở từng giai đoạn.
Điều quan trọng là mẹ cần hiểu rõ về nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng khi mang thai để bớt lo lắng khi gặp phải những cơn đau bất ngờ hoặc kéo dài. Nếu cảm thấy lo ngại, mẹ nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
Đọc thêm: Thai vào tử cung nhưng không ra máu có thai không?
Những dấu hiệu bất thường khác đi kèm với đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu
Như đã đề cập, thường thì đau bụng, đau lưng ở mẹ bầu sẽ là lành tính. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý khi đi kèm với các triệu chứng sau:
- Đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu ngày càng gia tăng.
- Đau bụng thành cơn, cơn dồn dập.
- Đau bụng, đau lưng kèm xuất huyết âm đạo.
- Cơ thể mệt mỏi, choáng váng.
- Đi ngoài, buồn nôn, đi ngoài có dịch nhầy.
Ở những tuần đầu thai kỳ, mẹ bầu có biểu hiện đau quặn bụng dưới cùng buồn nôn, chảy máu, đau vùng hông thì có thể đây là dấu hiệu của một số nguy hiểm về thai nhi như sảy thai, chửa ngoài tử cung. Hoặc mẹ bầu có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, ra dịch vón cục màu đen đau bụng từng cơn, gia tăng cơn đau cũng là một dấu hiệu dọa sảy.
Ngoài ra, nhiều mẹ bầu còn gặp tình trạng đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu kèm tiểu buốt có thể đã bị nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu.
Dù là đau sinh lý hay bệnh lý cũng cần có những can thiệp để giảm cảm giác khó chịu, hoặc can thiệp kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Đọc thêm: Bụng khó chịu khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?
Những việc cần làm nếu bị đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu
Để có một thai kỳ dễ chịu và an toàn, khi gặp những biểu hiện bất thường hay sinh lý như đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu cũng nên có những can thiệp để giảm bớt, hoặc xử lý kịp thời tránh nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Thực hiện các phương pháp thư giãn
Để đối mặt với việc đau lưng, đau bụng hoặc sự mệt mỏi trong thai kỳ, mẹ bầu lựa chọn cho mình những phương pháp thư giãn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Các phương pháp thư giãn phù hợp cho mẹ bầu như: Tập yoga bầu, massage bầu, ngâm tắm nước ấm, chườm ấm vùng bị đau,…Các phương pháp này sẽ giúp cơ thể thoải mái, bớt căng thẳng, giúp lưu thông và tuần hoàn máu.
Điều chỉnh lại các hoạt động, thói quen hằng ngày
Mẹ bầu bị đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu nên điều chỉnh lại những hoạt động hay các thói quen hằng ngày trước đây để phù hợp với cơ thể đang mang thai.
- Khi ngồi, nằm hoặc đứng mẹ nên chọn tư thế thoải mái, hạn chế ngồi hay nằm lâu ở một tư thế. Khi nằm có thể thay đổi tư thế xen kẽ các động tác giãn cơ nhẹ nhàng.
- Hạn chế việc mang, vác, bê đồ nặng tránh tác động mạnh gây căng thẳng cho vùng lưng.
- Không nên sử dụng giày cao gót sẽ làm trọng tâm cơ thể hướng về phía trước gây đau lưng nặng hơn, nguy hiểm khi bị ngã.
- Không nên chạy nhảy, tham gia các trò chơi vận động mạnh, cảm giác mạnh.
Thay đổi chế độ ăn uống, nạp dinh dưỡng
Trong tháng đầu thai kỳ, mẹ nên cải thiện chế độ dinh dưỡng để đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ và em bé khỏe mạnh, không bị thiếu hụt.
Việc cung cấp đủ dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích giúp cho mẹ giảm được các dấu hiệu khó chịu của thai kỳ, hạn chế căng thẳng, stress.
Bên cạnh đó, thay vì ăn quá no hãy chia nhỏ thành nhiều bữa để dễ hấp thụ, tránh tình trạng khó tiêu, chướng bụng rất dễ gặp ở mẹ bầu.
Thăm khám, tham khảo ý kiến từ bác sĩ
Nếu áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu không giảm thì nên thăm khám và tư vấn từ bác sĩ. Quan trọng nhất là khi đau bụng, đau lưng ngày càng gia tăng, kèm xuất huyết, mệt mỏi,…thì ngay lập tức mẹ nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Đọc thêm: Khám mỏ vịt khi mang thai có sao không? Những lưu ý cho mẹ bầu
Mẹ bầu cần làm gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?
Mang thai là một hành trình thiêng liêng và nhạy cảm, để cả mẹ và thai nhi được khỏe mạnh trong suốt quá trình này mẹ nên thay đổi những thói quen chưa tốt về ăn uống, nghỉ ngơi, hoạt động. Mẹ hãy tham khảo những điều nên làm sau đây để tốt cho mình và em bé:
- Hạn chế đến nơi đông người, nếu có hãy đeo khẩu trang và khử khuẩn để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
- Xuất hiện tình trạng đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu kèm các dấu hiệu khác cần đi khám tại các cơ sở y tế ngay.
- Chú ý các biểu hiện sớm khi mang thai như: căng ngực, buồn nôn, thay đổi thói quen ăn uống, thay đổi tâm trạng,…
- Nên đặt lịch khám ngay khi mới biết tin mang thai.
- Tuân thủ khám và siêu âm đúng các mốc của thai kỳ để đảm bảo theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi.
- Nên làm các xét nghiệm, thực hiện sàng lọc cần thiết để theo dõi sức khỏe, dị tật thai nhi tốt nhất.
- Theo dõi tâm lý của mẹ bầu để can thiệp sớm tình trạng bất ổn.
- Tham gia các lớp học tiền sản để có những kiến thức bổ ích chăm sóc mẹ và bé.
Qua bài viết này, TIANYIAI đã cung cấp đầy đủ những kiến thức quan trọng xoay quanh vấn đề đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu. Khi gặp tình trạng này, me đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh lắng nghe cơ thể mình, theo dõi sát sao các biểu hiện và đi thăm khám kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi nhé.